Một đời làm Trưởng

Phúc Trung


Chương Bốn

Thời kỳ Pháp nạn 1963

27. Tổ chức cho Phật tử tuyệt thực tại chùa Xá Lợi

Năm nguyện vọng của Phật giáo vẫn chưa được thực thi, Sinh viên, Học sinh vẫn biểu t́nh, chánh quyền vẫn đàn áp. Cho nên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo muốn gióng lên tiếng chuông ngân vang to hơn, lan rộng hơn từ trong nước ra đến nước ngoài, chư Tăng, Ni đă tuyệt thực nay đến đồng bào Phật tử. Muốn cho đông người tham gia mà chánh quyền không biết để ngăn cản.

Theo kế hoạch của Ủy Ban Liên Phái được Thầy Giác Đức giao cho anh Huỳnh thục hiện, anh Huỳnh bận việc kinh doanh hàng ngày của anh, nên anh truyền đạt lại cho tôi để thi hành. Tôi nghĩ có những Huynh Trưởng lâu năm sinh hoạt ở Miền Nam như anh Cầm, anh Thục đều biết rằng anh Huỳnh có đạo tâm, anh từng là Phó Tổng Thư kư Hội Phật Học Nam Việt khi mới thành lập năm 1950. Anh đă dự Đại hội thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, họp ở chùa Từ Đàm vào các ngày 6, 7, 8 tháng 5 năm 1951. Dịp nầy anh đă dự Trại Kim Cang, về Nam anh thành lập Gia Đ́nh Phật tử Chánh Tâm.

Anh Nguyễn Hữu Huỳnh có nhà là biệt thự tại số 202, đường Lê Lai, nên anh Thục đă mượn nhà anh Huỳnh làm nơi các em tụ tập để đến ga xe lửa Sàig̣n đi vào Chợ  Lớn để tới chùa Sùng Đức sinh hoạt. Anh Huynh kinh doanh nghề cá, có vựa cá ở chợ Cầu Muối và Chợ Cá Trần Quốc Toản, nên anh ít có th́ giờ đi sinh hoạt thường xuyên.

Do đó, anh giao nhiệm vụ lại cho tôi diều khiển các Huynh Trưởng thường xuyên đến chùa Xá Lợi. Nói cho đúng ra thời gian nầy Sinh viên, Học sinh tham gia biểu t́nh bị bắt, bị nhốt, bị đánh đập cho nên phụ huynh cũng khắt khe về việc đi sinh hoạt của con em ḿnh, các Huynh Trưởng đi đến chùa Xá Lợi là một sự tự nguyện, nếu Huynh Trưởng là quân nhân như các anh Nguyễn Quang Vui, Ngô Mạnh Thu, Lê Xuân Thiệu, Bùi Công Phương … các anh c̣n bị “cấm trại 100%”, cũng không có một tổ chức GĐPT nào điều khiển chung các GĐPT tại Thủ Đô. Bởi v́ lúc đó chưa có Ban Hướng Dẫn Trung Ương GĐPTVN, chưa có Ban Hướng Dẫn Miền. May nhờ có trước đó Đoàn Huynh Trưởng A Dục sinh hoạt tại Sàig̣n từ các năm 1960-1961, nên anh em biết nhau và kính nể, tôn trọng nhau trong tinh thần tự nguyện.

Vào ngày Thứ Bảy 17-8-1963, như đă sắp đặt trước anh Huỳnh cũng như tôi có mặt tại chùa Xá Lợị Khoảng 9 giờ hơn, anh Huỳnh cho tập họp tất cả Huynh Trưởng có mặt tại chùa, anh thông báo v́ t́nh h́nh an ninh ngày càng xấu đi, nên chúng ta phải bảo vệ quư Tăng Ni, chúng ta cần trực gác đêm nay cũng như ngày mai, cho nên anh nào cần về nhà th́ về, hoặc về nhà rồi trở lại trước 10 giờ, kể từ giờ phút nầy cho đến sáng ngày mai, mọi việc do tôi thay anh Huỳnh giải quyết.

