Giai Phẩm Mùa Đông Tập I

Nguồn: Talawas.org

Lời nhà xuất bản

Để góp phần vào việc chuẩn bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc, để phát huy đẩy mạnh tự do sáng tác văn nghệ theo phương châm Trăm hoa đua nở, chúng tôi xuất bản tập Giai phẩm mùa Đông này, gồm có nhiều bài của nhiều tác giả bản sắc khác nhau, khuynh hướng nghệ thuật khác nhau. Mỗi tác giả chỉ chịu trách nhiệm về bài viết của ḿnh. Trên t́nh thần này, nhà xuất bản thiết tha mong các bạn văn nghệ sĩ cộng tác đông đảo.

Nhà xuất bản Minh Đức
 
Mục lục

 

Văn nghệ và chính trị

Trương Tửu
Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lănh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích
 

“Các ngài tán thưởng cảnh sắc muôn h́nh muôn vẻ của thiên nhiên. Các ngài không bắt buộc hoa hồng phải có hương thơm của hoa tím. Thế mà, tinh thần con người là vật phong phú bậc nhất th́ các ngài lại muốn bắt nó chỉ được phép tồn tại dưới một h́nh thức độc nhất.

… Ánh mặt trời chiếu vào một hạt sương nhỏ nhất cũng long lanh trăm mầu ngàn sắc; nhưng ánh sáng của tinh thần, mặc dầu tiết ra ở rất nhiều cá nhân khác nhau và chiếu vào rất nhiều đối tượng khác nhau, th́ lại chỉ được phép toả ra một mầu sắc độc nhất do Nhà nước ấn định!

H́nh thức chủ yếu của tinh thần là vui tươi, là xán lạn mà các ngài bắt nó chỉ được hiện ra bằng bóng tối và mầu đen; làm ǵ có hoa mầu đen trong các loài hoa?”

Các Mác
 

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản nhằm tiêu diệt chế độ tư bản chủ nghĩa, sự thành lập Đảng Xă hội dân chủ (Bôn-sê-vích) do Lê-nin quan niệm, xây dựng và lănh đạo đă đánh dấu một bước ngoặt quyết định và ảnh hưởng sâu sắc đến toàn bộ phong trào xă hôi chủ nghĩa trên thế giới. Trong những tác phẩm lư luận viết từ 1900 đến 1905 – đặc biệt là những cuốn Làm ǵ?, Một bước tiến hai bước lùi – Lê-nin đă sáng tạo ra một quan niệm mới về Đảng của giai cấp vô sản và phát triển thành hệ thống thuyết vô sản chuyên chính của Mác-Ăngghen, để đánh đổ những ư kiến cơ hội chủ nghĩa và tự do vô chính phủ của những phần tử men-sê-vích đang chiếm giữ một vai tṛ quan trọng trong cuộc vận động cách mạng Nga lúc bấy giờ. Kế tục và phát triển chủ nghĩa Mác, Lê-nin chủ trương rằng trong thời đại tư bản đế quốc chủ nghĩa này, giai cấp vô sản có sứ mạng lịch sử và đủ khả năng lănh đạo toàn bộ cuộc cách mạng của nhân dân bị áp bức để tiêu diệt chế độ người bóc lột người, xây dựng một xă hội cộng sản không có giai cấp, giải phóng triệt để con người và sự lao động. Chỉ có giai cấp vô sản mới đủ sức hoàn thành sự nghiệp vĩ đại ấy. Các giai cấp bị áp bức khác phải tuyệt đối chịu sự lănh đạo của giai cấp vô sản mới có thể tự giải phóng ḿnh được. Muốn làm tṛn nhiệm vụ lịch sử ấy, giai cấp vô sản phải có Đảng của ḿnh tổ chức thật khoa học, kỷ luật đanh thép, đường lối cách mang thật nguyên tắc, chỉ huy chiến đấu thật tài t́nh, không để một biến chuyển thực tế đột xuất nào làm lạc hướng hay núng chí: đó là Đảng Bôn-sê-vích, Đảng cộng sản Lê-nin chủ nghĩa. Đảng này – và chỉ một ḿnh đảng này – phải nắm toàn quyền lănh đạo giai cấp vô sản làm cách mạng. Đảng này – và chỉ một ḿnh Đảng này – khi cách mạng thắng lợi, phải nắm giữ quyền lănh đạo chính quyền, thực hành vô sản chuyên chính, xây dựng xă hội chủ nghĩa, bước đầu của chế độ cộng sản. Đó là lư thuyết của Lê-nin về Đảng, về cách mạng xă hội chủ nghĩa, về vô sản chuyên chính, được sáng tạo ra khoảng 1900-1905. Đó cũng là chủ trương của Đảng Bôn-sê-vích từ lúc thành lập (1903). Với chủ trương ấy, Lê-nin lănh đạo Đảng tiến hành cách mạng, chống lại và đánh bại tất cả những chính đảng phi vô sản khác (Ca-đê, Xă hội Cách mạng, Men-sê-vích v.v…). Đảng đă tổ chức, giáo dục, động viên giai cấp vô sản cuốn hút toàn thể nhân dân bị áp bức làm ra Cách mạng tháng Mười 1917, mở một kỷ nguyên mới cho lịch sử loài người.

Trong quá tŕnh đấu tranh lịch sử này và trên cơ sở chủ trương ấy, Lê-nin đă đề cập đến quan hệ giữa văn nghệ và chính trị theo một quan điểm hoàn toàn mới trong một văn kiện quan trọng đăng ở báo Đời mới số 12 (tháng 11-1905): “Tổ chức Đảng và văn học Đảng”.

Cũng như tất cả những tác phẩm lớn nhỏ khác của Lê-nin, bài báo này viết ra để giải quyết một vấn đề đấu tranh thực tế do cuộc vận động cách mạng nêu ra trong một quăng thời gian nhất định (1905) và đề ra một nhiệm vụ cấp thiết cho toàn Đảng, toàn chiến tuyến xă hội chủ nghĩa đang tiến bước. Nhưng bởi Lê-nin là một khối óc thiên tài có năng lực lư hội được chân lư khách quan cơ bản của một thời đại lịch sử lâu dài, nên ngay khi giải quyết một vấn đề thực tiễn cách mạng nhất thời cũng đạt được nội dung nguyên tắc của nó, khiến cho lư luận của ḿnh vượt quá được tính cách nhất thời ấy mà trở thành một phát kiến khoa học chân chính, một cống hiến lớn cho khoa học thẩm mỹ. V́ vậy, lư thuyết Lê-nin “Tổ chức Đảng và văn học Đảng” đă sống lâu hơn nhiệm vụ cách mạng hồi 1905 và đă trở thành, như lời Jdanov, “những nguyên tắc làm cơ sở cho sự phát triển văn học Xô-viết”. Hơn nữa, lư thuyết Lê-nin, thông qua kinh nghiệm Xô-viết, đă làm cơ sở cho đường lối phát triển văn nghệ chung ở tất cả những nước có Đảng của gai cấp vô sản nắm giữ chính quyền hoặc đang lănh đạo cách mạng.

Lư thuyết Lê-nin đề ra, trong thẩm mỹ học, ba khái niệm độc đáo (đă biến thành thực tế): Đảng Cộng sản lănh đạo văn nghệ; Văn nghệ thừa nhận sự lănh đạo của Đảng Cộng sản; Văn nghệ có Đảng tính cộng sản. Đây là h́nh thức lịch sử hoàn toàn mới của mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị chỉ xuất hiện được trong thời đại xă hội chủ nghĩa.

Ở nước ta, từ sau Cách mạng tháng Tám, quan hệ giữa văn nghệ và chính trị cũng khoác h́nh thức lịch sử ấy. Đảng của những người cộng sản Việt Nam, từ khi nắm chính quyền, cũng đặt cho ḿnh nhiệm vụ lănh đạo toàn bộ cuộc sinh hoạt văn nghệ. Và văn nghệ sĩ, nói chung, trong quá tŕnh kháng chiến cứu nước, cũng dần dần tiến đến chỗ tự nguyện tự giác cố gắng sáng tạo một nền văn nghệ hiện thực xă hội chủ nghĩa và thừa nhận sự lănh đạo của Đảng Cộng sản.

Đă thế, tại sao gần đây lại nảy sinh ra vấn đề: tự do văn nghệ sĩ mâu thuẫn với sự lănh đạo của Đảng? (mâu thuẫn chứ không phải đối kháng). Tại sao lại có ư kiến – rất sai lầm – của một số người (Nguyễn Chương, Xuân Trường, Quang Đạm, Hoàng Xuân Nhị – tôi chỉ mới kể đến những người viết trên báo Nhân dân, cơ quan trung ương của Đảng Lao động Việt Nam) cho rằng anh em văn nghệ sĩ đ̣i thoát ly sự lănh đạo của Đảng? Tại sao lại có yêu sách: trả lại quyền điều khiển chuyên môn cho những người cộng tác chuyên môn được quần chúng chuyên môn tự ư tín nhiệm và lựa chọn?

Theo tôi nghĩ, sở dĩ có những vấn đề ấy chỉ v́ Đảng đă không thực hiện đúng tinh thần của lư thuyết Lê-nin về quan hệ giữa văn nghệ và chính trị. Bài sau, góp ư kiến phê phán đường lối lănh đạo văn nghệ của Đảng, tôi sẽ bàn kỹ. Hôm nay, hăy xin tŕnh bày lư thuyết Lê-nin về mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị.

Trong báo Nhân dân ra ngày 16-10-1956, ông Hoàng Xuân Nhị bàn về vấn đề chính trị lănh đạo văn nghệ có nói đến bài “Tổ chức Đảng và văn học Đảng” của Lê-nin. Ông đă giải thích lư thuyết Lê-nin một cách sai lạc theo tŕnh độ hiểu biết riêng của ông. Sự giải thích ấy đă dắt ông đến kết luận sau đây:

“Chúng ta thấy rất rơ: văn nghệ hoặc chuyên môn theo chủ nghĩa nhân văn xă hội chủ nghĩa công nhận sự lănh đạo của Đảng không những về chủ trương đường lối mà cả về tổ chức. V́ sao vậy? – V́ đă công nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, công nhận sự lănh đạo của đảng tiền phong th́ tất nhiên phải công nhận sự chuyên chính của giai cấp vô sản – ở chế độ ta hiện nay là sự chuyên chính dân chủ của nhân dân – đảm bảo cho sự chuyên chính này là chính cương sách lược cách mạng do Đảng đề ra cùng với tổ chức của Đảng. Bài của Lê-nin được viết ra cuối năm 1905 thời mà Đảng chưa lên nắm chính quyền. Đến lúc Đảng đă nắm chính quyền rồi th́ lẽ cố nhiên nguyên tắc Đảng lănh đạo và tổ chức lănh đạo văn nghệ… lại càng sáng tỏ và chặt chẽ hơn nữa… Chạm tới nguyên tắc lănh đạo của Đảng, của tổ chức Đảng th́ dứt khoát là sai. Công nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, công nhận chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta th́ phải công nhận sự lănh đạo của Đảng, của tổ chức Đảng là một nguyên tắc gang thép…”

Dưới đây, tôi sẽ chứng minh: ông Hoàng Xuân Nhị đă hoàn toàn xuyên tạc lư thuyết của Lê-nin. Hai bài báo của ông Hoàng Xuân Nhị bàn về nhân văn xă hội chủ nghĩa, về Giai phẩm, về báo Nhân văn... đăng liền trong hai số Nhân dân 955, 956, v́ xuất phát từ sự xuyên tạc ấy, nên đă phạm rất nhiều sai lầm có thể làm hại đến Đảng, làm hại đến phong trào văn nghệ. Những sai lầm này, tôi sẽ lần lượt phê phán trong một số bài sau. Ở đây, tôi chỉ muốn đối chiếu ư kiến ông Hoàng Xuân Nhị với bài “Tổ chức Đảng và văn học Đảng” của Lê-nin là văn kiện mà ông dùng để đi đến kết luận như trên; bạn đọc sẽ thấy rơ ông Hoàng Xuân Nhị phản lại Lê-nin đến mức độ nào.

Trong cuốn Lê-nin và những vấn đề văn học Nga (trang 120), Boris Meilakh
[1] viết: “Bài báo của Lê-nin (bài “Tổ chức Đảng và văn học Đảng”) chuyên bàn về hai vấn đề: 1) vấn đề văn học của Đảng nghĩa là văn học có mục đích tuyên truyền những nguyên lư tư tưởng và tố chức của Đảng Bôn-sê-vích; và 2) vấn đề đảng tính của văn học nói chung theo ư nghĩa thật rộng của danh từ này. Phân ranh giới giữa hai vấn đề ấy là một điều cực kỳ quan trọng”. Ở trang 130, ông Meilakh lại viết rành mạch hơn nữa: “Thật là hoàn toàn sai lầm nếu ta nhập làm một trong những nhiệm vụ của văn học của Đảng mà Đảng phải trực tiếp chịu trách nhiệm và những nhiệm vụ mà Đảng đề ra năm 1905 cho văn học nói chung”. Ở trang 133, ông Meilakh trở lại vấn đề này, lại dẫn ra đoạn văn của Lê-nin như sau đây: “Trước hết, nói về văn học của Đảng chịu sự kiểm soát của Đảng... Đảng có quyền đuổi ra khỏi Đảng những đảng viên nào dùng danh nghĩa Đảng để tuyên truyền những quan niệm chống lại Đảng... Đề luận thứ hai, tố giác khẩu hiệu tư sản về ‘tự do tuyệt đối’, bàn về đảng tính của sự sáng tác văn học nói chung...”

Như vậy tức là Lê-nin có phân biệt dứt khoát văn học của Đảngvăn học nói chung do các nhà văn không phải đảng viên sáng tác. Đối với văn học của Đảng, Lê-nin đă viết, từ hồi tháng 7-1905 (trước bài “Tổ chức Đảng và văn học Đảng” 9 tháng):
[2]

“Toàn bộ văn học của Đảng, ở địa phương hay ở trung ương, đều tuyệt đối phải chịu sự kiểm soát của các hội nghị Đảng mà lại không do tổ chức của Đảng chỉ đạo là một điều không thể chấp nhận được”. Một lần khác, Lê-nin lại viết: “Cách mạng càng gần đến ngày bùng nổ, Đảng Dân chủ Xă hội càng gần đến ngày có khả năng sử dụng báo chí công khai th́ Đảng càng cần phải áp dụng nghiêm ngặt nguyên tắc trách nhiệm vô điều kiện của nhà văn đảng viên đối với Đảng, sự lệ thuộc của họ vào lănh đạo của Đảng”. Theo ư Lê-nin, nhà văn của Đảng phải triệt để tuân theo kỷ luật Đảng, tuyệt đối phục tùng sự lănh đạo của Đảng thông qua các tổ chức Đảng, thực hành những nhiệm vụ chiến đấu mà Đảng trực tiếp giao cho.

Tuy đề ra nguyên tắc nhà văn đảng viên phải chịu sự lănh đạo chặt chẽ của Đảng như vậy, Lê-nin cũng vẫn không quên nhấn mạnh rằng khu vực công tác văn học của Đảng có những đặc tính riêng biệt không thể lănh đạo như các khu vực công tác khác được: “Phải đảm bảo phạm vi thật rộng răi cho sáng kiến cá nhân, cho sở thích cá nhân, phạm vi thật rộng răi cho tư tưởng và trí tưởng tượng, cho nội dung và h́nh thức”. Lê-nin cho rằng lănh đạo công tác văn học phải tuyệt đối tránh b́nh quân hoá máy móc, tránh xu hướng san bằng, tránh lối đa số chế ngự thiểu số...

C̣n đối với việc nhà văn ngoài Đảng th́ Lê-nin lại đặt vấn đề một cách khác hẳn. Trước hết, đây là một vấn đề chiến thuật cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích, trong lănh vực văn học và nghệ thuật. Lê-nin nhận định rằng trong điều kiện lịch sử của nước Nga hồi 1905, cuộc cách mạng của toàn thể nhân dân bị áp bức (công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản tự do...) nhằm mục đích lật đổ chế độ Nga hoàng, tiêu diệt chế độ bóc lột phong kiến của giai cấp đại địa chủ ở nông thôn, là một cuộc cách mạng tư sản dân chủ. Nhưng Lê-nin c̣n nhận định rằng trong hoàn cảnh lịch sử đương thời, quyền lănh đạo cách mạng tư sản dân chủ phải ở trong tay Đảng của giai cấp vô sản th́ nội dung chân chính của cuộc cách mạng này mới được thực hiện – v́ giai cấp tư sản Nga lúc ấy không c̣n đóng vai tṛ cách mạng như giai cấp tư sản ở Pháp thời 1789 nữa. Nó sẽ lợi dụng công nông để thiết lập sự thống trị giai cấp của nó và ngoài nước để phản bội công nông. Nếu giai cấp công nhân không sáng suốt để nó lợi dụng được th́ chóng chầy nó sẽ trâng tráo mặc cả với các lực lượng phản động, như Gorki đă tiên đoán trong bài “Nhận xét về tầng lớp tiểu tư sản” (Đời mới, số 1 ra ngày 29-10-1905): “Chính chúng tôi đă thắng trận! Chúng tôi là đại diện của nhân dân! Các ngài phải dành cho chúng tôi một chỗ ngồi để chúng tôi buôn bán với các ngài chứ? Chúng tôi bán giai cấp công nhân đây. Các ngài trả chúng tôi bao nhiêu nào?”

V́ lẽ đó, Đảng Bôn-sê-vích, bộ tham mưu của giai cấp vô sản, phải nắm quyền lănh đạo cách mạng tư sản dân chủ để thực hiện những nhiệm vụ lịch sử do cuộc cách mạng này đề ra. Nhưng chính v́ giai cấp vô sản lănh đạo cách mạng tư sản dân chủ nên nó sẽ thực hiện những nhiệm vụ kia cách nào để mở đường cho cuộc cách mạng xă hội chủ nghĩa, kiến thiết một chế độ trong đó những giai cấp bóc lột (địa chủ, tư bản) bị tước hết quyền thống trị. Đường hướng phát triển lịch sử của cách mạng Nga là như vậy. Yêu cầu khách quan của xă hội Nga lúc đó là như vậy. Thuận theo hướng ấy, đáp lại đúng yêu cầu là tiến bộ, là cách mạng, là hợp quy luật lịch sử. Bất kỳ người nào, hành động nào đi ngược lại quy luật lịch sử này – nghĩa là đi ngược lại sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản – đều đưa đến kết quả cản đường tiến bộ của xă hội, làm lợi cho kẻ thù của cách mạng.

Đứng trên lập trường Đảng ấy, Lê-nin kêu gọi các nhà văn ngoài Đảng đương thời có xu hướng dân chủ cách mạng đem tài năng đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, v́ chỉ có con đường này là chính nghĩa. Lê-nin hiệu triệu họ tập hợp chung quanh Đảng Bôn-sê-vích để tiến hành đấu tranh chống những kẻ thù của sự tiến bộ lịch sử. Lê-nin yêu cầu họ tự nguyện tự giác hướng theo đường lối cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích mà sáng tác văn học nếu họ thực sự và nhiệt t́nh muốn tham gia cuộc chiến đấu dân chủ chống bóc lột và áp bức để giải phóng con người – v́ đường lối cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích biểu hiện sâu sắc và trung thành quy luật lịch sử khách quan của sự phát triển xă hội Nga thời ấy. Có sáng tạo nghệ thuật theo đường lối cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích mới có thể phản ảnh xă hội một cách chính xác nhất, hiện thực triệt để nhất và mới có thể góp phần vào sự nghiệp cách mạng một cách đắc lực nhất. Do đó, yêu cầu của Đảng Bôn-sê-vích đối với văn học hoàn toàn thống nhất trong căn bản với yêu cầu bản thân của sự sáng tạo nghệ thuật.

