Một đời làm Trưởng
Phúc Trung
866406052020Vài ḍng ghi ra.
Vào cuối năm 1993, tôi viết Hồi kư Một đời làm Trưởng, sau đó tôi không viết tiếp, có thể xem như đến đó là hết cũng được, v́ tôi không có th́ giờ viết thêm.
Năm nay, do dịch bệnh Covid-19 nên tôi có th́ giờ ngồi gơ vi tính, để đưa lên mạng, v́ nghĩ rằng có thể giúp cho bạn đọc giải trí đoạn tháng qua ngày. Không dám “mua vui cùng được một vài trống canh”.
Chấp nhận được như thế. Cám ơn quư độc giả.
Louisville, sinh nhật thứ 79: 15-5-2020
PT.Chương một: Một bước khởi đầu
1. Duyên khởi đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh.
Đó là một ngày quan trọng, nhưng ngày hôm nay tôi không thể nào nhớ được ngày đó, tháng đó của năm 1957, vào một buổi sáng nào đó, tôi được anh Nguyễn Quang Vui giới thiệu đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử.
Ngày đó anh Vui từ Huế vào Sàig̣n theo học Trường Quốc Gia Âm Nhạc, tôi từ Lục tỉnh lên Sàig̣n để học trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng. Năm 1955, trường Cao Thắng có chi nhánh là trường Trung học Kỹ thuật Phan Đ́nh Phùng, chi nhánh nầy cùng với trường Quốc Gia Âm Nhạc và trường Quốc Gia Kỹ sư Công nghệ khóa đầu tiên cùng có chung trụ sở nằm trong khuôn viên của Nha Kỹ thuật và Mỹ thuật Học vụ tại số 48 Phan Đ́nh Phùng, chênh chếch trước Đài Phát Thanh Quốc Gia.
Cả 3 trường có cổng đi chung tại số 2 Phạm Đăng Hưng, bên kia đường là cổng phụ của nhà thờ ḍng Francisco.
V́ không có thân nhân ở Sàig̣n cũng như không có nhiều tiền, chúng tôi xin được cư ngụ trong khuôn viên của Nha, nơi đây xưa kia h́nh như là cơ xưởng của một Xí nghiệp cưa xẻ gỗ hoặc l một bộ phận của Nha Nông Lâm Súc, nên cơ xưởng không dùng nữa rộng thênh thang và một số máy móc cũ.
Ngụ trong khuôn viên Nha, ngủ th́ mỗi người mội cái ghế bố, tối hay ngày nghỉ trải ra nằm, ban ngày dẹp gọn vào góc nhà xưởng, có người tối vào lớp học ngủ. C̣n ăn uống th́ hoặc đi ăn cơm tháng, hoặc tự nấu ăn với cái ḷ đốt bằng dầu hôi (réchaud), một cái soon, một cái chảo, đôi đủa, cái muổng, cái chén, tô và dĩa, càng gọn càng tốt. Đi chợ mua thức ăn, buổi chiều tan học đi bộ ra chợ Da Kao mua cá, thịt, rau, quả về nấu.
Ban ngày trường Kỹ thuật Phan Đ́nh Phùng và Kỷ sư Công nghệ có lớp, buổi tối Trường Quốc Gia Âm Nhạc có lớp, sau khi các lớp học buổi tối tan, anh em tha hồ vào lớp có đèn sang, làm bài, học bài.
Do ở chung như vậy, chúng tôi quen biết vài anh Trường Quốc Gia Âm Nhạc trong đó có anh Nguyễn Quang Vui, cũng có anh Huỳnh Phương, Hồ Văn Nh́ học viên lớp Sư Phạm Kỹ thuật cấp tốc 1 năm, các anh Cao Thắng học trên chúng tôi có Nguyễn Thành Đức học lớp Đệ tứ, Nguyễn Văn Tự học lớp Đệ ngũ, Lê Văn Sỹ, Nguyễn Tiến Minh, Nguyễn Văn Hà, Nguyễn Văn Giáp tự Giao học lớp Đệ lục, kỳ dư học Đệ thất cùng lớp với tôi có Huỳnh Đ́nh Huê, Nguyễn Trung Trực, Trần Văn Long, Trần Xuân Vĩnh Huế, Bùi Văn Chính có em là Bùi Văn Mười học Đệ nhất niên Trường Thực nghiệp.