Nói xong, anh Huỳnh giải tán rồi anh ra về. Tôi chờ đúng 10 giờ liền tập họp tất cả anh em lại ở ngoài sân trước Chánh Điện, tôi đếm số các anh hiện diện rồi hỏi cần 3 anh kẻ biểu ngữ, kẻ ngay sau khi tôi phân công xong, số c̣n lại được phân chia thành 4 ca trực, mỗi ca 2 giờ có 3 người trực, yêu cầu các anh ca sau liên lạc để biết người ca trước ngủ ở đâu để khi xuống phiên, gọi người ca sau dậy thay thế. Tôi cũng yêu cầu anh nào ngủ ở đâu phải cho tôi biết chỗ ngủ. Tuyệt đối chấp hành quy định từ 10 giờ đến 6 giờ sáng, anh em “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”.

Sau khi giải tán cuộc họp phân công, tôi đưa mấy anh kẻ biểu ngữ đi lấy vải, sơn, cọ, kim chỉ và que để căng biểu ngữ. Tôi liên lạc nhà bếp để thông báo, chúng tôi xin 20 xuất ăn điểm tâm. Ngay sau đó, anh em bắt tay làm Phật sự đă được phân công hay t́m chỗ ngủ nghỉ.

Đến trước 5 giờ một khắc, anh trực gác gọi tôi dậy để chuẩn bị cho ngày làm Tuyệt thực. Trừ mấy anh trực gác, số c̣n lại tập họp trước sân Chánh Điện như đêm hôm rồi. Có một việc làm tôi lo ngại lúc đó và nhớ măi về sau nầy, v́ có anh Kiến tên anh dễ nhớ v́ anh mang kính mà tên Kiến, anh là cảnh sát, h́nh như Huynh Trưởng GĐPT Chánh Đạt, buổi tối điểm danh có anh, nhưng khi các anh em đi ngủ, khuya tôi đi kiểm tra không thấy anh đâu cả, nay anh có mặt. Sự vắng mặt biết đâu anh đă đi báo cáo ?

Tôi nhắc lại, tối hôm qua trước khi đi ngủ, tôi yêu cầu anh nào ngủ đâu cho tôi biết, có anh Kiến không cho tôi biết anh ngủ đâu. Bây giờ anh có mặt, vui ḷng giải thích dùm.

Anh Kiến không ngần ngại đáp.

- Xin lỗi anh Tông, tôi quên cho anh biết tôi ngủ ở đâu, v́ loanh quanh đi t́m măi mới có chỗ ngủ dưới bàn thờ Tổ. Tôi ngủ chung với anh Phan Tùng. Không tin tôi anh hỏi anh Phan Tùng.

Phan Tùng vội đáp ngay:

- Đúng rồi ! Hồi tối anh Kiến ngủ chung một chỗ với tôi.

Tôi không c̣n thắc mắc v́ anh Phan Tùng là bạn cùng lớp với tôi, học chung ở Trường Kỹ Thuật Cao Thắng. Anh ở Đội Sen Nâu Gia Đ́nh Chánh Đạo.

Rồi tôi giải tán, yêu cầu anh em vào nhà ăn có phần ăn sáng của mỗi người. Khi tôi vào th́ thấy có anh đă bưng chén cháo húp sùm sụp. Thức khuya, dậy sớm ăn cháo trắng nóng hổi với đường của chùa c̣n chi hơn.

*

Khi anh Huỳnh đến, anh trách nhiệm bên trong, tôi bên ngoài rào. Đồng bào Phật tử dường như háo hức đến chùa, để dự lễ Cầu Siêu như được thong báo từ trước, sáng sớm đă kéo nhau đến chùa, để chọn chỗ tốt cùng bạn đạo dự lễ và nghe Đại Đức Giác Đức thuyết pháp, thời gian đó Đại Đức Giác Đức thuyết pháp, thông báo tin tức rất hấp dẫn, sôi nổi lôi cuốn khán giả nghe. Chỉ khi nào Đại Đức bận mới đến lượt Đại Đức Hộ Giác thay thế.

Khoảng 8 giờ trong sân chùa, ngoài đường Bà Huyện Thanh Quan rất đông người tham dự, Đại Đức Giác Đức đề nghị mọi người hiện diện tham dự lễ Cầu siêu cho những vị hy sinh thân mạng và những người đă mất v́ Đạo pháp.