Đối với nhà văn đương thời, Lê-nin đề ra yêu cầu sáng tác theo đường lối lịch sử như vậy, chứ không bao giời lại chủ trương hẹp ḥi rằng nhà văn đă thừa nhận sự lănh đạo về đường lối cách mạng của Đảng Bôn-sê-vích th́ phải chịu sự lănh đạo trực tiếp của tổ chức Đảng – như ông Hoàng Xuân Nhị đă hiểu trong bài “Chủ nghĩa nhân văn của chúng ta” đăng trong báo Nhân dân. Ư kiến này của ông Nhị hoàn toàn nghịch với chiến thuật của Đảng Bôn-sê-vích trong công tác tranh thủ các nhà văn dân chủ cách mạng (không phải đảng viên Bôn-sê-vích) chiếm đa số, khoảng 1905. Như Lê-nin đă nhận định cuộc vận động cách mạng Nga 1905 v́ thuộc phạm trù cách mạng dân chủ tư sản nên
“làm nảy nở ra mỗi ngày một nhiều những phần tử chiến đấu cực kỳ phức tạp biểu hiện quyền lợi của nhiều tầng lớp rất khác nhau trong nhân dân; sẵn sàng xung vào hàng ngũ chiến đấu quyết liệt, nhiệt t́nh hy sinh cho tự do, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ để giành được tự do; những phần tử ấy không có ư thức và cũng không đủ sáng suốt để có ư thức về ư nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng đang tiến hành, về nội dung giai cấp của cộc cách mạng này” [3] . Để tranh thủ các phần tử cách mạng đông đảo ấy – và nhất thiết phải tranh thủ họ – Đảng Bôn-sê-vích không bao giờ lại chủ trương bắt họ phải chịu sự lănh đạo của tổ chức Đảng. Nếu Đảng chủ trương hẹp ḥi như vậy th́ giai cấp công nhân đă bị cô thế và thất bại không thể nào tránh được. Với tinh thần thực tế cách mạng vô cùng vững chắc, Lê-nin đă đề ra cho Đảng nhiệm vụ khẩn yếu là “giác ngộ chính trị những nhà trí thức cảm t́nh với giai cấp vô sản”, “ảnh hưởng quyết định đến ư thức hệ của các nhà văn tiến bộ”, để họ sáng tác có lợi cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản do Đảng Bôn-sê-vích lănh đạo.

Chiến thuật ấy đă đạt được nhiều kết quả tốt. Một số đông văn sĩ, thi sĩ đương thời, mặc dầu không tán thành lư thuyết thẩm mỹ của Lê-nin, nhưng v́ có tư tưởng dân chủ cách mạng, v́ chán ghét chế độ phong kiến và chán ghét giai cấp tư sản tự do nên đă hợp tác với Đảng trong giai đoạn cách mạng tư sản dân chủ. Như các văn thi sĩ Balmont, Valéri Brioussov, L. Vilkine, Z. Venguéroya, Teffi, Tchirikov O. Dymov… phần lớn vốn theo phái nghệ thuật tượng trưng chủ nghĩa hoặc thần bí chủ nghĩa mà nhờ hấp thụ ảnh hưởng của đường lối cách mạng Bôn-sê-vích nên khi sáng tác văn thơ đăng vào báo Đời mới th́ đều biểu lộ một xu hướng chiến đấu có lợi cho sự tiến triển của Đảng Bôn-sê-vích.

Đối với họ, Lê-nin cũng không yêu cầu phải tán thành hoàn toàn những mục tiêu đấu tranh cuối cùng của giai cấp vô sản. Thi sĩ tượng trưng Brioussov, trong bài thơ “Gửi những người thân cận của tôi”, đă tuyên bố thẳng với giai cấp công nhân: “Phá hoại, tôi đi với các anh; nhưng kiến thiết, tôi sẽ không đi với các anh nữa”. Các thi sĩ khác như Balmont, tác giả các bài thơ “Gửi người lao động Nga”, “Bọn tiểu tư sản”; Minski, tác giả bài thơ “Ca ngợi công nhân”; E. Tchirikov, tác giả truyện ngắn “Diều hâu và gà mái”; nữ sĩ Teffi, tác giả bài thơ “Những con ong” v.v… cộng tác với các báo chí Bôn-sê-vích (Đời mới, Viériod) cũng không hề triệt để tán thành ư thức hệ và chính trị Bôn-sê-vích. Một số lớn văn thi sĩ ấy, sau này, chống lại cách mạng xă hội chủ nghĩa. Nhưng nhờ có chiến thuật mềm dẻo và thực tế của Lê-nin nên họ đă nhất thời sát cánh với Đảng, với vô sản, sáng tác những văn thơ có tính chất cách mạng dân chủ, lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản và của Đảng hồi 1905. “Qua những tác phẩm đăng ở báo Đời mới, Balmont, Z. Venguéroya,
L. Vilkine v.v… hiện ra trước mắt độc giả không phải là các nhà văn tượng trưng chủ nghĩa mà là những nhà văn tiêu biểu cho những tầng lớp trí thức có thiện cảm với giai cấp vô sản… Trong giai đoạn cách mạng sôi nổi có những nhà văn tiến bộ có thiện chí ủng hộ chính nghĩa của giai cấp vô sản; gây ra những trở lực cản đường họ trong khi họ vươn theo theo hướng ấy là phạm một sai lầm to tát” [4] . Đối với các nhà văn có tính chất tự do chủ nghĩa này, không ǵ làm cho họ xa rời giai cấp vô sản bằng sự bắt buộc họ phải chịu “kỷ luật” lănh đạo của “tổ chức” Đảng. Điều này Lê-nin hiểu hơn ai hết. Điều này người Bôn-sê-vích chân chính nào cũng hiểu. Điều này chỉ có ông Hoàng Xuân Nhị không hiểu.

Ngoài mục đích giác ngộ và tranh thủ các nhà văn dân chủ cách mạng đương thời, bài báo của Lê-nin c̣n đề ra một lư thuyết thẩm mỹ học mới mở đâu kỷ nguyên xă hội chủ nghĩa của quan hệ giữa chính trị và văn nghệ. Đó là lư thuyết văn học có đảng tính. Đay là một vũ khí Lê-nin đă dùng để chiến đấu với chủ trương “văn học không đảng phái” của giai cấp tư sản tự do Nga lúc bấy giờ. Giai cấp này rất lo sợ và hoảng hốt thấy một phân số lớn trí thức của hàng ngũ ḿnh có khuynh hướng theo Đảng Bôn-sê-vich trên mặt trận văn học nghệ thuật. Nó t́m đủ mọi cách để kéo các nhà văn tư sản và tiểu tư sản tiến bộ ra khỏi ảnh hưởng của Đảng Bôn-sê-vích. Những phát ngôn nhân uy tín của nó: Strouvé, Filossoforv, N. Berdiaev, D. Méréjkovski, Iolloss liên tiếp lên tiếng công kích lư thuyết văn học có đảng tính của Lê-nin. Tất cả đều cho rằng Đảng Bôn-sê-vích định nô dịch hoá nghệ thuật, tiêu diệt tự do sáng tác của văn nghệ sĩ, “giày đạp dưới chân những giá trị vĩnh cửu”. Muốn đánh lừa mọi người, các lư thuyết gia tư sản và tiểu tư sản thiếu trung thực ấy xuyên tạc ư tưởng của Lê-nin một cách trắng trợn. Họ la ó ầm lên rằng Lê-nin bắt buộc tất cả các nhà văn đều phải gia nhập Đảng, chịu sự lănh đạo của tổ chức Đảng, sáng tác theo chỉ thị của Đảng. Họ kết án những văn sĩ, thi sĩ cộng tác với báo Đời mới là “quỳ mọp trước một thần tượng mới”, phản bội lư tưởng cao cả của “các nhà đại trí thức Nga”
[5] Họ nêu cao khẩu hiệu “văn học đứng trên các giai cấp”, khẩu hiệu “văn học không đảng phái”, khẩu hiệu “tự do tuyệt đối của nhà văn” để cuốn hút các tâm hồn văn nghệ cá nhân chủ nghĩa, vô chính phủ chủ nghĩa vào một đường hướng sáng tác chống lại vô sản.

Lê-nin đă kịch liệt đả phá xu hướng văn học phản động ấy. Một mặt, Lê-nin nêu rơ cho mọi người thấy rằng, các nhà “đại trí thức Nga” kiểu Strouvé, Méréjkovski, Berdiaev lớn tiếng tuyên bố là “tự do tuyệt đối trong sáng tác văn học” nhưng kỳ thực hoàn toàn lệ thuộc tâm hồn vào cái két bạc của giai cấp tư bản, vẫn làm tôi tớ cho “mười ngàn kẻ quyền cao chức trọng”, vẫn dùng ng̣i bút để cản đường tiến thủ của giai cấp vô sản cách mạng. Cái tự do của họ là tự do làm nô lệ. Một mặt khác, Lê-nin đề ra thái độ chân chính của một nhà văn biết tôn trọng nhân phẩm và nghệ thuật của chính ḿnh, là: tự nguyện tự giác đứng công khai về phía giai cấp vô sản, sáng tác để phục vụ lư tưởng xă hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản, sát cánh với Đảng của giai cấp vô sản chiến đấu tiêu diệt mọi kẻ thù của nhân dân lao động.

Đúng như lời nhận xét của nhà phê b́nh văn học Markiewiez trong bài “Lê-nin và những vấn đề văn học”,
“Lê-nin nêu ra nguyên tắc đảng tính trong văn học theo nghĩa ư thức hệ, chứ không theo quan điểm về tổ chức” [6] . Nói khác đi, tức là Lê-nin vạch ra một hướng tiến nhất định, dứt khoát cho văn học nghệ thuật – cái hướng tiến tất yếu của văn nghệ trong giai đoạn lịch sử hiện đại. Có ư hướng sâu sắc về hướng tiến ấy, thấm nhuần nó, biến nó thành huyết mạch ḿnh, nhà văn nghệ mới sáng tác được những công tŕnh nghệ thuật xứng với ư nghĩa của danh từ này. “Ư thức đó”, nói theo Mác, văn nghệ sĩ “dù không muốn, cũng phải đạt được”, nếu không sẽ bất thành văn nghệ sĩ. Chứ không phải Lê-nin nói đảng tính trong văn học là bắt văn nghệ sĩ phải ở trong một tổ chức Đảng, hay chịu kỷ luật của một tổ chức Đảng như bọn trí thức tư bản tự do Nga đương thời (1905) vu cáo cho Lê-nin trong các báo chí của chúng. Sau này (1929), một lănh đạo độc đoán và tự tôn sùng như Stalin cũng vẫn phải thừa nhận trên lư thuyết rằng “không thể nào áp dụng những quan niệm thuộc về nội bộ Đảng đối với những lănh vực không Đảng và vô cùng rộng lớn hơn Đảng, như văn học, sân khấu v.v…” [7]

Yêu cầu của Lê-nin về văn học đảng tính có mâu thuẫn ǵ với tự do tư tưởng, tự do sáng tác của văn nghệ sĩ hay không? Chính Lê-nin, tiếp tục truyền thống Mác-Ăngghen, đă nói: “Mỗi nghệ sĩ, mỗi ai tự nhận là nghệ sĩ, đều có quyền sáng tác hoàn toàn tự do, hợp với lư tưởng của người ấy, sáng tác hoàn toàn độc lập”. Lê-nin lại đă nói: “Văn học là vật ít chịu khuất phục nhất đối với sự b́nh quân hoá máy móc, sự san bằng, sự đa số chế ngự thiểu số… Trong lănh vực ấy, phải đảm bảo phạm vi thật rộng răi cho sáng kiến cá nhân, cho sở thích cá nhân, cho tư tưởng và sức tưởng tượng phóng khoáng, cho nội dung và h́nh thức. Điều này không ai có thể chối căi được…” Chủ trương như vậy và lại đề ra văn học đảng tính, Lê-nin có tự mâu thuẫn vời ḿnh không? Nói một cách khác, văn nghệ sĩ tự động đứng vào hàng ngũ xă hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản, có c̣n giữ được tự do tư tưởng không? Có c̣n “sáng tác hoàn toàn độc lập” được không?

Điểm mấu chốt của vấn đề văn học đảng tính là ở chỗ đó.

Không, Lê-nin không tự mâu thuẫn với ḿnh. Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ không mâu thuẫn với yêu cầu có đảng tính cộng sản trong văn học. Trái lại, chỉ có đi với giai cấp vô sản tiến hành cách mạng, chỉ có phục vụ lư tưởng xă hội chủ nghĩa của giai cấp vô sản – hơn nữa, trong thời đại hiện nay, chỉ có dưới chế độ xă hội do giai cấp vô sản nắm chính quyền – văn nghệ sĩ mới gặp đầy đủ điều kiện tốt để phát huy triệt để tự do tư tưởng, thực hiện triệt để quyền “sáng tác hoàn toàn độc lập” như Lê-nin nói.

Sao vậy?

yêu cầu cơ bản của giai cấp vô sản cách mạng hoàn toàn thống nhất với yêu cầu cơ bản của tư tưởng của nghệ thuật. Mác đă nói: “Tinh tuư của tư tưởng là chân lư”. Cũng có thể nói: “Tinh tuư của nghệ thuật là sự thực”. Chân lư của cuộc sống toàn diện luôn luôn biến chuyển theo quy luật nhất định; chân lư của con người toàn diện vượt khỏi mọi h́nh thức của sự tha hoá xă hội. Từ xưa đến nay, các giai cấp bóc lột kế tục nhau thống trị xă hội đều sợ chân lư của cuộc sống toàn diện và của con người toàn diện. Ngay cả những lúc một giai cấp bóc lột đang c̣n tính chất cách mạng – như giai cấp tư sản lúc đang lớn lên và chiến đấu thủ tiêu chế độ phong kiến, chẳng hạn – nó cũng chỉ dung thứ và khuyến khích sự phát hiện một bộ phận chân lư nào không liên quan đến quyền bóc lột của nó. Nó t́m đủ mọi cách để chặn đường nhân dân không cho có ư thức về chân lư của cuộc sống và con người toàn diện – v́ chân lư này, căn bản, bộc lộ sự bóc lột của nó và cổ vũ những người bị bóc lột chống lại nó.

Chỉ có giai cấp vô sản cách mạng mới thiết tha cần biết toàn bộ chân lư về xă hội, về con người. Nó không sợ sự thực toàn diện v́ nó làm cách mạng để tiêu diệt sự bóc lột, mọi giai cấp, mọi t́nh trạng bất b́nh đẳng giữa con người và con người. Nó chỉ thắng lợi được khi nó biết thật đúng, thật đầy đủ toàn bộ sự thực xă hội. Nắm vững sự thực là điều kiện căn bản để nó tiến hành cách mạng thành công. Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản là một hệ thống tư tưởng và hành động triệt để khoa học, triệt để cách mạng. Sức mạnh vĩ đại của nó, sự tất thắng của nó là ở chỗ nó nhận thức và hành động hợp với quy luật khách quan của thực tại, hợp với yêu cầu phát triển khách quan của xă hội, hợp với chân lư lịch sử, hợp với nguyện vọng tất yếu của toàn thể nhân dân cần lao. Muốn có ư thức chính xác về quy luật ấy, yêu cầu ấy, chân lư ấy, nguyện vọng ấy, nó phải thực sự cầu thị một cách cực kỳ nghiêm túc, cực kỳ thành khẩn. Không nhận định được thật đúng toàn bộ sự thực luôn luôn biến hoá, nó sẽ đề ra những phương lược chiến đấu sai lầm và tất yếu sẽ thất bại. V́ lẽ đó, giai cấp vô sản, đánh đổ kẻ thù hay xây dựng xă hội mới, lúc nào cũng cần biết rơ toàn bộ sự thực khách quan để làm căn cứ cho mọi chủ trương chính sách chiến đấu. Giai cấp vô sản xa rời sự thực ngày nào là bước vào con đường thất bại ngày ấy. Cho nên nó đặc biệt tôn trọng sự thực, tôn trọng chân lư khách quan, tôn trọng những người phát hiện sự thực, tôn trọng những người t́m ṭi chân lư – tôn trọng những nhà khoa học và nghệ thuật.

Một chính đảng thực sự là đại diện ư thức của giai cấp vô sản không thể không theo đường lối cách mạng khoa học nói trên; đó là Đảng Cộng sản mà Mác, Ăng-ghen, Lê-nin, Mao Trạch Đông quan niệm và xây dựng. Thể theo nhu cầu lịch sử của giai cấp, Đảng Cộng sản là đội quân tiền phong dũng cảm trên con đường đi t́m chân lư, phát hiện sự thực, nhận thức hướng đi đúng, tổ chức toàn thể chiến tuyến những người bị bóc lột áp bức vững bước tiến đến tương lai cộng sản chủ nghĩa. Đảng Cộng sản đặc biệt yêu cầu ai ở hàng ngũ của giai cấp vô sản cũng phải có nhiệm vụ phát hiện sự thực, khám phá chân lư của cuộc sống cụ thể, đề xuất nguyện vọng thân thiết của quần chúng.

Sợ sự thực, không dám nói sự thực, ngăn cấm người ta nói sự thực, không căn cứ vào sự thực toàn diện để vạch đường lối chủ trương chính sách, không lấy sự thực để chỉnh lư tư tưởng và hành động: đó là tâm lư thù địch của Đảng Cộng sản, của người cộng sản. Đảng Cộng sản nào có tâm lư ấy là một chính đảng đă mất tính chất vô sản, không đại diện cho giai cấp vô sản nữa, Phản bội Mác-Lênin, phản bội tinh thần cộng sản chủ nghĩa.

Yêu cầu cơ bản của giai cấp vô sản cách mạng, của Đảng Cộng sản chân chính là nhận thức đúng sự thực toàn diện về xă hội, về con người. Yêu cầu cơ bản của văn nghệ không ǵ khác hơn là nghiên cứu, phát hiện, và h́nh tượng hoá sự thực toàn diện của con người cụ thể, của xă hội cụ thể, ở những giai đoạn tiến hoá nhất định. Hai yêu cầu đó hoàn toàn thống nhất. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, người văn nghệ sĩ chân chính có thể buộc liền vận mạng nghệ thuật vào vận mạng một giai cấp, một đảng của giai cấp, một chính quyền của giai cấp mà không thương tổn ǵ đến bản chất của nghệ thuật, đến tự do sáng tác của nghệ sĩ. Hơn nữa, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, văn nghệ sĩ gặp được một giai cấp, một đảng, một chính quyền tạo cho ḿnh điều kiện tốt nhất để thể hiện, tự do và phong phú, cái yêu cầu chủ yếu của nghệ thuật là phát hiện sự thực toàn diện. Đó là giai cấp vô sản, đảng của giai cấp vô sản, chính quyền của giai cấp vô sản. Sáng tác theo lập trường ư thức hệ vô sản, sáng tác để phục vụ cách mạng của giai cấp vô sản, sáng tác để giáo dục hàng ngũ xă hội chủ nghĩa: đó là nội dung của khái niệm đảng tính cộng sản trong văn học, theo ư Lê-nin.


“Đảng tính cộng sản biểu hiện quyền lợi của những tầng lớp lao động đông đảo nhất nên nó là biểu hiện tối cao của tinh thần quần chúng. Đảng tính cộng sản không dung thứ những quan niệm giáo điều chủ nghĩa, những lối san bằng, sơ lược… Trái lại, đảng tính cộng sản tạo những khả năng vô tận cho sự sáng tạo, để miêu tả mọi mặt, mọi mầu sắc, mọi mâu thuẫn của đời sống. Đảng tính cộng sản ăn nhịp với nghệ thuật và hoàn toàn phù hợp với những quy luật khách quan của sáng tác nghệ thuật
[8] .

