Một đời làm Trưởng
Phúc Trung
8664200520Chương một: Một bước khởi đầu
7. Lễ Quy y, thọ Giới
Vào dịp lễ Xuất gia năm đó Chủ nhật 30 tháng 3 năm 1958, trong thời gian dự khóa Ca Diếp, Ban Huynh Trưởng đă tổ chức một buổi lễ thọ giới cho những Đoàn sinh nào chưa thọ giới.
Lễ truyền giới đă được tổ chức tại Chánh điện chùa Giác Minh, gồm có Đoàn sinh hầu hết các Đoàn, nhưng đông nhất là Đoàn La Hầu La. Lễ đó, Ḥa Thượng Thích Thanh Thạnh, Thượng thủ Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam chủ lễ Truyền giới, có Đại Đức Thích B́nh Minh và Đại Đức Thích Chính Tiến phụ tá. Sau khi Ḥa Thượng truyền giới pháp và ban Pháp danh, ngài có ban cho thời Pháp ngắn mà cho đến giờ tôi vẫn c̣n nhớ: “Đạo Phật biết th́ nó ngọt, mà không biết th́ nó đắng như một bát nước chè vậy !”, tiếp theo Đai Đức B́nh Minh giảng cho chúng tôi hiểu ư nghĩa lễ quy y, thọ ngũ giới.
Chúng tôi được ban pháp danh như Nhụ là Phúc Ḥa, Sước là Phúc An, San là Phúc Trí, Thi là Phúc Văn, tôi là Phúc Trung …
Ngài bổn sư của tôi không có danh tiếng như những vị khác, nhưng mà những ngày lễ lớn như Đại Hội Đồng của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, đều có mời ngài chứng minh. Trong Đại hội Phật Giáo để thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại chùa Xá Lợi vào cuối năm 1963, đầu năm 1964 ngài là 1 trong 3 vị Ḥa Thượng được cung thỉnh chứng minh: Ḥa Thượng Thích Tịnh Khiết, Ḥa Thượng Thích Thanh Thạnh, Ḥa Thượng Thích Minh Trực.
Từ trái ngồi: TT. Lâm Em, HT. Thanh Thạnh, HT. Tịnh Khiết, HT. Minh Trực, đứng TT Tâm Châu, TT. Thiện Minh
Sau nầy, bổn sư của tôi được Thượng Tọa Thích Tâm Giác và Thanh Kiểm mời về chùa Vĩnh Nghiêm, vài lần đi chùa Vnh Nghiêm, tôi gặp ngài tay lần tràng hạt, đi sau sân chùa, đôi khi ngài nói đùa một câu với các em bé theo phụ huynh đi lễ Phật tại chùa, tôi thấy bên ngài cảnh hồn nhiên và tự tại, vào năm 1968 hay 1969 thời gian tôi xa Sàig̣n, ngài bổn sư của tôi đă viên tịch.
Đến nay tôi vẫn nhớ lời ngài dạy chúng tôi trong buổi lễ truyền giới năm xưa và chúng tôi cũng cám ơn Thầy Chính Tiến và anh Nguyền Văn Thục đă thỉnh ngài làm bổn sư của chúng tôi, bậc cao tang đạo hạnh.
Kỷ niệm ngày lễ xuất gia cùng như đánh dấu ngày quy y, thọ giới của chúng tôi, gia đ́nh Giác Minh có tổ chức triễn làm vào buổi tối.
Tối hôm đó, anh Liên Đoàn Trưởng đón Đại Đức Thích Đức Nghiệp, Chủ tịch Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam từ chùa Pháp Hoa đến, ngài mặc áo Cà-sa đi bên cạnh anh Thục, khi ngài đến pḥng triễn lăm th́ đừng lại v́ có dây băng treo ngang, nơi đây có phụ huynh tham dự, có hàng rào danh dự của Đoàn sinh Giác Minh đón chào ngài.
Tôi được giao trách nhiệm đọc chương tŕnh buổi lễ, số người tham dự không đông, nhưng tôi bị cái ám ảnh mọi người nh́n ḿnh, nghe ḿnh, tim tôi đập mạnh, chân tay tôi tự nhiên run. Nhưng mà tôi phảI đọc, chỉ c̣n có nước đọc liều đi mà thôi và giọng tôi bị run, không thể nào giữ b́nh tĩnh được… năm, bảy năm sau tôi vẫn c̣n hồi hộp mỗi lần đứng trước đám đông, để phát biểu hay đọc một bài diền văn, có lẽ v́ ḿnh chưa tự tin được ḿnh và nhất là không coi mọi người là củ khoai từ như anh chàng kia.
Sau khi tôi đọc chương tŕnh, Đại Đức Đức Nghiệp ứng khẩu ban đạo từ cho phụ huynh, Ban Huynh Trưởng và Đoàn sinh rồi ngài cắt băng khai mạc. Pḥng triển lăm là Trai đường chùa Giác Minh mồi bề chừng 8 thước, các Đoàn có khu vực riêng để tŕnh bày, trên tường nào là bích báo, tranh ảnh, trên bàn tŕnh bày những sưu tập, những kỷ vật ở các kỳ trại hoặc những vật nho nhỏ, xinh xinh do các Đoàn sinh khéo tay làm.