Đại Đức Giác Đức

Từ đó Đại Đức Giác Đức yêu cầu mọi người nghiêm trang thành kính để tụng kinh Cầu Siêu theo sự hướng dẫn của Đại Đức.


Phật tử và GĐPT đang tụng kinh Cầu Siêu, phía sau là TH Gia Long

Sau khi lễ Cầu Siêu chấm dứt, Đại Đức Giác Đức cho biết có người đề nghị noi gương chư Tăng, Ni đă Tuyệt thực để cầu nguyện cho những vị tử đạo được siêu thăng về cơi Tịnh và cầu nguyện cho những nguyện vọng chính đáng của Phật giáo chóng thành.

Đại Đức Giác Đức dứt lời, lúc đó biểu ngữ được căng ra, đồng bào Phật tử vỗ tay hoan hô vang dậy như từng đợt sóng cuồn cuộn dâng lên.

Rồi các Gia Đ́nh Phật tử đưa đơn vị của ḿnh sinh hoạt tới Xá Lợi để tham gia, tôi nhớ anh Nguyễn Hữu Huỳnh có giới thiệu một em Đoàn sinh thuộc Gia Đ́nh Phật Tử Giác Hoa mới có 5 tuổi cũng tham gia tuyệt thực, được mọi người hoan hô nhiệt liệt. Có thông tín viên ngoại quốc quan sát cho biết có chừng 40 đến 50 ngàn người tham dự, Đại Đức Giác Đức loan tin nầy, mọi người rất hoan hỷ.

Vào buổi trưa, mọi người đông vầy, tôi đứng gần cửa phụ cho xe hơi ra vào, cửa đóng để hạn chế người ra vào, tôi thấy một bác mặc áo sơ-mi trắng ngắn tay, quần kaki màu vàng, cố gắng leo rào để vào bên trong. Nh́n kỷ đó là Bác Tôn Thất Liệu Gia Trưởng Gia Đ́nh Phật Tử Giác Trí, tôi mến phục Bác từ đó, v́ Bác là công chức mà nhiều công chức khác người ta không dám đi chùa, sợ có chuyện ǵ sẽ bị “bể nồi cơm”, bác chẳng những không sợ mà c̣n cố leo vào !


Đồng bào tham dự lễ Cầu Siêu và Tuyệi Thực tại chùa Xá Lợi nh́n từ Trường Gia Long

Thời gian nầy có nhiều Huynh Trưởng không đi họp, không dám đến chùa Xá Lợi. Thông cảm cho họ, họ muốn lắm nhưng cần phải bảo vệ nồi cơm cho gia đ́nh. Thời đó, người ta chẳng sợ bị bắt, bị đánh đập. Sợ! Người ta không dám tham gia.

C̣n nữa, tuyệt thực là người ta không ăn, nhưng c̣n vấn đề nước uống cũng dễ giải quyết. Nhưng nan giải là vấn đề đi vệ sinh, người nọ đi kéo theo người kia đi làm cho khu vực nhà vệ sinh lầy lội. Có ai đó đưa ư kiến, người ta hay bị “lây” khi đi tiểu. Cho nên hạn chế uống nước. cấm đi tiểu sẽ hạn chế vấn đề, nên nhà vệ sinh bị đóng đinh cửa. Cho nên chẳng những người ta tuyệt thực mà c̣n nhịn “tè” luôn !!

Hôm đó hết Tuyệt Thực khi ra về, tôi ngại bị công an theo dơi nên không về nhà mà đi đến nhà chị Cúc chơi, sau đó thay quần áo rồi mới về nhà, khi đến cầu Trương Minh Giảng vừa mới xuống dốc cầu th́ bị cảnh sát thổi c̣i, tôi phải dừng lại cho họ kiểm tra, không hiểu họ nghi tôi ra sao không biết mà họ bắt tôi giăng 2 tay ra rồi họ khám xung quanh người của tôi, khi họ chạm vào túi quần bên phải, tôi cảm thấy có cái chi trong túi, nhưng không phải ch́a khóa xe, anh cảnh sát để tay ở vị trí đó hỏi:

- Trong túi anh có cái chi ?

Tôi không nhớ trong túi ḿnh có cái chi, những giấy tờ thông báo, thông tin tôi không mang trong ḿnh, nhưng không biết nó là cái chi. Tôi đành trả lời:

- Tôi không biết !