Có nhận thấy sự thống nhất giữa đảng tính cộng sản và quy luật sáng tác văn nghệ như vậy mới có thể hiểu sâu sắc được tại sao các văn nghệ sĩ chân chính thừa nhận sự lănh đạo của giai cấp vô sản, của Đảng Cộng sản, ở các nước xă hội chủ nghĩa và dân chủ nhân dân. Khi người văn nghệ sĩ tuyên bố thừa nhận sự lănh đạo của Đảng Cộng sản, không phải họ nói đăi bôi ngoài miệng hay xu thời mị thế. Cũng không phải họ đă hèn nhát thủ tiêu tự do riêng để phục vụ một quyền uy chính trị. Họ tuyên bố thể là bởi họ thiết tha yêu tự do, yêu nghệ thuật, yêu chân lư. Mà họ biết rằng sáng tạo văn nghệ để phục vụ giai cấp vô sản dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản th́ càng khiến họ tự do hơn bao giờ hết, khiến nghệ thuật phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khiến chân lư được tôn trọng hơn bao giờ hết. Tự do là hiểu sự tất yếu; phát triển là thuận theo quy luật lịch sử; chân lư là sự thực cách mạng đang tiến tới. Văn nghệ sĩ muốn cùng giai cấp vô sản, cùng Đảng Cộng sản, làm chủ sự tất yếu, làm chủ quy luật lịch sử, làm chủ cách mạng, nên họ sát cánh với vô sản, với Đảng để tiến hành công tŕnh sáng tác nghệ thuật. Họ muốn khôi phục lại cho bản thân cái ư nghĩa chân chính của sự làm người bị quy luật tha hoá của xă hội giai cấp luôn luôn uy hiếp và xúc phạm. V́ thế mà họ đứng dưới lá cờ giải phóng của Đảng Cộng sản.

Tuy vậy, văn nghệ sĩ chân chính không phải là hạng người phục tùng Đảng, phục tùng giai cấp vô sản một cách h́nh thức chủ nghĩa. Họ không bao giờ thần thánh hoá Đảng và giai cấp vô sản. Họ phục vụ giai cấp vô sản là phục vụ cái chân lư xă hội khách quan mà giai cấp vô sản đang thực hiện. Họ đă từng suy nghĩ rất nhiều về câu nói của Mác: “Vấn đề không phải là cần biết người công nhân này hay người công nhân kia muốn ǵ; cũng không phải là cần biết quần chúng công nhân tự vạch cho họ một cứu cánh ǵ. Điều cần biết là phải hiểu giai cấp vô sản là ǵ và nó phải làm ǵ để cho hợp với bản chất nó. Cứu cánh của nó, hành động của nó liệt ra ở địa vị của nó trong xă hội và ở sự tổ chức của xă hội tư bản chủ nghĩa”. (Sainte Famille) Họ lại đă từng suy nghĩ rất nhiều về câu nói của Lê-nin: “Lịch sử của các nước đều chứng nhận rằng giai cấp công nhân bằng sức lực riêng của ḿnh chỉ đạt được đến ư thức công đoàn mà thôi, nghĩa là ư thức về sự cần thiết tập hợp thành công đoàn đấu tranh với giai cấp chủ, đ̣i Chính phủ ban bố đạo luật này, đạo luật khác có lợi cho công nhân v.v… C̣n chủ nghĩa xă hội là một chủ nghĩa xuất hiện từ những ư nghĩa triết học, sử học, kinh tế học do những nhà trí thức đại biểu của giai cấp hữu sản sáng tạo ra”.

Không phải hễ là công nhân th́ tức là có ư thức xă hội chủ nghĩa. Muốn có ư thức này, giai cấp công nhân phải học tập chủ nghĩa xă hội, phải đấu tranh với bản thân rất gay go mới gột được những tư tưởng tâm lư có tính chất tư sản (hoặc phong kiến) bám chằng chịt trong đầu óc. Phải học tập và chiêm nghiệm trong đấu tranh chủ nghĩa Mác-Lênin rất công phu, giai cấp vô sản mới có được một lập trường vô sản chân chính. Tư tưởng thành phần chủ nghĩa là hoàn toàn trái ngược với chủ nghĩa Mác-Lênin, với sự thực. Những người văn nghệ sĩ chân chính, bất kể xuất thân ở thành phần xă hội nào, nếu cần cù nghiên cứu thực tế đấu tranh giai cấp, tham gia tích cực cuộc đấu tranh, và học tập khoa học Mác-Lênin đồng thời học tập quần chúng, có thể đạt được một lập trường ư thức hệ vô sản mà chính người vô sản, nếu chưa kinh qua một công tŕnh học tập chủ nghĩa Mác-Lênin đúng mức, chưa có được vững vàng. Do đó, văn nghệ sĩ, với điều kiện vừa nói, có khả năng và tác dụng giác ngộ giai cấp vô sản, bồi dưỡng cho giai cấp này đạt tới ư thức chính xác về lập trường vô sản. Làm như vậy mới thực sự là phục vụ giai cấp vô sản, theo Mác-Lênin.

Đối với Đảng Cộng sản, văn nghệ sĩ cũng quan niệm nó một cách biện chứng. Không phải một chính đảng cứ tự mệnh danh là bộ tham mưu của giai cấp vô sản th́ tự nhiên nó mang tính chất vô sản trong mọi chủ trương, chính sách, tác phong lănh đạo. Tính chất vô sản giai cấp là cái mà Đảng cộng sản phải mất nhiều công phu mới chiếm được, duy tŕ được, phát triển được. Nếu sự thực hàng ngày cho ta biết có nhiều người mang thẻ đảng viên cộng sản khá lâu năm mà tư tưởng và hành động vẫn chưa có ǵ là vô sản cả, th́ sự thực lịch sử cũng đă chứng minh có nhiều đảng tự nhận là của giai cấp vô sản mà quả thực phản lại quyền lợi của giai cấp vô sản (như Đảng Xă hội ở các nươc tư bản, Đảng Men-sê-vích ở Nga…) Cho nên khi văn nghệ sĩ thừa nhận sự lănh đạo của Đảng Cộng sản là họ thừa nhận sự lănh đạo của một đảng thực sự cộng sản, thực sự của giai cấp vô sản, thực sự thể hiện từng bước cái chân lư lịch sử mà giai cấp vô sản có sứ mạng biến thành thực tế xă hội cụ thể. Muốn nhận thức đúng chân lư ấy, Đảng phải tích cực nghiên cứu sự thực về mọi mặt, ở mọi tầng lớp, trong mọi điều kiện sinh hoạt. Đảng phải triệt để thực sự cầu thị. Đảng phải căn cứ vào sự thực đă nắm được, khái quát thành lư luận cách mạng, thành đường lối đấu tranh, thành chủ trương chính sách. Để kiểm tra xem những lư luận, đường lối, chủ trương, chính sách của ḿnh hợp hay không hợp với quy luật khách quan của xă hội, lợi hay hại cho sự nghiệp giải phóng của giai cấp vô sản, được hay mất ḷng nhân dân lao động, Đảng phải nh́n vào thực tế quần chúng, nhận định tác dụng của chủ trương đối với quần chúng, đối với sự tiến bộ xă hội nói chung. Nếu thấy nó có hại cho nhân dân lao động, cản đường tiến lên của cách mạng, xoá nhoà chân lư lịch sử mà giai cấp vô sản có nhiệm vụ thể hiện th́ lập tức Đảng phải tự kiểm điểm, dũng cảm nhận sai lầm, chỉnh lư chủ trương chính sách cho hợp với sự đ̣i hỏi của thực tế khách quan. Và, nếu cần, phải cương quyết thanh lọc Đảng.

Xem vậy, sự nhận thức về xă hội cũng như sự kiến lập chủ trương chính sách của Đảng là cả một quá tŕnh phức tạp đầy rẫy những cái đúng, cái sai, cái lệch mà chỉ có thực tiễn cách mạng mới đánh giá chân xác được. Văn nghệ sĩ có nhiệm vụ phát hiện sự thực trăm mầu ngh́n vẻ của con người, của xă hội, để giúp Đảng nh́n đúng thực tế khách quan. Họ phát hiện những vấn đề do sự thực nêu ra để làm cơ sở cho Đảng vạch chủ trương chính sách. Họ vào thực tế nh́n sự thực để kiểm tra chủ trương chính sách của Đảng. Họ v́ cộng sản chủ nghĩa mà xây dựng Đảng Cộng sản, cũng như v́ quy luật lịch sử mà xây dựng giai cấp vô sản. Họ chịu sự lănh đạo của Đảng, của giai cấp mà đồng thời họ cũng đại diện cho chân lư, cho sự thực, cho nhân dân, xây dựng giai cấp và Đảng.

Một Đảng Cộng sản chân chính phải tạo đầy đủ điều kiện cho văn nghệ sĩ làm tṛn nhiệm vụ phát hiện sự thực sâu sắc của cuộc sống. Lănh đạo tốt là giúp đỡ văn nghệ sĩ càng ngày càng tăng cường khả năng phát hiện đúng sự thực. Lănh đạo tốt là tuyệt đối không ngăn cản văn nghệ sĩ phát hiện sự thực một cách hoàn toàn tự do. Lănh đạo tốt là đừng để văn nghệ sĩ v́ sự thực mà đối kháng lại Đảng. Văn nghệ sĩ yêu Đảng, nhưng họ c̣n yêu sự thực hơn Đảng. Vận mạng của văn nghệ dài hơn vận mạng của Đảng, dài hơn cả vận mạng của chế độ. Chế độ tốt, Đảng tốt phải làm cách nào để nghệ thuật mang theo nó trong vận mạng lâu dài của nó những kết quả tốt của Đảng, của chế độ đối với sự nghiệp giải phóng con người. Trong tương lai, văn nghệ sĩ sẽ là chứng nhân về mọi hành động của Đảng trước toà án lịch sử ngh́n đời. Trong hiện tại, nó là người bạn rất đắc lực của Đảng. Nó đưa Đảng vào trong quần chúng hiệu nghiệm hơn bất kỳ phương tiện tuyên truyền nào. Nó đưa quần chúng đi sâu vào Đảng, giúp đỡ Đảng, kiểm tra Đảng hiệu nghiệm hơn bất kỳ tổ chức nào của Đảng. Để hoàn thành nhiệm vụ nặng nề và vinh quang ấy, văn nghệ cần một điều kiện không thể thiếu được, đó là quyền tự do phát hiện sự thực toàn diện. Một Đảng tốt phải tạo cho văn nghệ điều kiện ấy.

Quan hệ giữa văn nghệ và Đảng Cộng sản, giữa văn nghệ và giai cấp vô sản, giữa văn nghệ và chính quyền xă hội chủ nghĩa hay dân chủ nhân dân là như vậy. Các vị lănh tụ cộng sản vĩ đại đều hiểu như vậy.

Lê-nin lúc đă nắm chính quyền, trong một buổi thảo luận với Clara Zetkin, đă nêu rơ công thức của mối quan hệ ấy, khi nói: “Mỗi nghệ sĩ, mỗi ai tự nhận là nghệ sĩ đều có quyền sáng tác hoàn toàn tự do, hợp với lư tưởng của người ấy, hoàn toàn độc lập. Nhưng, chúng ta là những người cộng sản. Chúng ta không khoanh tay để cho sự hỗn độn tự do phát triển. Chúng ta phải hướng dẫn quá tŕnh ấy đến những kết quả định trước theo một kế hoạch nhất định”. Hướng dẫn quá tŕnh sáng tác tự do của văn nghệ sĩ để nó giúp ích vào sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản theo tinh thần kế hoạch, nguyên tắc chủ yếu của công cuộc kiến thiết xă hội chủ nghĩa: đó là đường lối chính sách văn nghệ của Đảng Cộng sản do Lê-nin lănh đạo.

Để thực hiện đường lối chính sách hợp lư này, một mặt “Lê-nin không bao giờ lấy sở hiếu riêng của ḿnh bắt nghệ thuật phải tuân theo; không bao giờ Lê-nin tŕnh bày ư kiến riêng của ḿnh về nghệ thuật như những chân lư tuyệt đối đúng… ‘Lê-nin không bao giờ lấy sở thích yêu ghét riêng của ḿnh về nghệ thuật để vạch ra đường lối chính sách’.
Đó là lời của Lounacharski. Lê-nin chống lại bất kỳ uy quyền chủ nghĩa nào trong nghệ thuật” [9] .

Một mặt khác,
“Đảng phải dứt khoát tán thành sự thi đua tự do giữa các nhóm và các xu hướng (văn nghệ)… không thể để cho một sắc lệnh hay một quyết định của Đảng trao độc quyền hợp pháp cho một nhóm hay một tổ chức văn học nào trong lănh vực văn học và xuất bản. Ủng hộ vật chất và tinh thần nền văn học công nông, giúp đỡ các nhóm nhà văn bạn đường của công nông v.v… Đảng không thể trao độc quyền cho một nhóm nào dù nhóm ấy có là vô sản nhất về tư tưởng; v́ làm như thế có nghĩa là tàn phá nền văn học vô sản trước tiên [10] .

Đặc biệt đối với các nhà văn bạn đường của công nông, Đảng có một chính sách rất đúng mực đúng đắn: “... Phải chú ư tới sự phân hoá trong hàng ngũ họ; trong hàng ngũ ấy có nhiều nhà văn lành nghề có một giá trị quan trọng; trong hàng ngũ họ, có nhiều sự lưỡng lự. Đối với họ, chính sách tốt nhất chỉ có thể là đặt những quan hệ chiến thuật và thận trọng. Nên nhớ là phải đối xử với họ cách nào để tạo cho họ tất cả những điều kiện khả dĩ giúp họ tiến mau sát đến ư thức hệ cộng sản chủ nghĩa... Đảng phải khoan thứ những h́nh thái ư thức quá độ và bền bỉ giúp cho những h́nh thái này – những h́nh thái này rất là nhiều, không thể tránh được – mau ṃn trong quá tŕnh cộng tác ngày càng chặt chẽ và thân ái với những lực lượng văn hoá cộng sản chủ nghĩa”
[11] . Ở điều thứ 12 của bản nghị quyết Đại hội, Đảng lại căn dặn “các nhà phê b́nh cộng sản phải có một thái độ hết sức khéo léo, hết sức thận trọng, hết sức kiên nhẫn đối với những tầng lớp nhà văn có khả năng đi theo vô sản và tương lai sẽ chắc chắn đi theo”.

Tóm lại: đường lối chính sách văn nghệ của Lê-nin và Đảng Cộng sản Liên-xô đại cương là:

 
  1. Những văn nghệ sĩ của Đảng tất nhiên phải theo kỷ luật nội bộ của Đảng, phải chịu sự lănh đạo của tổ chức Đảng, phải thực hành những nhiệm vụ và công tác Đảng giao phó cho. Tuy vậy, vẫn phải “tuyệt đối bảo đảm tự do thật rộng răi cho sáng kiến cá nhân, cho sở hướng cá nhân, bảo đảm tự do thật rộng răi cho tư tưởng và sức tưởng tượng phóng khoáng, cho nội dung và h́nh thức” – để văn nghệ sĩ của Đảng vẫn có điều kiện đầy đủ phát hiện sự thực toàn diện, góp phần vào sự tiến hành sự nghiệp cách mạng xă hội chủ nghĩa.

     
  2. Đối với những văn nghệ sĩ ngoài Đảng có những lập trường tư tưởng phức tạp, quá độ, phải khéo léo và kiên nhẫn đặt những quan hệ tốt, giúp đỡ họ một cách thân ái và tạo đầy đủ điều kiện tốt để họ tự nguyện tự giác tiến dần đến lập trường ư thức hệ cộng sản chủ nghĩa. Lấy phê b́nh hữu nghị tiến trên quá tŕnh gay go ấy.

     
  3. Tán thành sự thi đua tự do giữa các nhóm văn nghệ và các xu hướng văn nghệ không trao độc quyền cho bất kỳ một tổ chức nào trong công việc văn nghệ và xuất bản – dù là một tổ chức có lập trường tư tưởng vô sản nhất. Đồng thời ủng hộ về mọi mặt các nhà văn công nông để họ trưởng thành và sáng tạo một nền văn nghệ hợp với yêu cầu lịch sử của chế độ xă hội chủ nghĩa.
     

Đó là một đường lối chính sách văn nghệ triệt để khoa học, triệt để cách mạng, căn cứ vững chắc vào thực tế khách quan cụ thể và mở lối phát triển biện chứng cho những nhân tố tiến bộ nằm trong thực tế ấy, hợp với đặc tính loại biệt của sáng tạo nghệ thuật. Nó tôn trọng và bảo vệ tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ. Nó kích thích sự nảy nở đa dạng của các h́nh thức biểu hiện cuộc sống. Nó hướng dẫn, một cách hợp t́nh hợp lư, văn nghệ sĩ đi vào con đường sáng tác lợi cho cách mạng xă hội chủ nghĩa, lợi cho nghệ thuật. Nó tập hợp dưới lá cờ của Đảng Cộng sản tất cả những văn nghệ sĩ chân chính tự nguyện tự giác đứng vào hàng ngũ giai cấp vô sản cách mạng tiến đến một tương lai thực sự hạnh phúc, tự do, b́nh đẳng.

Người văn nghệ sĩ nhân đạo chủ nghĩa thoải mái và phấn khởi dấn bước theo ngọn cờ vinh quang của Đảng Cộng sản Lê-nin chủ nghĩa, vững tâm như dấn bước vào thế giới bản chất của nghệ thuật, của tự do tư tưởng, của sáng tạo. Bên ḿnh họ, Đảng hiện ra như sứ giả của chân lư, của quy luật lịch sử, của sự thực toàn diện. Và họ cũng nỗ lực sáng tác để giúp Đảng ngày một gần chân lư hơn nữa, ngày càng nắm vững sự thực chắc chắn hơn nữa. Gorki, Maiakovski, Ostrovski, Cholokov, Lỗ Tấn v.v... đă chứng minh hùng hồn rắng văn nghệ sĩ có thể làm tṛn được thiên chức khó khăn ấy.

Ư nghĩa lịch sử và tinh thần nội dung bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" của Lê-nin là như vậy. Đường lối lănh đạo văn nghệ của Đảng Cộng sản Lê-nin chủ nghĩa là như vậy.

Chủ trương như ông Hoàng Xuân Nhị: Văn nghệ sĩ đă thừa nhận sự lănh đạo của Đảng lẽ tất nhiên phải chịu sự lănh đạo của tổ chức Đảng; suy luận như ông Hoàng Xuân Nhị: “Bài của Lê-nin được viết ra cuối năm 1905, thời mà Đảng chưa lên nắm chính quyền. Đến lúc Đảng đă nắm chính quyền rồi th́ lẽ cố nhiên nguyên tắc Đảng lănh đạo và tổ chức lănh đạo văn nghệ lại càng sáng tỏ và chặt chẽ hơn nữa”; khẳng định như ông Hoàng Xuân Nhị: Công nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, công nhận chế độ dân chủ nhân dân của chúng ta th́ phải công nhận sự lănh đạo của Đảng, của tổ chức Đảng là một nguyên tắc gang thép”; lên lớp như ông Hoàng Xuân Nhị: “Anh em ca ngợi tự do tư tưởng thế là tốt. Nhưng một số anh em quên rằng đây là tự do dưới sự lănh đạo của Đảng trong toàn thể bộ máy của tổ chức Đảng...” ... chủ trương như thế, là phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin, phản lại Đảng Cộng sản, phản lại Gorki, phản lại văn nghệ xă hội chủ nghĩa. Là gây chia rẽ giữa Đảng và Văn nghệ, làm hại đến sự nghiệp cách mạng của Đảng của giai cấp vô sản và của toàn thể nhân dân lao động.


 

[1]Editions Socialé, 1956
[2]Ở đoạn trên, tác giả cho biết bài "Tổ chức Đảng và văn học Đảng" đăng trên tờ Đời mới số 12, tháng 11.1905, như vậy thời gian 7 tháng tính từ tháng 7 đến tháng 11.1905 trong đoạn này có thể là nhầm lẫn (talawas).
[3]Lê-nin toàn tập – Tập III
[4]Boris Meilakh: Sách đă dẫn, trang 156, 158…
[5]Boris Meilakh, sách đă dẫn. Trang 151
[6]Alexandre Dementiev dẫn trong bài “Thảo luận về văn học Xô-viết ở Ba Lan”, Tạp chí Văn học Xô-viết số 9 – Moscou 1956.
[7]Stalin trả lời Bill-Bélotserkovski.
[8]Tạp chí Người cộng sản – Bài “Vấn đề điển h́nh trong văn học và nghệ thuật”
[9]Alexandre Dementiev. Bài “Tranh luận về văn học Xô-viết ở Ba Lan” – Tạp chí Văn học Xô-viết số tháng 9-1956 – Moscou
[10]Nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản kỳ thứ 12 (1-7-1925). Điều thứ 14
[11]Nghị quyết của Đại hội thứ 12. Điều thứ 10

 

Một cuộc kỳ ngộ của Mai-a-cop-ski ở thôn quê, mùa hè
Bản dịch của Trần Dần

Bài thơ viết năm 1920, tại Púc-ki-nô, ngoại ô Mạc-tư-khoa. Mùa hè, Mai-a ở đó, ngày ngày đi về Mạc-tư-khoa, làm việc tại Rosta (E.T.)