Khi ở chung như vậy vài tháng, tôi biết anh Vui đang đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử v́ thấy anh mặc đồng phục nên hỏi, anh cho biết, do đó Nguyễn Văn Giáp và tôi nhờ anh đưa chúng tôi đến giới thiệu để cùng sinh hoạt một đơn vị.
Năm 1954, năm có biến cố lớn của Việt Nam, Hiệp định đ́nh chiến kư ngày 20 tháng 7 năm 1954 tại Paris chia đôi đất nước, lấy sông Gianh lịch sử làm ranh giới. Sông Gianh ngày đó có tên là sông Bến Hải có cầu sắt bắt ngang.
Gần một triệu người từ Bắc vào Nam, gọi là Di cư vào Nam để được sống Tự do. C̣n khoảng 140 ngàn người Nam đi ra Bắc gọi là Tập kết ra Bắc. Người dân có 100 ngày để đi lại tự do giữa 2 miền.
Năm ấy cha tôi qua đời, theo ư mẹ, tôi rời bỏ đồng quê lên tỉnh trọ ở nhà chú tôi đi học Lớp Nh́ trường Nam Tiểu Học tỉnh lỵ Châu Đốc.
Châu Đốc là một tỉnh ở vùng cực Tây Nam của nước Việt, nơi đây có ḍng sông Cửu Long chảy qua, có các ngọn núi như Núi Sam, có chùa Tây An của phái Lâm Tế chánh tông, đức Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên, đă phải xuống tóc thọ giới Tỳ Kheo tại Tây An Cổ Tự, theo lệnh của chánh quyền Nam triều đương thời, nhưng Ngài xiển dương Tịnh độ tông, lập ra phái Bửu Sơn Kỳ Hương, đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, nơi đây có đạo Ḥa Hảo, do Huỳnh Phú Sổ, con của ông Hương cả Huỳnh Công Bộ ở làng Ḥa Hảo, truyền bá đạo Phật nên gọi là đạo Ḥa Hảo, có Miễu bà Chúa Xứ, có Bồ Đề Đạo Tràng tại Trung tâm tỉnh lỵ, đây là cây bồ đề chánh gốc nơi đức Phật thành đạo tại Ấn Độ. Châu Đốc c̣n có Thất Sơn huyền bí. Châu Đốc một thời nổi danh với mắm thái, với lụa Tân Châu, được gọi là lănh Mỹ A.
Nhà chú tôi là một căn phố lầu, nằm ngay trung tâm tỉnh lỵ, chú tôi là nhà giáo đi dạy học từ năm 18 tuổi, năm trước đó, chú tôi đă ăn chay trường và là người Việt Nam thứ nh́ vào Hội Thông Thiên Học Pháp Quốc, người thứ nhất cũng là nhà giáo, ông Bạch Liên Phạm Ngọc Đa. Lúc ở nhà chú tôi, chú là Chi trưởng Chi bộ Thông Thiên Học An Giang, Phó hội trưởng Tỉnh hội Phật học Châu Đốc, tôi thường được nghe là chú tôi khen tổ chức Gia Đ́nh Phật Tử sinh hoạt ở Sàig̣n, đọc tạp chí Từ Quang thỉnh thoảng có tin về Gia Đ́nh Phật Tử, v́ vậy tôi mơ ước có một ngày nào đó sẽ được đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử.
Mơ ước đó và ngày đó đă được anh Nguyễn Quang Vui giúp tôi thực hiện. Ngày ấy anh đă đưa tôi và anh Nguyễn Văn Giáp cũng là học sinh Cao Thắng, cùng ngụ trong khuôn viên của Nha Kỹ Thuật và Mỹ Thuật Học Vụ, đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh. Anh Giáp c̣n có tên gọi là Giao, anh cùng tôi đi sinh hoạt chung, chừng 1 năm anh đi Hướng Đạo và về sau có sinh hoạt trong Tráng Đoàn Bạch Đằng của Trưởng Trần Trung Du, anh và Nguyễn Huy Nghiễn thân nhau, được biết về sau anh lập gia đ́nh, sinh cơ lập nghiệp ở Kontum.