Anh Cảnh sát ra lệnh cho tôi:

- Đứng yên không được cử động !

Tôi làm y theo lời anh ta, anh Cảnh sát nhanh nhẹn cho tay vào túi quần tôi, lấy ra một vật, anh x̣e tay ra, nói vội:

- Trái chanh !

Bấy giờ tôi mới nhẹ nhỏm và nhớ lại, khi tôi ra về chị Cúc đưa cho tôi trái chanh, chị bảo:

- Chị quên làm cho em ly nước chanh ! Cầm về vắt nước pha đường uống cho khỏe sau một ngày mệt nhọc.

Không biết anh Cảnh sát có đùa với tôi không. Chắc là không. Cầu Trương Minh Giảng nghe đâu là một trong những con đường Việt Cộng thâm nhập vào Sàig̣n, nên ở đây Cảnh Sát có nút chận xét.

Rồi đêm 20 tháng 8 năm 1963, chư Tăng bị chánh quyền hốt đi, một trang sử đen tối cho Phật giáo Việt Nam.

Chư Tăng bị hốt đi, quư vị lănh đạo trong Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo bị giam cầm trong ngôi biệt thự ở đường Vơ Tánh gần  tới Ngô Đ́nh Khôi. Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, hôm sau được đưa về chùa Ấn Quang. Một số quư Tăng khác đưa vào Trường Huấn Luyện Cảnh Sát ở Rạch Cát, Phú Lâm để chọn lọc trước khi được Ủy Ban Liên Lạc Phật Giáo của Thượng Tọa Nhật Minh và Thiện Ḥa lănh ra.

Thượng Tọa Trí Quang được chư Tăng và ông Mai Thọ Truyền không chỉ điểm, khi cảnh sát đưa họ đi nh́n mặt để t́m kiếm Thượng Tọa Thích Trí Quang, nên sau khi được về chùa Pháp Quang ở Gia Định. Thầy tương kế tựu kế, nói là về Ấn Quang để cám ơn thầy Thiện Ḥa, nhưng trên đường đi, biết người tài xế là công an, nhưng Thầy nói với anh lái taxi ra bến tàu hóng gió một chút, ra đến đường Hàm Nghi, lại yêu cầu anh taxi ngừng để mua thuốc cảm ở Pharmacy, rồi ập vào Toà Đại Sứ Mỹ ở góc Hàm Nghi và Vơ Di Nguy xin Tỵ nạn chánh trị.

Ngay đêm 20-8-1963 đó, Sàig̣n bắt đầu thiết quân luật về ban đêm. Một đêm nào đó trong thời gian sau vụ chư Tăng chùa Xá Lợi bị hốt, nửa đêm tôi nghe tiếng lào xào bàn thảo ở đường hẻm bên hông nhà cũng như ở phía sau nhà là đường ṃn đi dọc theo đường xe lửa: “Nhà nầy !”, “Không phải nhà bên cạnh mới đúng”.

Tôi nghĩ đúng là ḿnh bị cảnh sát hốt đêm nay, tôi liền thay quần áo, lấy giấy tùy thân bỏ vào túi áo và chuẩn bị họ gọi th́ ra tŕnh diện liền, bởi v́ nhà họa sĩ Phạm Thăng tôi đang ở trọ, có 3 cạnh, trước, hông và sau đều là đường hẻm, đường ṃn, đều đă có cảnh sát bao vây.

Một lát sau, có tiếng gơ cửa rồi có tiếng hỏi:

- Có phải nhà anh Điệp đây không ?

Lúc đó tôi mới biết không phải họ đi t́m ḿnh.

Tôi nghe tiếng mẹ của Điệp trả lời:

- Đúng rồi ! Có chi không chú ?

Lại có tiếng hỏi tiếp:

- Anh Điệp có nhà không ? Chúng tôi là Cảnh Sát.

Có tiếng mẹ của Điệp trả lời:

- Điệp không có ở nhà.

- Chỉ cho chúng tôi biết Điệp  đâu ?

- Dạo nầy cháu không ngủ nhà. Cháu ở nhà ông Trần Thiện Khiêm. Mấy ông muốn t́m cháu, đến đó sẽ gặp.