Púc-ki-nô, đồi A-cu-lo, biệt thự Ru-mi-ang-dốp, 27 cây số, đi đường xe hoả Y-a-rốt-láp

Hàng trăm mặt trời rũi lửa phương tây
tháng bẩy mùa hè lặn lội,
khí nóng thiêu
bơi ngửa lềnh bềnh
phong cảnh đồng quê.
Lưng Púc-ki-nô
đeo cái bướu dồi A-cu-la,
dưới xa kia,
một xóm vặn ḿnh
những mái sùi da nhăn nhúm.
Sau nhóm này
là một hố sâu
nơi đó,
mặt trời hàng ngày rụng xuống
thong thả, uy nghi.
Nhưng mỗi sáng
mặt trời lại tự hố chui lên
đem mầu đỏ bao trùm thiên hạ.
Cứ vậy, ngày ngày,
làm tôi
phát cáu
nổi điên.
Măi sau, tôi uất quá
đến nỗi mọi vật xung quanh tái mét mặt mày
tôi đứng đối mặt trời,
tôi hét:
“Xuống đây!
Cứ lê la trong than lửa măi làm ǵ?”
Tôi hét:
“Đồ lười!
Cứ chảy nễ trên mây măi thế?
hăy xem tôi – mặc trời nắng trời mưa
tôi h́ hục vẽ tranh áp-phích”
Tôi hét:
“Một lát thôi mà!
Hỡi vầng trán lửa, nghe tôi
sao cứ đi vạ vật ở đâu
hăy xuống đây
thăm tôi một chút thôi mà”
Thực dại dột, sao tôi làm thế!
Nguy to rồi!
Mặt trời khoái trá
tiến thẳng về tôi
mặt trời đi trên các cánh đồng
cẳng-chân-ánh-nắng xoạc ra.
Tôi giấu nỗi sợ
định lùi đằng sau.
Mặt trời đă tới khu vườn,
lại đă qua vườn.
Từng đống mặt trời bước vào
qua cửa lớn
qua cửa con
qua mọi kẽ.
Mặt trời ngồi phịch xuống,
lấy hơi,
nói giọng trầm trầm:
“Tự thuở khai thiên lập địa
đây là buổi đầu tiên
tôi vác lửa về đây.
Anh gọi tôi à?
Tôi muốn uống nước trà,
nhà thơ nè,
tôi muốn ăn mứt kẹo”.
Nước mắt trào ra
khí nóng phát điên
tôi trỏ tay ấm nước:
“Được rồi,
mời anh ngồi, anh bạn hành tinh!”
Làm sao tôi định buông ra
những điều ngạo nghễ
bối rối,
tôi ngồi bên góc ghế
bụng c̣n e, lỡ xẩy điều ǵ.
Nhưng từ mặt trời bỗng chẩy ra
luồng ánh sáng trong trong kỳ lạ,
và lát sau
chẳng c̣n ư tứ ngại ngùng chi
hai chúng tôi tṛ chuyện ba hoa.
Tôi kể hết chuyện này
chuyện nọ, cả chuyện Rốt-sta
nó gậm nhấm măi tôi,
mặt trời nói:
“Anh đừng tức tối!
Không nên nhiễu sự làm ǵ!
Việc tôi
chỉ là soi sáng,
anh tưởng rằng đơn giản lắm ư?
Anh thử làm một chút mà xem!
Nhưng đă hứa hẹn rồi
Nào bắt đầu
ta lấp lánh đi thôi!”
Chúng tôi cứ huyên thuyên măi vậy
tới khi đêm, –
à quên xin lỗi, tới khi mà ta vẫn gọi là đêm.
Chứ ở đây làm ǵ c̣n bóng tối?
Bạn bạn, tôi tôi,
chúng tôi chẳng ngại ngần ǵ.
Măi sau
tôi vỗ vai yêu
anh bạn mặt trời.
Mặt trời bảo:
“Có anh, có tôi,
bạn nhỉ, có đôi ta!
Hỡi nhà thơ, ta hăy bay lên
tận tầng không bay liệng cánh chim bằng,
ta ca hát
trong bụi đời xám ngắt.
Tôi sẽ tung ra ánh sáng mặt trời tôi
c̣n bạn, tung mặt trời của bạn
bằng thơ”.
Súng đại-bác-hai-ṇng đôi mặt trời
sẽ bắn sụp bức tường bóng tối,
nhà tù ban đêm
Đôi mái chèo ánh sáng và thơ ca
hăy lấp lánh, sáng cho hết cỡ!
Nếu mặt trời kia mỏi mệt
ban đêm
bạn muốn đi nằm
ngủ như con sóc ngây thơ
th́ đă có tôi,
đứng dậy tôi soi,
và khúc nhạc ồn ă ban ngày lại khua inh chiêng trống.
Soi sáng măi
đâu đâu cũng lấp lánh,
cho tới khi tháng tận năm cùng,
soi sáng
mà không cần quảng cáo!
Đó là khẩu hiệu của tôi,

của mặt trời


 
*



Quảng cáo

Đang in: Vỡ đê, tiểu thuyết xă hội (tả những cuộc đấu tranh của nhân dân, thời Pháp thuộc) của Vũ Trọng Phụng, Giới thiệu của Trương Tửu, Minh hoạ của Sĩ Ngọc, Minh Đức xuất bản.


 
*




Trần Đức Thảo
Nội dung xă hội và h́nh thức tự do

Vấn đề tự do là tự do cho ai, tự do đối với ai, tự do để làm ǵ. Đứng về phương diện nhân dân, chế độ ta căn bản và thực sự là tự do. Với sự lănh đạo của giai cấp và Đảng công nhân, nhân dân Việt Nam đă đánh đổ đế quốc và phong kiến, xây dựng chính quyền của ḿnh ở miền Bắc: đây là thực tế vinh quang của lịch sử, lư do hănh diện của mỗi người Việt Nam. Trong lúc ở miền Nam, bọn Ngô Đ́nh Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ, mở những cuộc khủng bố vô cùng tàn khốc chống nhân dân, phát triển một chế độ thực dân phát xít càng ngày càng đẩy nhân dân vào chỗ khốn cùng, th́ ở miền Bắc nhân dân đă làm chủ đất nước, công nhân làm chủ nhà máy, nông dân làm chủ nông thôn, lao động trí óc có cơ sở hoạt động rộng răi đặng phát triển văn hoá, xây dựng chuyên môn, tiểu tư sản và tư sản dân tộc đều có vai tṛ quan trọng và nhiệm vụ vẻ vang trong xă hội dân chủ nhân dân. Bọn Mỹ-Diệm nói đến tự do th́ tự do của chúng cho bọn phong kiến mại bản phản động, bọn buôn thịt bán người hoành hành trên xương máu của nhân dân. Tự do của chúng là tự do cho nhân dân xây dựng đời sống hạnh phúc của ḿnh.

Tự do của quảng đại quần chúng, đấy là nội dung chân chính mà chế độ ta đă thực hiện về căn bản, và có điều kiện để phát triển không ngừng. Trên cơ sở ấy chúng ta càng phải đẩy mạnh công tác đặng kiến thiết miền Bắc, tranh thủ miền Nam, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, tiến lên chủ nghĩa xă hội. Nhưng đây tổ chức chúng ta, tuy xét về nội dung là dân chủ thực sự, nhưng lại bị lũng đoạn bởi những bệnh nặng nề: quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân. Đó là những di tích đế quốc phong kiến, mà v́ nó lợi dụng được uy thế của chính quyền và đoàn thể, nó có sức cản trở nghiêm trọng bước tiến của xă hội Việt Nam, cản trở tự do của nhân dân Việt Nam. Chính cái cản trở đó là đối tượng đấu tranh trong phong trào tự do dân chủ hiện tại, phong trào này nhằm phát triển thắng lợi cách mạng ở miền Bắc, tiếp tục giải phóng năng lực sáng tạo của nhân dân để mau chóng xây dựng một nước Việt Nam hoà b́nh, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

Đây là một cuộc đấu tranh cách mạng tiến hành trong nội bộ nhân dân bằng phê b́nh và tự phê b́nh, đặng tranh thủ cho mỗi công dân điều kiện hoạt động chính đáng và cần thiết để góp phần vào nhiệm vụ chung, chống sự ḱm hăm và lấn áp của những phần tử lạc hậu: quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân ở mọi tầng lớp lănh đạo. Phải nói rơ ở mọi cấp lănh đạo, v́ nếu xét đến cá nhân th́ những bệnh ấy c̣n khá phổ biến với mức tiến triển của xă hội ta bây giờ, nhưng có ở cương vị lănh đạo th́ nó mới có điều kiện để gây tai hại lớn cho nhân dân. Những sai lầm nghiêm trọng phạm phải trong Cải cách ruộng đất, Chỉnh đốn tổ chức, kiến thiết kinh tế và văn hoá là những dẫn chứng hùng hồn. Những sai lầm ấy th́ nhân dân ở mỗi địa phương và nhiều cán bộ cấp dưới, mỗi người trong phạm vi của ḿnh, từ lâu đă trông thấy rơ, v́ đă phải chịu đựng những tai hoạ gây ra cho bản thân ḿnh hay chung quanh ḿnh. Mà v́ những sự việc đây có tính chất phổ biến, vấn đề rút kinh nghiệm cũng không đến nỗi khó lắm.

Cụ thể như trong Cải cách ruộng đất, đặc biệt là đợt 4 và đợt 5, nhân dân đă có nhiều ư kiến xác đáng, dựa vào những bài học hiển nhiên của lịch sử cách mạng Việt Nam, vào lư trí và đạo đức tự phát của người thường dân. Ví dụ như trước những nhận định từ trên đưa xuống về t́nh h́nh nông thôn, thổi phồng lực lượng của địch và mạt sát cơ sở của ta, th́ quần chúng và cán bộ cấp dưới có nhiều thắc mắc. Ai cũng biết rằng kháng chiến ta đă lôi cuốn những tầng lớp hết sức rộng răi kiên quyết đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mà v́ giai cấp phong kiến luôn luôn cấu kết với thực dân, công cuộc đấu tranh giải phóng tổ quốc đồng thời và tất nhiên là đấu tranh chống phong kiến. Những việc trừ gian diệt tề ở vùng địch, vận động cho thuế nông nghiệp, chống man khai ở vùng ta biểu lộ rơ ràng nội dung căn bản phản phong của công tác phản đế. Do quá tŕnh thực tế phản đế phản phong, tổ chức kháng chiến của ta tất nhiên là một tổ chức của nhân dân lao động dưới sự lănh đạo của Đảng, và nếu nó có bao gồm một số phần tử phức tạp th́ những phần tử ấy nói chung cũng đă được giáo dục ít hay nhiều trong thực tiễn đấu tranh phục vụ nhân dân. Vậy cơ sở ta ở nông thôn trước Cải cách ruộng đất cũng không thể nào xấu đến thế. Nó cần được cải tạo, nhưng không đến nỗi phải đả kích hàng loạt. Mà theo lư trí thông thường của người thường dân th́ nếu thực sự tổ chức của ta đă bị lũng đoạn nghiêm trọng, thậm chí nếu tổ chức của địch lại “lồng vào tổ chức của ta” lại càng quái gở. Cuối cùng, theo t́nh cảm tự phát và ḷng thương yêu bạn đồng đội, không nói ǵ đến đạo đức và nhân sinh quan cách mạng, th́ cũng không thể nào kết án cơ sở chiến đấu của ta một cách đơn giản chung chung, vô trách nhiệm và khinh con người đến mức ấy. Cụ thể ở mỗi địa phương mà đă đánh tràn lan, th́ tính chất trái ngược, phản t́nh phản lư của cái nhận định chung về t́nh h́nh địch và ta đă phát hiện ngay trong việc làm. Nhưng v́ cơ cấu của bộ máy lănh đạo có hướng một chiều, rất nặng về tổ chức và phương tiện đả thông, cưỡng bách, mà những ư kiến phê b́nh của nhân dân hay cấp dưới th́ lại hoàn toàn để cho cấp trên quyết định có nên xét đến và cho thảo luận hay không, cho nên những bệnh quan liêu, bè phái, sùng bái cá nhân trong tổ chức lănh đạo đă có điều kiện khách quan để phát triển, đẩy mạnh tác phong đàn áp tư tưởng, phớt qua quy tắc dân chủ, biến những ư kiến chủ quan thành “lập trường” bất di bất dịch. Nhờ những sự kiện ấy mà những phần tử lạc hậu, bảo thủ, đă ngăn cản ư kiến của quần chúng, cản trở việc sửa chữa sai lầm, cho đến lúc tác hại lớn quá, cơ sở đă bị tổn thương nặng nề, chỉnh đốn tổ chức ở huyện và tỉnh phát triển theo một thứ chủ nghĩa nông dân lưu manh hoá. Rơ ràng những phần tử quan liêu bè phái đă lấy thành kiến của họ làm đường lối của lịch sử, biến những sai lầm của họ thành bánh xe vô t́nh của lịch sử. Một bộ máy hùng mạnh, xây dựng để diệt kẻ thù, đến lúc không thấy thù th́ lại quay về bạn, lấy bạn làm thù mà đập phá bừa băi.

Sai lầm trong Cải cách ruộng đất và Chỉnh đốn tổ chức là một trường hợp điển h́nh, nhưng thực ra th́ trong mọi vấn đề khác, như kiến thiết kinh tế và văn hoá, cũng đă phải chờ cho có tai hại lớn lao, đồng thời cũng có ánh sáng của Đại hội XX phát động phong trào tự do dân chủ, mới thấy bắt đầu rút bài học kinh nghiệm. Rơ ràng rằng phương pháp phê b́nh thông thường trong nội bộ tổ chức không đủ để sửa chữa những sai lầm nghiêm trọng. C̣n những sai lầm tương đối nhẹ hơn hoặc tác hại âm thầm hơn th́ tất nhiên lại càng dễ xuư xoá. Cần phải có sự xây dựng tích cực của nhân dân mới ngăn ngừa được ảnh hưởng của những phần tử bảo thủ, lạc hậu, những ông Quan liêu, những ông Sĩ diện, những ông Bè phái luôn luôn cản trở đường lối quần chúng của Đảng. Nhưng v́ chúng ta c̣n thiếu tập quán tự do, việc phê b́nh công khai tổ chức lănh đạo thường dễ gây thắc mắc. Dù nội dung phê b́nh có đúng chăng nữa, dù kinh nghiệm có cho hay rằng không đặt vấn đề trước quần chúng th́ không thể nào giải quyết kịp thời, nhiều anh em vẫn chỉ chú trọng nhận xét về “thái độ”, truy nguyên tư tưởng: thiếu tư tưởng, bất măn, tự do tư sản, thoát ly lănh đạo, thậm chí là bôi nhọ chế độ, để cho địch lợi dụng! Những anh em ấy không thấy rằng nhân dân được sự lănh đạo của Đảng th́ Đảng cũng phải được sự xây dựng của nhân dân, miễn là cuối cùng th́ nhân dân thực hiện chủ trương chính sách của Đảng. Phê b́nh lănh đạo không phải là thoát ly lănh đạo mà là xây dựng lănh đạo, và chính như thế mới là tin tưởng ở lănh đạo. Mà nếu trong lời phê b́nh có phần “bất măn”, th́ có cái bất măn ấy mới sửa chữa được sai lầm, có cái bất măn ấy th́ rồi lănh đạo mới thoả măn được nhân dân. C̣n nói là “tự do tư sản”, th́ thực là đánh giá qua cao giai cấp tư sản, làm h́nh như là chỉ có tư sản mới biết ăn nói, c̣n người lao động, chân tay hay trí óc, th́ không có khả năng hay không có quyền tự do đặt trước nhân dân những vấn đề bị bưng bít trong tổ chức. Đến câu “bôi nhọ chế độ” hay “địch lợi dụng”, th́ hăy hỏi: cái ǵ làm nhọ chế độ, những sai lầm phạm phải hay những ư kiến đề ra để sửa chữa những sai lầm ấy? Ví thử như chúng ta không nói đến sai lầm, th́ có cấm được địch nêu ra không? Ai không biết rằng chúng ta có khuyết điểm? Giấu đi th́ chỉ gây thêm cớ cho địch xuyên tạc, nhưng nếu nói ra mà thực sự sửa chữa được, th́ cuối cùng làm sao mà địch lợi dụng được nữa?

Lănh đạo theo đường lối quần chúng không phải chỉ là ngồi trên mà “t́m hiểu” quần chúng. V́ như thế vẫn là tự đặt ḿnh trên nhân dân, mà người lănh đạo không có quyền tự đặt ḿnh trên nhân dân. Cương vị lănh đạo chỉ là một vị trí phục vụ nhân dân, đấy là một chân lư căn bản, mà đă nhận cái chân lư ấy th́ người lănh đạo cũng phải tự thấy ḿnh ở cùng một cấp với quần chúng, thực sự công nhận cái quyền bất khả xâm phạm của người công dân trong một nước dân chủ là công khai phê b́nh lănh đạo trên báo chí, trước quần chúng. Lẽ cố nhiên trong khi thảo luận tự do, cũng phải có những ư kiến sai, những thái độ lệch, những chỗ quần chúng hiểu lầm, địch lợi dụng xuyên tạc. Nhưng những khuyết điểm của tự do chỉ có thể sửa chữa bằng phương pháp tự do. Chúng ta đấu tranh v́ chính nghĩa, chúng ta phải tin tưởng rằng sau khi thảo luận rộng răi, lẽ phải sẽ vỡ ra. Mà trước lẽ phải th́ những lời xuyên tạc của địch sẽ quật lại về chúng, nhân dân ở vùng địch cũng như ở vùng ta sẽ càng tin tưởng ở chế độ dân chủ của chúng ta. Nghi ngờ khả năng nhận xét của nhân dân, coi nhân dân như c̣n ấu trĩ, hơi có ǵ khác thường đă nghi rằng “quần chúng hiểu lầm, địch lợi dụng”, rồi kết án mọi biểu hiện tự do ăn nói, chính đấy là khinh quần chúng, khinh nhân dân, thổi phồng kẻ thù mà gạt bỏ sự giúp đỡ của bạn, cuối cùng th́ đẩy bạn về thù. Chính như thế mới là làm cho quần chúng hiểu lầm, tạo điều kiện cho địch lợi dụng.