Tâm Trí Nguyễn Quang VuiGia Đ́nh Phật Tử Giác Minh được thành lập vào ngày 10 tháng 7 năm 1955 tại chùa Giác Minh số 578 Phan Thanh Giản, Quận 3 Sàig̣n, dưới sự chủ toạ của Đại Đức Thích Thanh Cát, Giám viện của chùa nầy thuộc Ban Đại Diện Tăng Già Bắc Việt, về sau trở thành Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam.
Trong phiên họp với các thành viên Gia Đ́nh Phật Tử Minh Tâm cũ, đă sinh hoạt tại chùa Quán Sứ Hà Nội trước năm 1954. Đại Đức Thích Thanh Cát tuyên bố: “V́ trước đây có một số em yêu cầu chúng tôi thành lập Gia Đ́nh Phật Tử cho các em có nơi tu học. Bởi thế nên tôi thay mặt Ban Đại Diện Tăng Già, thành lập một Gia Đ́nh Phật Tử, mục đích: để các em Phật tử Nam và Bắc có cơ kết chặt dây thân thiện trong bầu không khí đạo vị và hơn nữa để cho các em được huấn luyện về Đức, Trí, Giáo dục theo tinh thần Phật Giáo.”.
Đại Đức Gia Trưởng Thích Thanh Cát và Ban Huynh Trưởng GĐPT Giác MinhLần lượt chư Tăng chùa Giác Minh đă làm Gia Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Minh có Đại Đức Thích Thanh Cát, Thích Đức Nhuận rồi trở lại Đại Đức Thích Thanh Cát đến Đại Đức Thích Chính Tiến trụ tŕ chùa Kim Cương tọa lạc trên đường Trương Tấn Bửu, Quận 3 Sàig̣n. Gia Đ́nh Giác Minh dời về chùa Kim Cương sinh hoạt và đang trong thời kỳ kiện toàn đơn vị do anh Nguyễn Văn Thục làm Liên Đoàn Trưởng, anh Nguyễn Tín Liên Đoàn Phó với các Nam Huynh Trưởng Phan Huy Thanh, Nguyễn Xuân Dũng, Nguyễn Thiện Minh, Nguyễn Quang Vui. Các Nữ Huynh Trưởng có chị Đào Thị Thành, chị Nguyễn Thị Thủy, chi Phương, chị Tố.
Năm 1957, ĐĐ. Thích Chính Tiến cùng Htr. Phan Huy Thanh đưa GĐPT Giác Minh cắm trại tại Lái ThiêuChùa Kim Cương thuở đó là một ngôi chùa nhỏ, mái tôn, vách ván, nền tráng xi-măng, bên hông chùa có một cái sân, nơi đó chúng tôi đă sinh hoạt hằng tuần.
Tâm Lạc Nguyễn Văn Thục (1927-2007)Trước tiên, tôi được đưa vào Đoàn Thiếu Niên do Huynh Trưởng Nguyễn Thiện Minh làm Đoàn Trưởng, nhưng được vài tuần th́ Gia Đ́nh thành lập Đoàn Nam Phật Tử do anh Tâm Quang Phan Huy Thanh làm Đoàn Trưởng. Đoàn được lấy tên là Đoàn La Hầu La, những ngày đầu tiên Đoàn sinh của Đoàn gồm có anh Khoan Hồng, Đinh Hữu Thức, Trần Trọng Nhụ - sau nầy anh lấy tên là Trần Quốc B́nh - Nguyền Địch Thái, Nguyền Kim Liên, Lâm Tuấn Đạm, Nguyễn Văn Giáp, Nguyễn Thanh Tùng, Đặng Quang Sước, Bùi Thế San, Bùi Thọ Thi, Đặng về sau phát triển thêm có Nguyễn Đ́nh Nam, Lê Chiêu Thùy, Nguyễn Huy Nghiễn, Nguyễn Văn Nhung, Tân, Hồng …
Tâm Quang Phan Huy ThanhĐoàn La Hầu La chia thành 2 Đội là Đội Sen Trắng và Sen Vàng. Đội Sen Trắng do Nhụ làm Đội Trưởng, tôi Đội Phó với các thành viên Đạm, Liên, Sước, Tùng Linh … Đội Sen Vàng do Thái làm Đội Trưởng, San làm Đội Phó với các thành viên Giáp, San, Nghiễn, Đặng, Nhung, Tân, Hồng …