Rồi đêm lại yên tĩnh. Nhà bên cạnh, mới mua lại khoảng vài tháng, tôi không rơ ông chủ nhà cho lắm v́ ông là quân nhân theo đơn vị, bà vợ là mẹ của Điệp người miền Bắc, chừng 50 tuổi, Điệp khoảng bằng tuổi tôi, h́nh như học sinh Đệ nhị cấp Trường Chu Văn An. Nhà chỉ có 2 mẹ con.

Sàig̣n bị giới nghiêm, trường học đóng cửa những ngày nầy không an tâm, nên tôi đi xuống nhà chị tôi ở Bến Tre, ở gần khu nhà của gia đ́nh ông Nguyễn Phụng, Giám Đốc Trường Quốc Gia Âm Nhạc, cũng gần Ṭa Hành Chánh, có hôm chị tôi đưa đi Giồng Trôm, có hôm đi Hàm Luông. Tuy  gần chị với mấy cháu nhỏ, nhưng không có bạn bè nào hết, nên buồn quá tôi quay về Sàig̣n.

Ở Sàig̣n chẳng bao lâu th́ có anh Nguyễn Khánh Thuận đi công tác về Sàig̣n, anh rủ tôi lánh nạn ra Nha Trang, ở đó có anh và anh Trúc Hải. Thế là tôi theo anh ra Nha Trang, lần đầu tiên tôi đi ra miền Trung.

Ra đây tôi ở với anh Trúc Hải, anh và mấy người đồng nghiệp mướn nhà, rồi mướn một chị đàn bà đi chợ, nấu ăn ngày 2 bữa. Tôi có theo anh Thuận ra Ninh Thuận chơi với anh một ngày, anh có thuê một căn nhà có lầu và ở một ḿnh, ăn cơm quán. Những ngày tôi ở Nha Trang anh đi đi về về, nhưng thường ở Nha Trang với chúng tôi, tối tối ra băi biển nằm hóng gió bàn chuyện thời sự, hiện t́nh Phật giáo. Ở Nha Trang với các anh được 2 tuần, tôi lại về Sàig̣n để chờ đi học lại.

Một hôm, tôi không nhớ v́ sao tôi xuống nhà chị Cúc và khi về đi xe buưt, lộ tŕnh xe chạt đường Bạch Đằng, ngà tư Hàng Sanh, chợ Bà Chiểu, Hồng Thập Tự, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Thống Nhất, Công Lư, Đại Lộ Hàm Nghị Bến xe buưt tại chợ Bến Thành. Khi xe đến trước Sở Thú lúc đó chừng khoảng 11 giờ 30, thấy nơi đây có đặt một khẩu đại bác, đang bắn bốc khói, xe buưt vẫn cứ chạy b́nh thường, đến bến xe buưt mới nghe người ta nói là đang có đảo chánh.

Tôi lấy xe buưt về nhà ở Ḥa Hưng, đêm đó ở nhà nghe đài phát thanh và tôi đọc hết quyển tiểu thuyết Yêu của nhà văn Chu Tử, sách vừa mới phát hành, họa sĩ Phạm Thăng mới mua hay ai tặng cho anh ấy.

Sáng ngày 2-11-1963, tôi mới biết tướng Dương Văn Minh đứng đầu cuộc đảo chánh và sau đó được tin Ngô Đ́nh Diệm, Ngô Đ́nh Nhu bị giết chết. Tôi cảm thấy buồn cho ông Diệm, nhưng cũng mừng là chư Tăng bị giam cầm nay đă trở về chùa. Tin là Pháp nạn đă qua, từ đây Phật giáo sẽ được phát triển, phong trào Gia Đ́nh Phật Tử sẽ được lớn mạnh hơn. 


Trung Tướng Dương Văn Minh

Ngay hôm đó chư Tăng được trở về chùa, Thượng Tọa Tâm Châu, chủ tịch Ủy Ban Liên Phái Phật Giáo bước vào chùa Xá Lợi, đồng bào Phật tử cung kính đón người, mừng vui với những ḍng lệ chảy.


TT. Thích Tâm Châu Chủ tịch UBLPBVPG trờ về Chùa Xá Lợi từ nơi biệt giam ở Tân Sơn Nhất.

 

Một Đời Làm Trưởng 26  -  Một Đời Làm Trưởng 28