Ở những nước đế quốc thống trị, kẻ thù của nhân dân nắm hết quyền hành, dùng hết thủ đoạn đàn áp, mê hoặc nhân dân, mua chuộc từng bộ phận để chia rẽ toàn bộ, thế mà quần chúng vẫn luôn luôn đấu tranh, có thể có sai lầm về một vài chi tiết, nhưng về căn bản th́ phân biệt bạn thù; trắng đen rơ ràng. Ở nước ta, trên đất miền Bắc, chúng ta đă đánh đổ quân địch bên ngoài và kẻ thù bên trong, chính quyền là chính quyền của nhân dân, luôn luôn mưu hạnh phúc cho dân, giai cấp và Đảng công nhân lănh đạo đă biểu hiện anh dũng và sáng suốt qua bao nhiêu năm cách mạng và kháng chiến, nhân dân kiên quyết xây dựng miền Bắc thành một cơ sở vững mạnh cho cuộc đấu tranh ở miền Nam, đường lối cách mạng từ đầu đă rơ, tương lai dân tộc sáng rực như vầng thái dương, Đảng và Chính phủ lại có đủ phương tiện tuyên truyền giáo dục để lănh đạo tư tưởng, biến chính sách thành hành động tự giác của quần chúng. Không có lư do ǵ mà không tin tưởng ở nhân dân, không tin tưởng rằng những thắc mắc đề ra, những ư kiến phê b́nh căn bản là nhằm phục vụ mục đích chung, lấy kinh nghiệm thực tiễn mà góp phần sửa chữa sai lầm, chấn chỉnh tổ chức, cải tiến chính sách. Những ư kiến ấy phát biểu tự do có thể phạm vào địa vị, thành kiến hoặc thói quen của một số người trong tổ chức lănh đạo, nhưng nhất định đấy không phải là thoát ly lănh đạo, mà chính là củng cố lănh đạo. V́ lănh đạo là lănh đạo nhân dân, là giai cấp và Đảng công nhân mở đường cho nhân dân cùng nhau thực hiện lư tưởng vinh quang và hạnh phúc của dân tộc và của nhân loại, vậy lănh đạo vững chắc không phải là ở phương tiện đả thông hay cưỡng bách, mà chính là ở tính chất sáng suốt, mà lănh đạo sáng suốt là do nhân dân xây dựng. Củng cố lănh đạo không phải đơn thuần là tăng cường tổ chức chỉ huy, mà căn bản là phát triển tự do cho nhân dân xây dựng lănh đạo. Có thể là lănh đạo rất yếu với một tổ chức rất mạnh. Kinh nghiệm Cải cách ruộng đất là một bằng chứng điển h́nh. Không công tác nào đă tập trung chừng ấy phương tiện đả thông và cưỡng bách, bộ máy tổ chức được rèn dũa như một động cơ hiện đại kiên cố, nhưng cũng v́ thế mà không nghe thấy ư kiến phê b́nh của nhân dân rồi đi đến chỗ làm ngược hẳn đường lối chính sách cách mạng, tấn công bừa băi, phá huỷ cơ sở. Chính lúc Trung ương tin tưởng rằng nhờ tổ chức chặt chẽ mà nắm được hết th́ biện chứng pháp của lịch sử đă quay lại vấn đề: tổ chức thoát ly quần chúng, lănh đạo rất yếu, chỉ đạo lung tung.

Chúng ta có thể nhận định: vấn đề tự do của nhân dân miền Bắc hiện nay cụ thể trước mắt là tự do đối với những phần tử lạc hậu, bảo thủ, mang nặng di tích đế quốc phong kiến: quan liêu, giáo điều, bè phái, sùng bái cá nhân nằm ở mọi cấp lănh đạo mà cản trở sự phát triển của chế độ dân chủ nhân dân, làm lệch công tác lănh đạo của Đảng, đă gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng cho tổ chức, nói chung làm ḱm hăm công cuộc kiến thiết miền Bắc, tranh thủ miền Nam. Nhiệm vụ chống những phần tử ấy căn bản là nhiệm vụ đấu tranh với bạn, tiến hành bằng phê b́nh và tự phê b́nh. Mà v́ trong nội bộ tổ chức, vũ khí phê b́nh chỉ có tác dụng tương đối khá từ trên xuống dưới, và phần nào ở cùng một cấp, chứ c̣n từ dưới lên trên th́ luôn luôn bị ngăn cản bằng cách này hay bằng cách khác, cho nên nhiệm vụ xây dựng lănh đạo phải tiến hành tự do trên báo chí, trước quần chúng, tức là trong nội bộ nhân dân. Lẽ cố nhiên, nếu xét đến cá nhân từng người th́ việc sửa chữa là trường kỳ, nhất là những bệnh trên đây đă ăn sâu và rộng. Nhưng để bảo đảm trực tiếp lợi ích của nhân dân, về phương diện tổ chức chúng ta cũng có mục tiêu thiết thực, là ngăn ngừa ảnh hưởng của những bệnh ấy ở mọi cấp lănh đạo. Mà v́ những bệnh ấy là di tích của chế độ cũ, đế quốc phong kiến, ngăn ngừa ảnh hưởng của nó ở mọi cấp lănh đạo bằng cách phát biểu tự do phê b́nh công khai chính là hoàn thành thắng lợi cách mạng phản đế phản phong, kiện toàn chế độ dân chủ nhân dân, thực sự củng cố sự lănh đạo của giai cấp và Đảng công nhân, tạo điều kiện thuận lợi đặng kiến thiết miền Bắc, tranh thủ miền Nam.

Trong bản tham luận đọc trước Đại hội thứ VIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đồng chí Đặng Tiểu B́nh, hiện giờ Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc đă nói: “Trái với chính đảng của giai cấp tư sản, chính đảng của giai cấp công nhân không coi quần chúng nhân dân như công cụ của ḿnh; mà tự giác nhận rằng ḿnh là công cụ của nhân dân để hoàn thành một nhiệm vụ lịch sử nhất định… Xác nhận quan niệm về Đảng như vậy là xác nhận rằng Đảng không có quyền vượt lên trên quần chúng nhân dân, tức là Đảng không có quyền ban ơn, cưỡng bách, mệnh lệnh đối với quần chúng nhân dân, Đảng không có quyền xưng vương xưng bá trên đầu nhân dân”.


 
*


Quảng cáo

Đón đọc Giai phẩm mùa Xuân 1957, Phụ bản "Thiếu nữ đi sắm Tết" của Lương Xuân Nhị, tranh b́ Tết của Sĩ Ngọc, Minh Đức xuất bản


 
*


Tử Phác
Lời bàn thêm nhân bài "Qua cầu gió bay"



Thưởng thức dân ca là thưởng thức cái thẩm mỹ của người xưa. Đề cao dân ca tức là làm sao cho bật lên được những nét tiêu biểu của thẩm mỹ đó. Phát triển dân ca tức là am hiểu thẩm mỹ đó, tiếp tục phát huy nó để góp phần tạo nên một quan niệm thẩm mỹ của người thời nay.

Không nên bắt chước dân ca, dựa dẫm vào dân ca để bịa ra nét nhạc na ná như dân ca. Không nên gán ghép lời mới vào nhạc điệu của dân ca. B́nh cũ rượu mới, nếu hiểu và làm theo nghĩa đen của nó, là một điều rất lố bịch. V́ một bài không thể nào chứa đựng được một lúc cả 2 thứ thẩm mỹ khác xa nhau hàng thế kỷ. Muốn biểu lộ t́nh ư mới, phải sáng tạo tác phẩm mới.

Trong giới nhạc sĩ ta, cho tới nay vẫn c̣n có người bắt chước dân ca (tôi cho đó là một hiện tượng nghèo cảm hứng và tính sáng tạo), vẫn c̣n có người áp dụng lối b́nh cũ rượu mới (tôi đó là chỉ mới nhặt nhạnh, ghi chép được mấy điệu dân ca mà đă vội chế biến ẩu đi, chứ chưa có nghiên cứu, suy nghĩ, và chưa hiểu ǵ về dân ca).

Hàng trăm năm trước thời đại chúng ta, nhiều nhạc sĩ Tây phương cũng đă từng nghiên cứu dân ca, như Debussy (Pháp), Glinka (Nga), Bela Bartok (Hung)… Cách làm của các nhạc sĩ bậc thầy đó không giống nhau. Người th́ soạn hoà thanh cho dân ca như xây một chiếc bệ đẹp để làm tôn giá trị của một pho tượng cổ. Người th́ nhân cảm hứng về một bài dân ca hay mà sáng tạo ra một tác phẩm mới chứa đầy tâm hồn của bài ca gợi cảm. Và c̣n nhiều cách làm khác nữa, ở đây chưa phải chỗ để kể ra tất cả. Nhưng có điều rơ rệt nhất là: các nhạc sĩ bậc thầy đó đều giống nhau ở chỗ hoàn toàn phân biệt việc đề cao dân ca (giới thiệu thẩm mỹ của người xưa) với việc phát triển dân ca (tiếp tục truyền thống cũ để xây dựng thẩm mỹ mới). Họ cũng không hề tự bó buộc một cách hẹp ḥi trong phạm vi một dân tộc, một ngôn ngữ âm nhạc, một quan niệm thẩm mỹ.

Hiện nay, để giới thiệu dân ca của chúng ta một cách đúng đắn, trong giới nhạc sĩ ta đă có người chú trọng dùng nguyên điệu nguyên lời, có người soạn hoà thanh thích hợp cho dân ca, có người đem tổng hợp nhiều bài thành một tổ khúc (suite) để giá trị thẩm mỹ của nó được tập trung hơn. Tôi xin nói qua về trường hợp tôi nghiên cứu Quan họ và soạn bài tổ khúc “Qua cầu gió bay” này.

Khúc điệu A (Tử Phác ghi) có lẽ là khúc điệu nguyên bản cả về nhạc lẫn về lời của chủ đề Qua cầu gió bay, v́ nó ư nhị mà sâu sắc, gọn gàng mà đầy đủ. Dù sao, điều đó cũng chỉ mới là giả thuyết mà thôi. Cho nên, xin gọi nó (cho đúng hơn) là khúc điệu được lưu truyền nhất về chủ đề này.

B và C là 2 nét nhạc của khúc điệu Gieo cải cấy cần (Tử Phác ghi). So với lời ca của khúc điệu A th́ ư lời ca trong đoạn này đă khác hẳn đi, nhưng nét nhạc chủ yếu vẫn thế. Ở đây không sử dụng tới nét nhạc chủ yếu (v́ giống khúc điệu A) mà chỉ rút ra lấy 2 nét nhạc đă biến đổi về điệu và nhịp để làm câu chuyển đoạn trong tổ khúc, đồng thời cũng có sắp xếp, biến chế lại. Về lời ca, không dùng ư của bài này, mà chỉ rút ra lấy mấy lời của nó, láy đi láy lại để sử dụng trong tổ khúc cho thích hợp mà thôi.

Khúc điệu D (Nguyễn Đ́nh Tấn ghi) có thể được coi là một khúc điệu biến thể khúc điệu A (theo giả thuyết A là nguyên điệu). Bài D này có tính cách kể lể khúc nhôi, vụ lời chứ không vụ nhạc, nên cách điệp khúc có bề rối rắm, lằng nhằng. Ở đây chỉ giữ lấy sự diễn biến của nét nhạc chuyển thể chứ không khép toàn bài vào tổ khúc. Câu nhạc “nón để ới a làm tin” là câu kết của bài D, nhưng ở đây lại sắp xếp vào chỗ khác để giữ cho các câu nhạc kết trong đoạn được thống nhất trong toàn tổ khúc.

Lời ca của bài D cũng giống như bài A, tả đôi t́nh nhân ngả nón ra ngồi, cởi áo cho nhau, tháo nhẫn cho nhau... Duy, trong bài D th́ người con trai không nhủ bạn t́nh về nhà dối cha dối mẹ… mà lại nhủ rằng nếu về nhà anh hai có hỏi th́ chị hai về nói dối anh hai rằng… Đây tôi chưa bàn về mặt luân lư, đạo đức. Xét về mặt thẩm mỹ th́ thấy trong cả hai bài, t́nh người vẫn chỉ là một, ư tứ cũng vẫn thế, cho nên không cần thiết phải thay đổi t́nh ư của chủ đề.

Tôi nghĩ rằng h́nh thức tổ khúc có thể dùng vào việc đề cao dân ca (giới thiệu thẩm mỹ của người xưa) mà cũng có thể dùng vào việc phát triển dân ca được (nhân cảm hứng về một bài dân ca nào đó mà sáng tác mới để biểu lộ quan niệm của ḿnh). Ở đây tôi chỉ làm việc đề cao mà thôi. Trong việc này, người soạn dân ca không chỉ biết có nô lệ vào dân ca, mà tất nhiên phải có một quan niệm thẩm mỹ nhất định nào đó rồi, để đánh giá và phân tích các khúc điệu mà tổng hợp lại thành tổ khúc. Chọn lấy khúc điệu hay nhất, rồi đem những câu, những đoạn hay của các khúc điệu khác mà bổ sung thêm vào. Tuy rằng lời ca rất quan trọng trong bài hát, nhưng bao giờ giai điệu cũng là chính chứ không phải là lời ca. Chỉ cần giữ đúng chủ đề của nguyên điệu và giữ được tính chất thẩm mỹ cho thống nhất là có thể sưu tầm lời ca của điệu khác hoặc có thể sưu tầm ca dao cổ mà thay thế vào được. Nếu bịa thêm vào những nét nhạc lố lăng và lời ca thô kệch của thời nay th́ có khác ǵ đem quét sơn dầu lên một pho tượng cổ sơn son thếp vàng.

Một vài ư kiến sơ bộ và thí nghiệm đầu tiên, mong các bạn tham khảo để t́m ṭi thêm nữa.


 
*

Thông báo
Cùng các bạn gửi bài đăng Giai phẩm
 

Giai phẩm

Sĩ Ngọc
Làm cho hoa nở bốn mùa

Hiện nay phong trào văn nghệ đang có những cuộc tranh luận sôi nổi đều có mục đích làm cho các hoa nghệ thuật đua nhau tươi đẹp tô điểm cho chế độ ở miền Bắc. Muốn như thế, không thể chỉ giải quyết những hiện tượng quan liêu, máy móc, hẹp ḥi, độc đoán hay bè phái. Cũng không phải có thể giải quyết bằng những bài ôn tập chính trị phục vụ ai? lập trường nào? mà đa số anh em đă học trong kháng chiến. Chúng ta cứ lúng túng măi, chúng ta cứ hẹp ḥi măi, quan liêu măi, c̣n có thể như thế được nữa, hoặc hơn thế nữa nếu chúng ta không cùng nhau giải quyết vấn đề chính yếu: một chính sách nghệ thuật đúng đắn và cụ thể. Một đường lối lănh đạo dân chủ thực sự.

Không có hai cái đó làm phương châm hoạt động th́ dù có bỏ người này đi, thay người khác lên rồi cũng vẫn là rơi vào t́nh trạng như cũ mà thôi. Không có chính sách cụ thể và lănh đạo dân chủ th́ không thể có tác phẩm nhiều và tốt. Một phong trào nghệ thuật, không thể căn cứ vào nhận định của nghệ sĩ trên bài thu hoạch, trên báo chí, trong học tập phát biểu, mà phải chủ yếu căn cứ trên sáng tác của họ. Phải có sáng tác và nhiều sáng tác mới có thể có nhận định cho đúng đắn và t́m ra phương hướng mới. Ở đó đẻ ra lư luận, lư luận thực sự văn nghệ của xă hội.


Ai giồng hoa?

Tác phẩm nghệ thuật là hoa, nghệ sĩ là người trồng hoa, chế độ là đất. Ai đă từng sống qua chế độ phong kiến và thực dân ở nước ta, ai đă từng biết xă hội tư sản như ở châu Âu đều thấy rằng căn bản là chỉ có chế độ xă hội xă hội chủ nghĩa mới là nơi đất tốt cho nghệ thuật phát triển. Ở hai chế độ xă hội kia, hoa là một thứ nô lệ quỳ mọp xuống chân phong kiến và là một thứ bán buôn lăn trên tay của bọn tư bản có tiền mua mâm mà đâm cho thủng. V́ biết như vậy nên hầu hết nghệ sĩ nước ta đều theo cách mạng, và đă theo kháng chiến.

Nhưng không phải có đất rồi là ra lệnh cho hoa nở. Đất phải đập cho nhỏ, phân cho tốt, mưa nắng đều hoà, chọn giống tốt và ươm cho khéo. Phải có bàn tay của người trồng hoa có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật điêu luyện. Phải để cho người trồng hoa ươm hoa cho nở nhiều lên rồi hăy chọn. Đừng bẫm hoa ngay từ khi chưa mọc. Đừng chỉ thích hoa này hoa nọ. Đừng bắt người giồng hoa uốn cành, bẻ lá theo ư ḿnh. Đừng để cho hoa héo sau khi đă nở. Đừng để các người giồng hoa đói, rét, không có hạt giống không có cuốc xới, không có nước tưới.

Đừng chỉ thúc hoa nở khi cần dùng nó tức thời. Hoa phải nở bốn mùa, lúc nào cũng nở.

Muốn sản xuất nông nghiệp tốt, đầu tiên là phải giải phóng nông dân ra khỏi ách phong kiến địa chủ, nông dân mới phát huy được hết khả năng sản xuất. Nhưng từ chỗ có ruộng đất mà không có trâu ḅ hay nông cụ thóc giống cải tiến kỹ thuật, lănh đạo nông nghiệp th́ nông dân cũng đành chịu bó tay, không thể có lúa được.

Cách mạng tháng Tám đă giải phóng nghệ sĩ ra khỏi ách thống trị của đế quốc và thực dân. Nghệ sĩ căn bản không c̣n phải nô lệ, không c̣n phải đem hàng của ḿnh đem rao cho kẻ có tiền. Họ đă có trách nhiệm với xă hội. Đến nay trong công cuộc xây dựng một xă hội mới trong không khí hoà b́nh, họ lại càng có trách nhiệm cao hơn nữa.

Trước hết phải tạo cho nghệ sĩ một bộ óc và một con tim có đủ khả năng độc lập để có trách nhiệm với cuộc sống. Ít lâu nay cuộc tranh luận về văn nghệ và chính trị đă làm cho mọi người hiểu rơ vấn đề hơn. Nhưng vẫn c̣n một số người chưa thấu nổi vấn đề trách nhiệm của nghệ sĩ vẫn c̣n đem nhai lại một số lư luận mác-xít: văn nghệ phải phục vụ chính trị, văn nghệ phải có lănh đạo, phải phục vụ công nông binh v.v… Và cụ Mao đă nói, cụ Lê-nin đă nói v.v… Chả nhẽ lại nhắc tới câu điển h́nh của một nhân vật của Vũ trọng Phụng là “Biết rồi khổ lắm nói măi!”. Biết rồi từ bao năm nay những lư luận ấy, biết rồi từ bao năm nay nên hầu hết các văn nghệ sĩ mới tham gia kháng chiến, đă phục vụ công nông binh tự nguyện theo sự lănh đạo của Đảng Lao động. Đề nghị xin nói cái khác. Đề nghị xin nói về cách lănh đạo như thế nào cho văn nghệ phát triển tốt chứ không ai nói là xin thôi đừng có lănh đạo nữa. Sự đ̣i hỏi hiện nay của nghệ sĩ để có một trách nhiệm với xă hội là v́ đă có những quan niệm sai về chính trị lănh đạo văn nghệ.