Những buổi sinh hoạt tuy không có chi, nhưng khi triển lăm, nhiều sưu tập, nhiều kỷ vật được trưng bày chứng tỏ được quá tŕnh học tập, chứng tỏ được kỷ năng của Đoàn sinh, làm cho sự sinh hoạt của Gia Đ́nh Phật Tử được phong phú hơn.
Đêm ấy, chúng tôi ba bốn anh em Đoàn La Hầu La phải ngủ lại chùa, để dọn dẹp, ǵn giữ những vật đă triển lăm, sáng sớm anh Thục đến chùa, thấy anh em đă dậy cả, anh móc ví lấy tờ giấy bạc 20 đồng đưa cho chúng tôi, anh chân t́nh bảo:
- Anh không có nhiều tiền, anh chỉ c̣n có 20 đồng, các em cầm lấy mua thức chi về ăn sáng.
Thái và ai đó nhận tiền rồi đi sang ḷ bún gần đó mua được vài kư bún, chùa c̣n một ít canh, thế là anh em nhờ Bà Năm, người làm công quả từ chùa Kim Cương cũng về đây, hâm canh ấy lại rồi chúng tôi chan canh vào bún, xịt thêm x́ dầu vào, một bữa ăn sáng thức ăn gần như không có chi, nhưng nó đậm đà với nước tương trộn lẫn vào nước canh chỉ có với chút ít rau, bữa ăn đơn sơ và b́nh dị đó, thỉnh thoảng gợi nhớ trong tôi, t́nh cảm của anh Liên Đoàn Trưởng với Đoàn sinh, những chi tiết vụn vặt chứa đầy thân ái đó vốn là những h́nh ảnh, kỷ niệm sâu đậm trong đời sống của mỗi người đă trải qua.
Trước mùa Hè, Gia Đ́nh Giác Minh tổ chức một lần đi trại ở Lái Thiêu. Trước đó, đôi khi tôi có theo bạn bè đạp xe đạp lên Lái Thiêu, gần chợ có một ngôi Nhà thờ, có một trường học đặc biệt dạy các em bị câm và chung quanh đó ngoài những vườn măng cụt, ḅn bon, chôm chôm, bưởi … c̣n có vài nhà làm guốc mộc đếm mối cho lái buôn ở Sàig̣n và nằm ven sông, chúng tôi đến đây thường hay tắm và bơi lội, sau nầy đọc truyện Tặng phẩm của ḍng sông, tác giả nhà văn Nhật Tiến, tôi bỗng liên tưởng tới khúc sông nầy. C̣n trại Gia Đ́nh Giác Minh cắm trong khuôn viên một ngôi chùa, phía bên kia đường xa xa với ngôi Nhà thờ.
Vùng đất trại tôi đă vài lần đến đó, nên không thấy hứng thú cho lắm, tôi chỉ c̣n ấn tượng ghi nhớ là buổi trưa ra đứng ở cổng chùa, bỗng có đám tang đi ngang qua, chúng tôi tự động đứng nghiêm chào, miệng niệm “Nam mô A Di Đà Phật”, tôi thấy lạ mắt là người ta dùng một cây đ̣n dài để chừng 10 người ở trước và sau gánh quan tài đi, không như ở xứ tôi, người ta kề vai hai bên để khiêng quan tài đi.
Vào buổi chiều hôm ấy, trước khi ra về, anh em được chơi tṛ chơi nhỏ, anh Minh cho chơi tṛ chơi “Lấy tiền nơi quả bưởi”. Quả bưởi được thoa một lớp lọ nghẹ pha dầu ăn xung quanh, quả bưởi có ghim vào những đồng tiền nhôm 20 xu hoặc 50 xu, rồi người tham dự, hai tay cột ra sau lung, chỉ dùng răng của ḿnh để cắn tiền ra khỏi trái bưởi, trái bưởi được treo trên cành cây ngang tầm mắt của người cao trung b́nh, do vậy có người phải nhón gót lên, mới có thể cắn được tiền. Mọi người tham dự đứng xếp thành hàng một, cách xa quả bưởi nửa thước, khi anh Minh bắt đầy hồi c̣i, người tham dự sẽ bước tới để cắn tiền, nhưng mà có khi lỗ mũi chạm vào quả bưởi, nó lăn qua bên má, có khi chạm cầm, có khi chạm trán, chỗ nào quả bưởi chạm vào là nơi đó bị bôi đen, khi hồi c̣i chấm dứt là hết một người. Có người cắn được tiền, có người không mà được hay không, quả bưởi luôn luôn đong đưa làm cho người xem hồi họp, và mỗi lần bị lọ nghẹ bôi lên mặt anh, chị, em xung quanh reo ḥ, hết một hồi c̣i mặt người tham dự bị lọ nghẹ thoa lấm lem trông dễ tức cười, thật là tṛ chơi vui vẻ và ngộ nghĩnh. Tôi c̣n nhớ cô Mạnh, Đoàn sinh Thiếu Nữ là người đầu tiên tham gia tṛ chơi nầy.