Từ cách mạng cho đến nay, một số lớn các cán bộ chính trị đă cho rằng phần nội dung chính của một tác phẩm nghệ-thuật phải do họ đề ra và thể hiện nội dung ấy nghệ sĩ chỉ đem bàn tay khéo léo ra làm đúng như ư trên. Cán bộ chính trị đă tưởng rằng mỗi một cá nhân họ là bao gồm hết nội dung chính trị của xă hội. Người làm văn nghệ th́ nghĩ rằng họ phục vụ chính trị là phục vụ chính trị của xă hội. Ấy là phục vụ cách mạng, phục vụ nhiệm vụ giải phóng dân tộc, phục vụ nhiệm vụ giải phóng nhân loại dưới lá cờ của Đảng tiền phong. Nghệ sĩ do vậy càng cần phải học tập, thấm nhuần hiểu biết xă hội sâu sắc, nắm vững chính sách của Đảng rồi thể hiện lên tác phẩm bằng cảm xúc của bản thân ḿnh. Do vậy họ cũng phải có một nhận thức xă hội khá, bao quát th́ mới nắm được vấn đề xă hội. Làm đúng hay làm chưa đúng, họ cũng như một cán bộ chính trị khi thể hiện chính sách do kinh nghiệm và thực tế công tác mà chỉnh đốn dần. Nghĩa là trên vị trí xă hội, phân công của xă hội, hai con người ấy không ai dưới ai cả và đều b́nh đẳng. V́ cả hai đều được sự giáo dục của Đảng của cuộc đấu tranh xă hội và cùng có nhiệm vụ như nhau, tŕnh độ chính trị như nhau. Một tác phẩm nghệ thuật chỉ có kết quả khi nào nó là kết tinh của bộ óc, trái tim của một người nghệ sĩ. Nó không thể nào tốt và nảy nở khi nó bị chỉ huy bởi một bộ óc này một trái tim khác. Vấn đề là ở chỗ ấy. Thực tế là cán bộ chính trị đă bắt nghệ sĩ làm theo ư chủ quan của họ. Trong kháng chiến và đến nay, vẫn c̣n có tác phong vi phạm đến trách nhiệm của người làm nghệ thuật. Tôi đơn cử những thí dụ: làm một tấm tranh áp-phích hay một cái b́a sách thôi cũng phải qua sự duyệt của rất nhiều cấp bộ. Tôi hoàn toàn đồng ư với trách nhiệm chính trị của những người phụ trách của Đảng trên lĩnh vực duyệt tác phẩm có sai phạm về đường lối chính trị căn bản nghĩa là: nếu có lợi cho địch, phạm vào chính trị của chế độ ta. Có thể có những anh em nghệ sĩ chưa thấu suốt những nguyên tắc chính trị ấy như tŕnh độ của chung cán bộ khác. Nhưng vấn đề duyệt đây đă từ điểm căn bản ấy lan sang địa phận khác: đem chủ quan của ḿnh sắp xếp nghệ thuật. Sự tham gia ư kiến có tính chất quyết định và bắt buộc hoàn toàn do ư thích chủ quan cá nhân bắt chủ quan của nghệ sĩ phải thủ tiêu để theo họ. Cũng vẫn nói là tự do song thực tế, nghệ sĩ không làm theo th́ khó mà công việc ấy tiến hành được. Một người bạn tôi có làm một bức áp-phích cho một cuộc triển lăm của một đoàn thể. Sau khi nhận được ư chỉ đạo, anh bạn bèn đem nhiệt t́nh và cảm xúc của ḿnh với phong trào của đoàn thể ấy mà làm một cái phác thảo để đem cho ban phụ trách triển lăm xem. Ban triển lăm bèn đem cho bẩy cấp thường vụ duyệt. Anh A có ư kiến thêm cái này, anh B lại bảo bỏ và thêm cái khác, anh C bảo nên đổi mầu này th́ hơn, anh Đ bảo nên vẽ theo cái ấy của Liên-xô, anh E bảo nên cho người này giơ tay cạnh người này, anh G bảo nên cho cười, anh H bảo phải thêm cương quyết. Anh bạn tôi thấy các dự kiến của ḿnh đều bị đảo lộn. Phải làm lại phác thảo theo dự kiến của nhiều người khác. Làm như thế đến ba lần, đến khi phác thảo hoàn toàn minh hoạ cho ba bẩy hai mươi mốt lần ư kiến khác nhau kia. C̣n dự kiến của hoạ sĩ th́ hết sạch. Anh bạn thấy bực ḿnh lắm định không làm nữa nhưng v́ muốn phục vụ th́ ít mà vợ con túng thiếu th́ nhiều nên phải làm vậy. Ấy, đại thể cái lôi thôi của việc liên quan giữa chính trị và văn nghệ như thế. Đừng ai nói nữa rằng đó là chuyện tham gia ư kiến cá nhân mà thôi. Không, ư kiến ấy không hề tuyên bố là bắt buộc nhưng không làm theo th́ khó mà làm nổi. Tôi đă phải thôi một số tranh đặt v́ tôi không làm theo được thế nên người ta phải t́m người khác dễ bảo hơn. Những chuyện như vậy là nhiều lắm, thành tác phong phổ biến của cái mệnh danh là chính trị lănh đạo văn nghệ. Nhưng thực ra chỉ là phải theo kiến thức chính trị có hạn định và ư thích chủ quan của một số cán bộ chính trị. Ở gần trung ương c̣n nhẹ, chứ ở các địa phương, c̣n lôi thôi hơn khi mà nghệ sĩ công tác ở một cơ quan đoàn thể nếu không triệt để theo ư kiến của phụ trách, nếu muốn có phần ḿnh vào đó th́ chỉ c̣n cách ngồi kiểm thảo về ư thức tổ chức, tư tưởng tự do vô chính phủ, muốn thoát ly lănh đạo, bị ảnh hưởng nghệ thuật tư sản v.v… luôn có sẵn các loại mũ tiến bộ để bắt người nghệ sĩ phải nghe theo ư ḿnh. Đó là c̣n rây rớt tác phong lănh đạo nghệ thuật của giai cấp phong kiến khi chúng bắt nhân dân làm đền đài và tô điểm cho chúng.


Theo chủ quan, tôi chưa hề thấy những bạn đồng nghiệp nào của tôi có ư muốn không phục vụ chính trị, nhưng đều lên tiếng phàn nàn về sự áp chế nghệ thuật của những cán bộ phụ trách ḿnh. Những cán bộ ấy tưởng lầm một cách ngây thơ là cứ bằng lập trường và quyết tâm của họ là cái ǵ cũng xong, cũng biết, cũng lănh đạo được.

Muốn lănh đạo cái ǵ cần phải biết cái đó. Đó là tác phong lănh đạo cách mạng. Phải hiểu nông thôn mới lănh đạo được nông nghiệp, phải hiểu thành thị mới lănh đạo được công nghiệp, phải hiểu nghệ thuật mới lănh đạo được văn nghệ. Quan điểm “thành phần chủ nghĩa” đă làm cho một số đông tưởng lầm rằng là thành phần công nông th́ cái ǵ cũng làm được. Họ đă đánh giá sai sự giác ngộ chính trị của người nghệ sĩ và không biết thực tế của Việt Nam về nghệ thuật như thế nào?

Các nước ở châu Âu đă trải qua từ xă hội phong kiến sang xă hội tư sản lúc cực thịnh. Từ thế kỷ thứ 15, nghệ thuật đă chuyển qua ư thức hệ tư sản. Các nghệ sĩ cũng trong phong trào ấy mà tiến hành nghệ thuật. Nghệ sĩ các nước châu Âu đă từ lâu ra khỏi ách phong kiến và đi sâu vào tư tưởng của chủ nghĩa tư bản trong đó bước đầu con người được sống tự do. Nhưng họ lại bị rơi vào ư thức hệ của chủ nghĩa cá nhân, của thứ tự do tư sản đặc biệt là tư tưởng hưởng lạc và ư thức tự do vô chính phủ. Chủ nghĩa cá nhân được lên tới mức tột độ của nó, nên cũng đă mang dấu vết vào phong trào nghệ thuật ở châu Âu.

Ở nước ta, trước cách mạng, chúng ta hăy c̣n sống trầm trệ trong ư thức hệ phong kiến lạc hậu. Mỗi con người chưa được có quyền sống chính đáng của ḿnh. Tất cả quyền hạn của con người đều bị thủ tiêu. Nghệ thuật của chúng ta cũng như vậy. Trước hồi Pháp thuộc, nghệ thuật phục vụ cho tôn giáo và phong kiến. Người làm những tác phẩm c̣n lại đều vô danh, đều là những nô lệ thực hiện ư kiến của chúa phong kiến trong ấy họ không có quyền có trách nhiệm. Thời Pháp thuộc, xă hội ta cũng c̣n ở trong kinh tế lạc hậu, tư bản thực dân sang đây cũng trở thành trùm phong kiến mới, kỹ nghệ nặng không phát triển, kỹ nghệ nhẹ bị ḱm hăm, nông dân cơ cực dưới nanh vuốt của phong kiến địa chủ và quan lại tay sai của trùm thực dân. Nghệ thuật cũng như thế. Tên toàn quyền Decoux đă bắt một nghệ sĩ của ta phải vẽ sau cảnh chùa Sài Sơn một cảnh biển có thuyền và tàu. Chỉ v́ y là đô đốc hải quân. Một sinh viên trường Mỹ thuật Đông dương đă phải vẽ cô Bạch Tuyết và bẩy chàng lùn vào một cái chuồng xí cho con tên thống sứ Grandjean. C̣n nhiều chuyện khác mà bất cứ người nghệ sĩ nào đă phải kiếm sống ở thời Pháp thuộc đều nghĩ đến mà tủi nhục. Thực tế họ chưa được có quyền sống như ở xă hội tư sản. Họ chưa có những quyền ấy trước cách mạng. Người tiêu biểu nhất cho nghệ thuật của thời trước cách mạng là Tô Ngọc Vân và Gia Trí cũng chỉ là những nghệ sĩ “cỡ nhẹ” so với cái tự do của cá nhân của các nghệ sĩ châu Âu. V́ nói chung, đời sống nghệ thuật của họ tuy có bị ảnh hưởng của tư sản Âu châu song ảnh hưởng không thể nào sâu sắc v́ thực tế xă hội chưa qua giai đoạn tư bản thực sự.

Cho nên khi đi với cách mạng đi tham gia kháng chiến, họ dễ vứt những yêu cầu cá nhân để thích ứng với tập thể. V́ đă có đâu mà vứt, hoặc có nhưng chỉ mới có một ít thôi. Cho nên, họ đi với cách mạng đi làm cách mạng để giành quyền sống đă bị cướp đoạt. Cho nên họ chịu đựng hết mọi thiếu thốn, kham khổ trong kháng chiến để có một lư tưởng cao quư kia: giải phóng con người của xă hội và bản thân họ. Không có cái ấy không thể nói chuyện làm nghệ thuật, và cũng không thể có nghệ thuật chân chính. Sự đ̣i hỏi quyền sống ấy thật là chính đáng rất phù hợp với nguyện vọng của toàn dân, rất phù hợp với mục tiêu đấu tranh của cách mạng do Đảng Lao động lănh đạo.

Chuyển từ xă hội phong kiến không qua giai đoan xă hội tư sản như bên Âu châu, mà qua ngay xă hội chủ nghĩa về tự do dân chủ, lănh đạo phải đặt vấn đề: hoàn thành nhiệm vụ giải phóng quyền sống cho con người trong đó có nghệ sĩ.

Riêng về nghệ thuật, lănh đạo cũng phải hoàn thành và thực hiện nhiệm vụ: trao trách nhiệm xă hội cho người nghệ sĩ mà trước cách mạng họ chưa có. Đặt vấn đề ấy có hai mặt: sự đ̣i hỏi quyền tự do sáng tác này nhất thiết phải giải quyết nhưng cũng phải dè chừng tác phong sống kiểu tự do tư sản.

Ở điểm này nếu không phân biệt rơ tự do dân chủ tự do tư sản th́ dễ có lầm lẫn là hễ có người đ̣i tự do là bị quy ngay là tự do tư sản. Hiện tượng này đă có trong phong trào văn nghệ hiện nay. Cũng cần sáng suốt phân biệt sự yêu cầu trách nhiệm chính đáng của nghệ sĩ khác với sự đ̣i thoát ly lănh đạo. Cần hiểu kỹ hiện tượng không th́ dễ rơi vào t́nh trạng quy kết vào là bất măn, phản động không có lợi cho việc xây dựng chung.

Một số các nhà lănh đạo chưa hiểu được thực tế của phong trào nên cứ lo xa anh em văn nghệ bị sa ngă. Những con người ăn ngô, ăn sắn, nằm rừng, đi bộ hàng ngàn cây số, được giáo dục trong chín năm kháng chiến dễ mà phút chốc ngă theo địch hay sao? Chúng ta không duy tâm, nhưng chúng ta cũng phải biết rằng rất nhiều người có thể chịu đựng được kham khổ về vật chất để có một tự do về tâm hồn. Gần một trăm năm bị nô lệ há chẳng làm cho người nghệ sĩ nh́n rơ con đường minh đi và tin tưởng ở cách mạng hay sao?

Nhiều bạn văn nghệ ngoại quốc đến Việt Nam rất ngạc nhiên v́ thấy văn nghệ sĩ có thể sống tập thể với nhau trong kháng chiến và hiện tại. Cái đó chứng tỏ hiện tượng ǵ? Là chủ nghĩa cá nhân tư sản chưa sâu sắc ở thành phần nghệ sĩ, là ḷng yêu nước, yêu chế độ sâu sắc của họ đă khiến cho họ có thể chung sống được như vậy, dưới một h́nh thức tập thể dù c̣n sống sượng và lệch lạc. Cái đó, lănh đạo cần thấy rơ, biết sâu để đánh giá nghệ sĩ cho đúng và cũng để mạnh bạo trao trách nhiệm nghệ thuật của xă hội cho họ.


Cần thiết một chính sách cụ thể

Căn bản của hoạt động nghệ thuật xuất phát từ mỗi cá nhân nghệ sĩ. Một cuốn tiểu thuyết, một bức tranh, một bản nhạc không thể dễ dàng làm tập thể. Hiện nay, mỗi tác phẩm nghệ thuật đều do cá nhân nghệ sĩ đảm bảo. Mỗi cá nhân đó, được xă hội và chế độ đào tạo thành một cá tính. Nghệ thuật không thể sản xuất hàng loạt như máy, cho nên lại càng phải phát huy mỗi cá tính của mỗi nghệ sĩ. Từ trước tới nay trên lư luận chúng ta đều công nhận như thế, nhưng trên thực tế th́ chúng ta đă khuôn ép vào một vài xu hướng một chiều. T́nh trạng nghèo nàn của tiểu thuyết, của nhạc, của hoạ, sự sáng tác hấp tấp của chủ nghĩa thực tiễn, của đường lối phổ cập mà thiếu đề cao, chứng tỏ những thiếu sót lớn của phong trào. Đó là do lănh đạo không thấu hiểu công việc nghệ thuật, thiếu dân chủ.

Sự lănh đạo nghệ thuật yêu cầu một tầm mắt bao quát và sâu rộng, sự hiểu biết cần thiết của phong trào nghệ thuật trên thế giới và thực tế trong nước. Thiếu những kiến thức ấy, lại thiếu một chính sách về nghệ thuật nên lănh đạo không vững tay, nh́n hẹp ḥi, không tin ở quần chúng nghệ thuật, không khai thác hết khả năng chuyên môn của mọi người. Đầu óc hẹp ḥi khiến cho lănh đạo đă đánh giá khả năng nghệ thuật ở cấp bậc hiểu anh em qua những người ít thấu hiểu nghệ thuật, cuối cùng thu lại chỉ có tự tin ḿnh và những người xung quanh ḿnh, cùng tán thành với ḿnh những chủ trương nghệ thuật một chiều. Các nhà văn lănh đạo mỹ thuật, ca nhạc, vũ. Các cán bộ tuyên huấn, cán bộ chính trị lănh đạo mỹ thuật, vũ, kịch, nhạc. T́nh trạng bất hợp lư này hiện nay vẫn c̣n. Cho nên lănh đạo đă dập tắt nhiều thử thách nghệ thuật. Hoặc nó có lỡ mà sinh ra th́ được nằm trong một dư luận quần chúng không có lợi. Không phải ngày nay ông Lục Định Nhất nói “trăm hoa đua nở” th́ mới có trăm hoa đua nở? C̣n hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, c̣n những anh em hoạ sĩ trong kháng chiến, đă có những đề nghị về đua nở trăm hoa với lănh đạo. Năm 1951 Văn Cao vẽ tranh sản xuất khuynh hướng lập thể (hiện nay có mặt ở pḥng triển lăm mỹ thuật Việt Nam ở các nước bạn) bị đập tơi bời, Nguyễn Sáng vẽ một bà cụ cầm một con cá cũng bị phê b́nh nặng. Tân Hội hoạ ở Âu châu bị xem như là thuốc độc và của quốc cấm. Khoá mỹ thuật kháng chiến cũng đă bị phê b́nh là tư sản hữu khuynh khi có một số anh em giảng về hoạ sĩ Van Gogh và Cézanne. Nhưng dù sao các nhà mỹ thuật cũng không học tập một cách nô lệ những kinh nghiệm được giới thiệu và coi là duy nhất về nghệ thuật.

Công việc nghệ thuật cần mạnh tay câm lái, có thể rất nhiều thất bại, nhưng chỉ ở những thử thách lớn và liên tục mới đẻ ra phát minh và sáng tạo. Nghệ thuật không chỉ là một bánh xe lăn măi một con đường đă ṃn, đă cũ. Phải dựa trên cơ sở cá tính độc đáo của từng nghệ sĩ mà phát huy và lănh đạo. Nhất thiết cần tin và coi trọng nhân tài th́ mới có tài năng cho chế độ.

Không thể cứ áp dụng măi lề lối lănh đạo nghệ thuật trong kháng chiến ở không khí kiến thiết xă hội trong hoà b́nh. Điểm thứ nhất là phải trả nghệ sĩ về cho nghệ thuật. Cần phải mạnh dạn giải phóng họ ra khỏi chế độ, công chức, ăn lương theo cấp bậc, ngày làm số giờ quy định. Cần phải giải phóng họ ra khỏi bộ máy nặng nề biến họ thành những người thư kư thạo công văn, điện văn, giải quyết các việc linh tinh, việc hủ hoá tham ô, việc lănh đạo sinh hoạt. Cần giải phóng họ ra khỏi không khí của bốn bức tường quét vôi của cơ quan, sáng cắp mũ đến sở, tối cắp mũ về. Không thể xếp th́ giờ công tác và sáng tác xé lẻ trong từng ngày, không thể mỗi năm chỉ đi sáng tác có hai tháng. Công tác của họ là ở cuộc sống, nằm giữa cuộc sống, thâm nhập cuộc sống. Không thể thỉnh thoảng mới tổ chức rầm rộ một đoàn đi nông thôn xí nghiệp, cơ xưởng v.v… có diễn văn khai mạc và tiễn biệt. Cần giải phóng họ ra khỏi đầu óc địa vị, cấp bậc quan cách của mọi thứ trưởng ban phó ban. Địa vị của họ ở tác phẩm, ở việc phụ vụ nhiều hay ít.

Cần phải có một chế độ riêng cho văn nghệ, phải cho họ sống bằng sáng tác của họ, cho họ phục vụ bằng sáng tác của họ, địa vị xă hội của họ phải được xác định – Ở xă hội cũ, mạnh ai nấy trội lên, ở xă hội của chế độ ta Chính phủ và Đảng phải bảo trợ cho văn nghệ sĩ. Không thể coi nhẹ việc Ban viện trợ Trung ương cho là viện trợ mỹ thuật (xin từ năm 1951) không phải là máy cho nên không gửi đi và đến đầu năm 1956 mới biết. Không thể coi nhẹ việc lănh đạo mỹ nghệ giao cho Bộ Công thương biến những hàng mỹ nghệ của ta đến mức tồi bại. Không thể coi nhẹ đến mức nhà in quốc gia chỉ đặt vấn đề in tranh phổ biến v́ nó bán được hay không bán được chứ không v́ cần cho chính sách. Không thể coi nhẹ như Vụ Thời sự Chính sách không hề có in một tấm áp-phích cổ động cho các chính sách lớn của Chính phủ và Đảng.

Một quỹ nhất định cần được phê chuẩn cho hoạt động nghệ thuật. Hoạ sĩ, điêu khắc gia cần có dụng cụ tối thiểu, nơi làm việc tối thiểu, phải có xưởng làm việc riêng. Chúng ta không thể chỉ gậm nhấm một số thuốc vẽ thời c̣n kháng chiến. Cần phải chấm dứt t́nh trạng thương mại trong nghệ thuật. Một nghệ sĩ cần phải đặt hai chương tŕnh làm việc: một cho cơ quan để phục vụ cần thiết, đề tài cần thiết, một cho bộ phận giao tế để có tiền chi phí về thuốc vẽ và nhu cầu sinh hoạt. T́nh trạng ấy đang làm cho chúng ta chú ư. Nghệ sĩ không được tập trung vào hoạt động nghệ thuật chính yếu, c̣n mải lo về sinh kế, về gia đ́nh. Họ cần được thảnh thơi hơn, tĩnh trí hơn, yên tâm làm nghiệp vụ của ḿnh.

Công nhân làm cách mạng có xưởng máy, nông dân có đồng ruộng, trí thức có tự do tư tưởng th́ nghệ sĩ làm cách mạng để có tác phẩm.

Cần làm cho phong trào nghệ thuật có nhiều tác phẩm, nghệ sĩ luôn luôn sáng tác, như vậy mới mong trăm hoa đua nở, như vậy mới mong trong vài năm nữa phong trào văn nghệ lớn mạnh hẳn lên.


Trúc Lâm

Ngọn đèn

Nhớ những ngày xưa,
Buổi đêm hè dạo chơi trên đường nhựa,
Đứng nh́n về Hà Nội,
Trong ṿm trời đen tối
Toả lên ánh sáng rực hồng.
Hà Nội,
Trung tâm hoạt động,
Những con người ôm gh́ cuộc sống
Chờ đợi
Ngày mai
Ngọn hải đăng giữa biển rộng đêm dài.

Bỗng một buổi
Có lệnh pḥng không
Những ngọn đèn úp mặt xuống đường
Hắt tia yếu ớt
Như mặt người tái nhợt
Đợi giờ kèn trống lôi đi!

Cửa sổ,
Ánh sáng như mơ,
Đôi trai gái quàng vai nhau t́nh tự,
V́ đâu khép kín tâm tư?
Dán giấy đen trên ô cửa kính,
Bầu trời bỗng tối như bưng…
Ánh sáng hoà b́nh
Trả lại cho ngọn đèn
Sức mạnh quét sạch bóng đen.
Cửa sổ
Ánh sáng tràn dâng trong nhà, ngoài phố.
Từng đôi lại từng đôi,
Chụm đầu nhau lau bụi ngọn đèn,
Cho sức sáng lại càng thêm sáng,
Cho t́nh yêu càng thêm lai láng.

Gối đầu lên trang giấy trắng
Nét mực chưa khô
Những ḍng máu đỏ
Viết chuyện hoa, chuyện bướm
Chuyện gió mát bên hồ.

Người nghệ sĩ ngẩng đầu lên
Ngọn đèn đă tắt tự bao giờ…


Quảng cáo

Tấm Cám, truyện cổ tích kể bằng thơ, áng văn kiệt tác của Tú Mỡ, minh hoạ tám màu của Tô Ngọc Vân, tranh b́a năm màu của Trần Văn Cẩn, ấn loát mỹ thuật do Lương Xuân Nhị trông nom. Minh Đức - Thời Đại xuất bản


Hữu Loan
Lộn ṣng

Hôm nay Tuất nhất định làm cho xong hồ sơ để đưa lên ty giáo dục. Hắn cho là sở dĩ hắn bị biên chế ra khỏi trung đoàn cũng chỉ v́ bản hồ sơ đă làm thật thà quá. Rút kinh nghiệm lần này hắn sẽ làm một tập hồ sơ có thể gọi là căn bản, có tính chất định đoạt đến địa vị công tác của hắn. Không phải măi hôm nay khi cầm bút làm hắn mới nghĩ như vậy mà ngay từ khi mới bước chân vào trường hắn đă bận tâm đến việc này rất nhiều.

Nhưng hôm nay đầu óc hắn căng thẳng như tất cả những cái căng thẳng hàng ngày trong gần một tháng nay cộng lại. Hắn biết là hắn sẽ làm một việc nói dối rất đê tiện đối với một đảng viên, nhưng hắn thấy rằng hắn cũng chỉ nói dối một phần nào chứ không hoàn toàn nói dối hẳn. Về tờ khai danh dự tŕnh độ văn hoá hắn sẽ khai là đă học đệ nhất chuyên khoa. Khai là đâu đít-lôm th́ lộ quá mà khai là mới học đệ tứ th́ không oai. Về thành phần xuất thân hắn sẽ khai là công nhân. Hồi ở Đà Lạt hắn chẳng làm công nhân nhà máy gạch là ǵ. Một điểm nữa trong bản lư lịch cũng rất quan trọng là những công tác đă qua. Nếu anh kể toàn những công tác ở những cấp cao th́ anh sẽ bị coi là một người thiếu công tác cơ sở, một người mất gốc và sẽ bị coi như là một người chưa vững về lập trường giai cấp. Nghĩ như thế nên hắn sẽ khai là sau cách mạng hắn làm chủ nhiệm Việt Minh xă.

Suy nghĩ đâu vào đấy cả, chỉ c̣n một việc viết vào giấy mà vẫn thấy khó quá. Những câu văn nó cứ lôi thôi không gọn một tí nào. Hắn viết viết xoá xoá hai ba lần. Bỗng nhiên hắn nghĩ đến chữ kư của hắn chưa được oai, thế là hắn xoay ra kư. Hắn kư đầy hàng trang giấy, cũng chưa t́m được một kiểu nào thật là vừa ư. Kư chán đến vẽ. Hắn vẽ những h́nh vuông, những h́nh tam giác béo, gầy, đủ kiểu đủ cỡ, những cặp môi, những đôi mắt của thiếu nữ đă gặp. Vẽ xong hắn lại viết những chữ q, chữ l, chữ c hoa quấn quít quanh chữ t hoa. Khi đă đầy một trang giấy lớn hắn lấy bút xoá đi xoá lại rất kỹ nhất là những h́nh tam giác và những cặp chữ hoa giao nhau. Xoá xong hắn úp tờ giấy xuống bàn xoa xoa và tiếp tục lại kư tên lên mặt c̣n trắng. Lần này hắn viết: “Bí thư chi bộ trường cấp II N.S.” hoặc “Hiệu trưởng trường cấp II N.S.” hay là “Bí thư kiêm hiệu trưởng…” rồi kư tên hắn xuống dưới. Hắn cố ư ngoặc chữ l sau cùng thành h́nh búa liềm và thay dấu ớ bằng h́nh sao năm cánh. Hắn ngắm đi ngắm lại và thấy rất hài ḷng. Hắn nghĩ có lẽ măi măi hắn sẽ giữ kiểu chữ kư rất có lập trường này. Hắn kư tiếp cho quen tay khi kín hết trang giấy hắn lại xoá rất kỹ nhất là những chữ “bí thư”, “hiệu trưởng” và “bí thư kiêm hiệu trưởng”.

Tuất có giờ Việt buổi chiều ở lớp V. Họp ở huyện xong hắn đi thẳng về trường. Trên đường đi hắn vẫn c̣n nghĩ chuyện họp với huyện uỷ và hắn rút ra một kinh nghiệm là từ nay dù có viết báo cáo hẳn hoi hắn cũng phải trực tiếp với huyện uỷ th́ bao giờ cũng hơn. Hôm nay nếu không có hắn giải thích từng điểm một, giải thích từng thắc mắc cho huyện uỷ bằng những hiện tượng cụ thể th́ huyện uỷ c̣n mất cảnh giác, chưa chịu thấy rằng tất cả các giáo viên trong nhà trường đều có vấn đề cần phải theo dơi. Này nhé! Thân là bí thư kiêm hiệu trưởng là con địa chủ. Lâu là công an ở khu Hà Nội về nghỉ dài hạn. Chung là học sinh lục quân cũng được nghỉ v́ thiếu sức khoẻ. Quang th́ vẫn thư từ gửi đi gửi về với gia đ́nh trong vùng địch và vẫn nhận đồng hồ, bút máy cả xe đạp cha mẹ gửi ra…

Giấy tờ hợp pháp, những giáo viên đó đều có cả, nhưng giấy tờ th́ khó ǵ mà không bịa ra được. Lư do th́ lại càng dễ bịa hơn…

Sau việc báo cáo này, hắn thấy huyện uỷ tin hắn hơn. Hắn sẽ làm cho huyện uỷ tin hắn hơn nữa. Trước kia hắn vẫn thành kiến với trường tư v́ hắn thấy khó “tiến bộ” lắm, v́ chưa có việc nên hắn phải làm tạm. Phải làm công tác quần chúng. Nếu được làm công tác Cải cách ruộng đất th́ dễ “tiến bộ” nhất. Nhưng hôm nay hắn cảm thấy là nhất định hắn có cơ làm ăn được. Không ǵ hắn cũng có thể gây được cơ sở để làm đà vọt cho công tác của hắn sau này. Và hắn rút ra một định lư: “Dù ở đâu hễ khéo th́ vẫn cứ làm ăn được”. Và ở đây hắn định sẽ làm ăn to…

Khi hắn đến trường, kẻng cũng vừa đánh. Học sinh vào lớp c̣n đang lôn xộn, ồn ào th́ hắn đến. Hắn đi vào bàn đứng thẳng lừ mắt nh́n xuống toàn lớp. Học sinh bàn th́ đứng lên bàn th́ c̣n ngồi, có những chú đang thụi nhau tranh chỗ ngồi, giằng nhau sách vở.

Hắn cho là học sinh khinh hắn. Hắn đỏ mắt lên quát:

“Đứng lên! Học sinh ǵ đồ thiếu giáo dục.”

Vẫn c̣n những bộ phận lộn xộn. Hắn càng gào to:

“Đứng lên! Đồ mất dạy!”

Tiếng hắn như một nhát dao chém đứt mọi sự tranh chấp. Cả lớp đứng phắt dậy.

Hắn hỏi:

“Các thầy khác vào các chú có đứng dậy không?”

“Thưa có!”

Hắn càng tức:

“Sao tôi vào không đứng?”

“Thưa anh em chúng con không biết!”

Câu trả lời làm cho hắn dịu hẳn đi. Anh em giở vở ra chờ đợi.

Hắn hỏi anh em:

"Hôm trước tôi bận đi họp với huyện, giờ Việt ai dạy thay?"

"Thầy Quang ạ!"

"Thầy Quang dạy có dễ hiểu không?"

"Thưa dễ hiểu lắm ạ!"

Hắn lại thấy bực ḿnh.

"Tôi dạy có dễ hiểu không?"

"Bẩm dễ ạ."

Hắn thấy thoả thuê trong người nhưng c̣n muốn biết hơn:

"Tôi và ông Quang ai dạy dễ hiểu hơn?"

"Bẩm ông Quang dạy dễ hiểu hơn."

Hắn gắt rinh:

"Làm sao lại như thế?"

Một học sinh đứng lên:

"Thưa thầy dạy từ đầu đến giờ ba bài rồi, con chả hiểu ǵ cả."

Hắn lại gắt:

"Sao lại không hiểu, c̣n thiếu bổ óc chú ra mà nhét chữ vào nữa à? Hở?"

Hắn lấy sổ tay ra ghi:

"Tên chú là ǵ?"

"Là Hiếu ạ."

"Ở đâu?"

"Thưa ở xă Xuân Hoà!"

Trong lớp x́ xào lo lắng.

Anh học sinh tái mặt:

"Thưa thầy, thầy dạy cao quá, tŕnh độ con chưa hiểu được!"

Hắn bảo chú học sinh:

"Cho chú ngồi xuống."

Và dơng dạc:

"Dạy mà học sinh dễ hiểu chưa chắc đă là giỏi, đă là đúng. Có khi v́ hiểu biết nhiều nên dạy cao hơn, học sinh kém quá chưa hiểu nổi. Chú Hiếu khi năy nói có đúng. Có những ông giáo gặp được đôi bài dễ hoặc đă học được ở đâu rồi th́ dạy khá. C̣n phải chờ những bài khác. Lại có khi dạy dễ hiểu nhưng mất lập trường. Như thế lại càng tai hại cho học sinh…"

Nói chán chê, hắn bắt học sinh đem bài cũ ra, rồi câu nào ông Quang đă dạy hắn đều đem bẻ lại từng câu, từng chữ.

Đến chỗ ông Quang giải thích chữ “Huân chương quân công” hắn không giải thích lại nhưng hắn nhất định quân công là sai, phải là quận công mới đúng.

Khi ra về học sinh căi nhau suốt dọc đường về hai chữ này:

“Quân công đúng!”

“Quận công là cái đếch ǵ.”

“Thầy Tuất đúng.”

“Thầy Quang đúng.”

Có chú dẫn chứng cụ thể:

“Có lẽ thầy Tuất đúng v́ làng tớ có đền thờ quan quận công đấy!”

Một chú khác góp ư:

“Thầy Tuất không giỏi sao chuyện ǵ tỉnh huyện cũng giao cho thầy Tuất. Khai giảng, sơ kết thi đua, sơ kết học tập, đều là thầy Tuất. Các thầy khác chả thấy làm được việc ǵ.”

Những chú khác căi lại:

“Đậu tú tài lại không hơn mới học đệ nhị à?”

“Giỏi mà dạy lung tung chả ai hiểu cái ǵ!”

Học sinh về hết th́ bốn học sinh Cẩn, Thanh, Cúc, Lai lại gặp Tuất ngay ở lớp. Buổi tối có cuộc họp bất thường do Tuất triệu tập. Đúng nguyên tắc ra th́ bất cứ cuộc họp nào cũng phải thông qua chi bộ. Nhưng Tuất lấy tư cách là chi uỷ viên phụ trách hiệu đoàn, tự ư triệu tập một số anh em thân tín để làm một việc mà hắn cho là có tính chất “cách mạng” trong nhà trường có tính chất “ăn to”. Hắn kéo bốn anh em chị em vào trụ sở hiệu đoàn trong xóm.

Hắn hỏi han như lo lắng đến anh em lắm:

“Ăn uống ǵ chưa?”

“Chưa.”

“Tôi cũng chưa, họp xong ta ra chợ ăn cũng được chứ?”

Bắt đầu họp hắn tuyên bố:

“Trước khi vào vấn đề, tôi muốn nêu lên hoàn cảnh của anh Thanh và anh Cẩn. Hai anh là hai học sinh khá trong trường nhưng cả hai đều là bần cố nông. Ngày nào hai chú cũng phải đi cắt bổi hoặc vào rừng lấy củi bán, buổi sáng để có thể ăn đi học buổi chiều”, và hắn hỏi:

“Chúng ta nghĩ sao?”

Như sợ có người trả lời mất nên vừa nói xong hắn nói luôn:

“Theo tôi th́ nên trích quỹ nhà trường ra phụ cấp cho hai chú đủ ăn, c̣n hai chú th́ từ mai phải lên đây làm việc cho hiệu đoàn. Việc này tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa ra chi bộ và hứa là thế nào cũng xong. Ta phải đề cao t́nh yêu giai cấp chúng ta.”

Cúc và Lai đều lấy làm kính phục lập trường cao độ của Tuất và thấy tràn trề trong ḷng một thứ t́nh cảm giống như là ái t́nh.

Cẩn và Thanh đều rơm rớm nước mắt.

Hắn hỏi mọi người:

“Anh chị em thấy thế nào?”

Cúc và Lai đồng thanh:

“Đồng ư nhất rồi c̣n ǵ!”

Cẩn và Thanh nghẹn ngào:

“Theo ư chúng em th́ không nên. Làm như thế sợ anh em nói cho.”

Tuất gạt đi:

“Các chú gàn lắm. Có tôi, không lo. Vả lại nhà trường có chế độ học bổng. Có thể coi đó là học bổng thôi.”

Hắn nói sang cuộc họp:

“Việc chính hôm nay là việc này…”

“Việc ǵ đấy anh?”

“Bây giờ các anh em làm thế nào thu thập hộ cho những sổ sách ghi danh học sinh của toàn trường ta hai năm trước đây.”

“Dễ lắm, cứ lấy ở anh Thân là đủ cả. Anh Thân vừa bí thư vừa hiệu trưởng…”

Tuất lắc đầu:

“Không được, nhất thiết không được lấy, không nên lấy ở anh Thân.”

Anh em không ai hiểu ǵ.

Hắn tiếp:

“Cần lấy cả sổ sách thu học phí của quản trị nữa.”

Thanh phát biểu:

“Cái này hơi khó. V́ trong hai năm trước đây nhà trường thay đổi đến 4 người quản trị.”

Tuất giơ tay xua xua:

“Không khó ǵ hết. Chỉ việc phân công nhau ra đến nhà từng người chơi hay là giả có công việc ǵ đó tuỳ cá nhân phát triển sáng kiến.”

Hắn sực nhớ lại:

“À quên, c̣n việc này quan trọng nữa, nghĩa là cần ăn cắp cho được những sổ tay của những anh quản trị nữa…”

Anh em hơi ṭ ṃ muốn hỏi rơ.

Hắn bảo:

“Cứ làm đi, sau sẽ biết.”

Hắn nhấn mạnh:

“Cần nhất là phải giữ bí mật! Không thể nào cho một người thứ 6 biết được.”

Xong đó 5 người quay vào bàn kế hoạch và phân công phụ trách, vạch chương tŕnh làm việc, vạch thời khoá biểu và địa điểm để gặp nhau hội ư. Muốn giữ bí mật triệt để, địa điểm không định trước, cứ xong cuộc này sẽ định chỗ họp cuộc khác trong huyện. Thời hạn là trong hai tháng phải làm xong, vừa đi học vừa tranh thủ làm.

Tan hội nghị đă muộn lắm. Cẩn và Thanh ở gần ra về. Tuất Cúc và Lai ngủ lại trụ sở. Tuất ngủ giường bên này, Cúc và Lai ngủ giường bên kia.

Hai bên nằm nói chuyện chơ sang nhau.

Đầu tiên là chuyện t́nh duyên.

Hai cô kể trước.

Cô nào cũng kể là ḿnh rất đào hoa, hồi làm cán bộ phụ nữ tỉnh, anh nào cũng để ư chết mệt, nhưng hai cô th́ cứ phớt lạnh. Các cậu đâm tuyệt vọng người th́ xin đi công tác B́nh Trị Thiên, người th́ vào bộ đội, người xung phong đi Việt Bắc.

Cúc hỏi Tuất:

“Anh Tuất có biết Vinh không nhỉ? Vinh ở địch vận ấy mà?”

Giọng Cúc như mến tiếc:

“Ba năm rồi!”

Lai cũng hỏi Tuất:

“Anh Tuất có biết Dũng ở tỉnh đội không nhỉ? Dũng cao cao da thật trắng ấy?”

Câu chuyện t́nh duyên làm hắn nghĩ tới đời riêng hắn. Suốt mấy năm trong bộ đội, nhất là trong phong trào nhận đỡ đầu bộ đội, anh em được các mẹ nuôi xây dựng gia đ́nh cho rất nhiều. C̣n về hắn th́ ngay cô Chén, con gái bà mẹ đỡ đầu hắn cũng nhất định không chịu lấy hắn mà chỉ nhoen nhoẻn cái mồm nhận là em gái. Rơ thật là sốt ruột. Nhiều người cho là hắn “khô” lắm. Nhưng thật ra hắn chả khô chút nào. Hàng đêm, hàng ngày không mấy lúc là hắn không nghĩ đến chuyện đàn bà. Chỉ có ngoài mặt là hắn hay làm ra vẻ tinh thần cao. Ai hỏi hắn sao không lấy vợ th́ hắn bảo: “Độc lập xong! Cả toàn dân đang kháng chiến, ḿnh nghĩ đến chuyện riêng sao đang!” Và khi hắn làm tổ trưởng ở đơn vị vô phúc có cậu nào xin phép về hỏi hay là cưới vợ, nhất định hắn không cho. Trong cuộc họp hắn c̣n quy cho một cô là “thiếu chịu đựng trường kỳ gian khổ”, “cầu an hưởng lạc”. Nhưng khi bị biến chế trong thâm tâm hắn cũng có phần vui là hắn sẽ có dịp về nhà lấy vợ mà không bị ai quy ǵ cho hắn như hắn đă quy cho người khác. Lúc mới vào dạy, hắn định sẽ kiếm một nữ sinh nào trong nhà trường có đủ những điều kiện tối thiểu là đẹp, có văn hoá lại tự túc được th́ hắn sẽ xây dựng. Nhưng từ khi về trông ngong ngóng hàng ngày cũng chả thêm được cô nào khác ngoài Cúc và Lai. Hai cô này phải cái vừa lùn vừa xấu. Được cái hai cô đều con phú nông có ruộng và ḅ riêng cả. Lấy hai cô này th́ tha hồ mà đi công tác. Lại có hy vọng thỉnh thoảng được tiếp tế tiền, đồng hồ hoặc bút máy. Hắn cũng nghĩ đến cả cô Quư, cô Quyền trong xóm, Quư th́ đẹp nhưng lại đă có một đời chồng, không lẽ trai tân lại lấy thừa. Quyền c̣n con gái, có gánh hàng xén nhỏ nhưng lại kém văn hoá…

Hắn nghĩ liên miên.

Cúc hỏi hắn:


"C̣n anh Tuất từ trước giờ đă có đám nào chưa?"

Hắn cũng kể cho hai cô nghe chuyện t́nh duyên của hắn. Đại để giống như chuyện hai cô. Nghĩa là hắn đi đến đâu tất cả con gái đều chú mục đều ve văn hắn. Có cô tán hắn sát sạt nhưng hắn cũng phớt đều.

Hắn nhỏm dậy, đánh diêm đốt đèn đưa bức thư của Chén cho hai cô xem. Hai cô ṭ ṃ xúm vào đọc: “… Khi nào đi công tác, mời anh ghé vào chơi, mẹ em và em mong anh lắm…”

Khi hai cô đọc xong hắn chậm răi:

"Chén mới mười chín tuổi, xinh và ngoan lắm, một hai xây dựng với ḿnh, nhưng phải cai xa quá. Măi phủ Thiệu!…"

Sau chuyện t́nh duyên họ chuyển sang chuyện các giáo viên. Hắn hay nhờ hai cô này đi lấy t́nh h́nh giáo viên qua miệng gần 300 học sinh trong nhà trường. Tất cả những chuyện đời tư của mấy ông giáo hắn đều rơ hết. Đến chỗ nào hắn cho là có vấn đề hắn lại vùng dậy đốt đèn ghi vào sổ tay…

Quá nửa đêm lâu, ba người mới đi ngủ. Người nào ngáy cũng to, cũng đều nhưng không ai ngủ cả. Tuất đưa tay rờ hai bên giường. Thấy rộng quá và lạnh quá. Bỗng hắn nhớ một hôm hội nghị ở xóm Quyết Thắng, trời bức, Lai xắn quần để ra một cái đùi rất to và rất trắng. Thể khối và mầu trắng của chiếc đùi ám ảnh hắn suốt đêm. Mấy lần hắn định dậy làm một chuyện thật thà với hắn trong đêm nhưng rồi lại thôi. Sáng mai thức dậy người hắn nhọc phờ.

Hắn tự chửi là đồ ngu. Nhưng rồi lại tự an ủi:

"C̣n chán dịp!"

Chiều thứ bảy nào Tuất cũng bắt các giáo viên tự phê. Lần này không khí có vẻ găng nhất. Suưt nữa xẩy ra đánh nhau. Khi tan họp ra về, các giáo viên ông nào ông nấy c̣n tức sôi sùng sục và tiếp tục trao đổi như căi nhau trên đường về:

"Dạy mà ức như thế này th́ thôi mẹ nó đi c̣n hơn!"

"Từ hồi nó về cái nhà trường này thật là bét như tương."

"Kiểm thảo ǵ mà lắm kiểm thảo với! Thà là kiểm thảo về chuyên môn, về tác phong giáo viên đối với học sinh nó lại đi một lẽ, chuyện gia đ́nh người ta, chuyện bếp núc của từng người từ đời cố kiếp cũng móc máy ra để kiểm thảo. Vợ chồng người ta chửi nhau, vợ chồng người ta ly dị, người ta to tiếng với bố vợ th́ động kệ ǵ đến nó."

"Bà mẹ tao không cho đồng bào tản cư mượn thùng gánh nước chính tao cũng không biết mà sao nó biết. Kiểm thảo tao th́ kiểm cái ǵ?"

"Chuyện riêng của tao hắn đem đi nói xuyên tạc giữa anh em học sinh, hôm nay tao tha giă cho là may!"

"Thằng ấy chuyên môn nói xấu anh em để đề cao nó."

"Bất cứ lúc nào có thể tự đề cao được, nó đều không bỏ qua."

Một người lên tiếng:

“A! A! Để tao kể chuyện thằng Tuất tự đề cao! Chúng mày nhớ hôm hắn phụ trách đem học sinh lớp bẩy chuyển thóc thuế lên xă Quyết Thắng đấy chứ.”

"Nhớ! Nhớ! Thế nào?"

“Tuất về nói rầm nhà rầm xóm là tỉnh và huyện chỉ định hắn chỉ huy nhà trường đi dân công. Thế là cả gia đ́nh hắn cứ tíu tít cả lên làm cơm rượu mời anh em trong xóm đến dự để cho hắn lên đường đi phục vụ.”

Họ nhảy lên cười ha hả:

"Trời ơi là trời! Đi bẩy cây số mà cũng tiễn với chả tiễn chân!"

“Ăn xong hắn đội mũ, lên ba-lô bắt tay mọi người. Ai cũng chúc hắn đi cho ‘chân cứng đá mềm’. Mẹ hắn nh́n theo rơm rớm nước mắt”.

Họ lại cười rú lên:

"Đúng rồi! Đúng rồi! Hồi ấy hắn trọ lại nửa tháng thật! Ḿnh lại cứ tưởng…"

"À ra thế! Kể cũng lắm công đấy chứ!"

Họ kể cả những chuyện hắn dạy dốt quân công thành quận công; đến chuyện hắn bê nguyên văn sử Trần Trọng Kim ra dạy: đến chuyện hắn đi hỏi mỗi người một ít để về soạn những bài sử không có sẵn trong sách Trần Trọng Kim.

Họ biết cả những chuyện hắn khai gian lư lịch: học đệ nhị khai là tú tài hỏng; làm nhà máy gạch có hai ngày phỏng tay không chịu được phải xin ra khai là thành phần công nhân; mẹ lấy tiền địa chủ về buôn nợ giầu sụ th́ khai là buôn thúng bán mẹt…

"Thằng ấy vừa ngu vừa khốn nạn. Hắn khéo ton hót với huyện uỷ đến nỗi, huyện chỉ nghe hắn. Thằng Thân đấu tranh rất nhiều với huyện nhưng cũng chưa đâu vào đâu."

"Phải cái Thân liên quan nên nói huyện nào tin."

Họ chạy từ chuyện Tuất sang chuyện Cúc và Lai:

"Lại c̣n hai cái con trời đánh Cúc và Lai nữa! Hai đứa tính t́nh giống thằng Tuất cứ như đổ khuôn, cứ hơi tư là lập trường tư tưởng là lập trường giai cấp. Tất cả mọi chuyện đều do cái bộ ba ấy phát ra hết."

Một ư kiến đề nghị:

"Phải cho thằng Tuất lấy một trong hai đứa ấy!"

"Ấy một hôm thằng Tuất nó hỏi tao: ‘Giữa Cúc và Lai theo cậu th́ ai hơn?’...”

Cẩn, Thanh, Cúc, Lai, dưới sự lănh đạo của Tuất làm việc và họp hành liên miên. Sau hai tháng, Tuất đưa vấn đề ra trước toàn thể chi bộ. Hắn lấy làm măn nguyện kết quả đă thu được và trước khi vào họp hắn đă tuyên bố với anh em chắc ńnh nịch như đinh đóng cột: “chuyến này, ngoài chuyện phải đền hai triệu rưỡi cho nhà trường, Thân c̣n phải tù là đằng khác”. Câu chuyện nổ như quả bom. Anh em ai nghe cũng hoảng. Từ trước, chưa ai hề nghĩ rằng trong nhà trường lại có thể có một vụ án lớn đến như vậy.

Ai nấy đều chờ đợi chưa hiểu đầu đuôi ra sao. Thân lại càng hoang mang.

Bắt đầu Tuất đưa ra hai điểm:

Điểm thứ nhất là suốt trong hai năm, Thân hoặc v́ đi dạy muộn, hoặc về trước giờ, hoăc bỏ giờ không dạy (v́ Thân đau dạ dầy nặng, ốm luôn, nhất là về mùa rét) trung b́nh mỗi ngày bỏ một tiếng, một tháng 24 tiếng, một năm 210 tiếng, hai năm 480 tiếng. Mỗi giờ dạy, học sinh phải trả cho một lô gạo. Như thế là trong hai năm 480 lô gạo học sinh phải trả không cho Thân.

Điểm thứ hai là Thân khi cần tiền tiêu vẫn lấy quỹ nhà trường tiêu hàng tháng, khi nào lĩnh lương mới trả lại.

Tuất để hội nghị góp ư kiến đưa thêm hiện tượng rồi dơng dạc sơ kết:

"Hai hiện tượng này chứng tỏ là đồng chí Thân đă tham ô của học sinh, của quỹ nhà trường, nói chung là đă tham ô."

Hắn hất hàm hỏi Thân:

"Đồng chí Thân nghĩ thế nào?"

Anh Thân đứng lên nhận là đúng.

Tuất nêu lên điểm thứ ba mà hắn cho là mấu chốt của vấn đề. Hắn dẫn chứng tổng số học sinh trong hai năm, số tiền học phí là bao nhiêu, tiền chi tiêu hết bao nhiêu, c̣n lại bao nhiêu và tuyên bố:

"Số học sinh là thế, thu là thế, chi là thế, vậy th́ v́ lẽ ǵ mà quỹ hụt hai triệu rưỡi? Hai triệu rưỡi đi đâu?"

Sau khi anh em thảo luận, Thân phát biểu:

"Đồng chí Tuất mới dạy trường tư lần đầu, đồng chí chưa hiểu một số quy luật của nó. Đồng chí không biết rằng mới khai giảng học sinh bao giờ cũng đông nhưng càng ngày càng ít đi, cuối niên khoá có lớp không c̣n học sinh nào; đồng chỉ tưởng cứ có bao nhiêu học sinh là cả bấy nhiêu đều đóng tiền ṣng phẳng."

Tuất cắt ngang:

"Hai điểm trên đồng chí đă nhận là tham ô, không một lư do ǵ điểm thứ ba đồng chí lại không nhận."

Cúc và Lai đều phụ hoạ ư kiến của Tuất.

Thân cười khẩy:

"Không có một luật lệ nào lại bắt rằng cứ hễ nhận 2 điểm trên là phải nhận điểm dưới."

Tuất văng tục.

"Tôi khinh hẳn đồng chí. Tôi muốn nhổ vào mặt đồng chí. Bao nhiêu anh em làm việc suốt hai tháng nay, lấy tài liệu đă đủ, không lư là đa số sai mà một ḿnh đồng chí lại đúng."

Thân vẫn cười khẩy:


"Thường thường đa số đúng, nhưng cũng không phải là đa số lúc nào cũng đúng."

Hắn đuối lư:

"Hai điểm trên đă nhận th́ điểm thứ 3 phải nhận. Không phải một ḿnh tôi. Đồng chí Cúc và Lai cũng đồng ư như tôi."

Hắn lừ mắt nh́n mọi người, nhất là Cẩn và Thanh.

Hắn như mở cờ trong ruột khi Cẩn giơ tay nói:

"Trong 2 tháng, anh Tuất bảo em với anh Thanh thu thập tài liệu về vụ này, nhưng em thấy đồng chí Thân nói đúng. Nói ǵ ai, ngay như em mà 4 tháng nay chưa đóng học phí."

Tuất ức lên đến cổ.

Thanh giơ tay xin nói. Tuất nóng ḷng chờ đợi.

Nhưng Thanh chỉ nói vẻn vẹn:

“Em cũng đồng ư với đồng chí Cẩn.”

Tuất như muốn ứa máu mồm. Thân th́ thấy rằng ở đời cũng c̣n nhiều người tốt.

Hội nghị bàn căi xôn xao, rất lâu. Sau cùng phía Tuất vẫn là thiểu số. Hắn rất bất b́nh nhưng khi đề ra kỷ luật: “đồng chí Thân thấy ḿnh đă phạm hai khuyết điểm trên đề nghị hạ tầng từ bí thư xuống đồng chí thường” th́ hắn đă thoả măn v́ như thế là cái điểm căn bản hắn đă đạt được. Dù sao hắn thấy c̣n cần tranh đấu để đưa vụ này ra công khai tuyên bố cho toàn thể học sinh biết. Và hắn đề nghị như thế.

Huyện uỷ tạm chỉ định Tuất làm bí thư chi bộ. Công việc đầu tiên của hắn, sau khi nhận chức này là bỏ phụ cấp của Cẩn và Thanh. Hai anh phải thôi học. Một thời gian ngắn sau hắn lại được điều đi Cải cách ruộng đất. Hắn cảm thấy rằng số hắn toàn gặp thời. Nguyện vọng của hắn là được đi Cải cách ruộng đất, một công tác quan trọng số một, chỉ có ở đó mới dễ lên cấp, lên chức. Hắn chắc thế nào cũng làm ăn được to hơn. Và hắn thấy trong thời gian ở trường hắn đă chuẩn bị khá tốt cho công tác sắp tới. Nay mai hắn sẽ thêm vào lư lịch hắn, chỗ cột công tác đă qua, công tác bí thư C.B., một công tác cơ sở giá trị vào bậc nhất. Hắn chỉ c̣n mỗi một điều hận là thời gian ở trường hắn chưa xây dựng được gia đ́nh. Nhưng hắn có một ư nghĩ đúng lập trường. “Sau Cải cách ruộng đất vàng thau không c̣n lẫn lộn. Khối chị em bần cố. Nhất định thế nào cũng xong”.

Trước khi đi hắn lên chào huyện uỷ và nhấn mạnh với huyện uỷ nên đặc biết chú ư theo dơi các giáo viên; đề cao cảnh giác.

Hắn nói:

“Tôi chắc chắn thế nào bọn chúng cũng là một tổ địch. Đấy rồi các đồng chí xem. Tôi mà c̣n ở nhà một thời gian nữa th́ thế nào cũng ra chuyện.”

 

Trần Công
Nói chuyện với em bé

Anh mua của em
mấy điếu thuốc lá
em tính măi chẳng ra

Sáng nay
có lẽ em vận đỏ
bán được khá nhiều
trưa nay mẹ ốm
đỡ húp cháo thiu.

Nắng xiên khe cửa sổ
nắng thu ấm áp
rọi sáng mắt em
càng sáng
khi em nhẩm đếm
những tờ giấy trăm

Ngoài kia
nhiều em
tung tăng đi học
miệng nhai bánh
tay cặp vở mới tinh
em đâu dám nh́n
đời em c̣n đói

Ra khỏi ngưỡng cửa
chợt em quay đầu
nh́n lại
chị hàng cốm nếp
– mà vây quanh
một lứa em cùng tuổi
đang ăn ngon lành
em tần ngần
nh́n trong khoảnh khắc
rồi quay đi
lặng thinh
rảo bước

Bước đi em
đi đi em
đi như chế độ ta
đang vượt đau khổ
đang lớn dần
lớn măi

Đi đi em
xưa kia
Nguyễn Ái Quốc
đă bỏ tuổi thơ êm đẹp
đi lang thang
khắp bốn phương
trên hè phố Pa-ri
bán báo, bán giầy
bán cả tuổi xanh
để t́m lẽ sống
cho nhân loại
và cho em.

Thuở đó
chưa có em
nhưng
giữa những cơn ho xé phổi
cạnh bữa cơm gầy
cạnh h́nh Lê-nin
NGƯỜI đă nghĩ tới em.

Rao đi em
tiếng em trong sáng lắm
ngần ấy tuổi đầu
em đă bán sức
nuôi em nuôi mẹ
em đă đóng góp
cho đời sáng lên

Em ơi
hăy tự hào
tiếng rao mong manh đó
mười lăm năm trước
trong lao tù
có nhà thơ cách mạng
đă v́ em
lên tiếng xót xa hờn oán
đă gieo vào hồn anh
măi măi t́nh đời
măi măi biết yêu em.

Nay vẫn là NGƯỜI
cùng những người đó
vẫn xót xa đau khổ
đang vượt sóng gió
mang các em lên
NGÀY MAI

Hăy giữ sạch niềm tin trong sáng
như tiếng rao của em
dù cho hiện nay
trong chế độ
c̣n có người
nằm trên phù hoa
quên mất ḿnh là người vô sản
bạn của dân nghèo
dù vẫn c̣n những kẻ
vung phí chủ nghĩa
bước lên bóng các em
ḥng đẩy lùi hy vọng

Em ơi
trong cơn băo táp
chế độ ta văn minh
để vươn lên
có nhiều đổ vỡ
tuy sông hồ có đục
nhưng nước mặt người vẫn trong.

Ráng đợi chờ em nhé
nhất định gần đây
em sẽ hết khổ
em sẽ nằm mộng
ước cánh chim bay
trèo con ngựa gỗ
nắng sẽ cười rực chiếc khăn quàng đỏ
trên ngực em
và Bác Hồ
sẽ tiếp em
ngày Thiếu nhi Quốc tế
dưới sân trường
Đảng sẽ dạy em
biết thêm Dôi-a, Mạc Thị Bưởi
nhưng tự em
em đă biết nghĩa đời
biết quư những trang giấy trắng
hơn nhiều em khác.
 


Hỡi thuốc lá
nhoà dần nhà thủy tạ
bóng em đi
lẫn bóng lớp người
đang triền miên trôi
 


 
*


Hai câu chuyện
Nguyễn Mạnh Tường kể

Chính quyền và quần chúng

Vào khoảng 440 trước khi Thiên Chúa giáng sinh thi sĩ Hy Lạp Sophocle sáng tác một bi kịch nhan đề Antigone.

Polynice là một người, v́ đă bị xử oan, mang ḷng thù Tổ quốc, đem quân về đánh đồng bào. Hắn tử trận. Nhà vua Creon cấm không ai được chôn cất. Em gái hắn là Antigone không chịu tuân lệnh ấy. Chị tin rằng nếu chị có phạm tội cho nữa th́ tội của chị cũng là thiêng liêng. Chị không ngại: “Thời gian cần thiết để làm thoả ḷng người chết dài hơn thời gian cần thiết để làm hài ḷng kẻ sống”. Bị bắt trong lúc chôn cất anh, chị viện pháp luật thiêng liêng của con người, – được mai táng khi chết, – của t́nh cốt nhục giữa anh và em. Chị nói:

“Không phải Zeus hay thần Dikê đóng đô dưới đất, đă lập luật pháp ấy trong nhân loại. Tôi không tin rằng sắc lệnh của anh có hiệu lực cho phép một người thường chống lại pháp luật của thần thánh. Mặc dầu pháp luật này không ghi chép ở đâu cả, nó vẫn bất di bất dịch. Không phải từ hôm qua hay hôm nay, mới có các pháp luật đó. Pháp luật ấy trường cửu và không ai biết nó bắt đầu từ đâu, trong quá khứ. Pháp luật của anh, các thần thánh không thể trừng phạt tôi đă bất chấp nó, v́ tôi không sợ ư chí của ai cả trên trần thế”. Nhận thấy chính nghĩa về tay chị và chị được nhân dân ủng hộ, chị lên tiếng kêu gọi dư luận:

“C̣n ǵ vinh quang hơn là chôn cất một người anh? Đây này, tất cả các người nghe tôi đều tán thành hành động của tôi, nếu họ không, v́ lo sợ, mà cứng lưỡi lại. Đó là quyền của bọn độc tài chuyên chính, muốn người ta làm ǵ, nói ǵ th́ người ta phải làm, phải nói như vậy.”

Nhà vua Creon, tiêu biểu cho chính quyền độc tài, khi nghe thấy lập luận sắc bén, đanh thép ấy, thấy khó chịu và phản ứng ngay. Nhưng hắn không phản ứng với Antigone, hắn phản ứng với chính con hắn Hemon, là người yêu chị ấy, và v́ t́nh yêu, đứng trên lập trường của Antigone mà chống lại bố. Cảm thấy con ḿnh “mắc mưu địch”, Creon t́m cách “đả thông” con:

“Người nào được quần chúng đặt trên địa vị lănh đạo, người ấy ai cũng phải phục tùng, trong các chuyện nhỏ, các chuyện công bằng hợp lư và… ngay trong các chuyện khác nữa. Không ǵ tai hại hơn là bất tuân lệnh của cấp trên. Cho phép như vậy, các đô thị sẽ bị huỷ hoại, các gia đ́nh khuynh đảo, các quân đội đồng minh với nhau, cũng phải đi đến thất bại… Trái lại, muốn cứu vớt quần chúng, khi quần chúng được lănh đạo tốt, là phải bắt quần chúng tự do phục tùng các lệnh đă được ban bố. Như vậy ta bảo vệ trật tự chung…” Hemon không dám phản kháng bố. Nhưng v́ đi sát quần chúng, không mắc bệnh chủ quan, quan liêu, hắn nắm được dư luận cho nên hắn đă mạnh dạn “xây dựng” cho bố:

“Bộ mặt của cha làm cho người trong quần chúng lo sợ, khi nào họ nói cái ǵ mà cha không ưa. Con, trái lại, được nghe thấy trong đô thị dư luận của nhân dân thương xót thiếu nữ ấy v́ đă có nghĩa cử vinh quang và không đáng, v́ nghĩa cử đó, phải chết nhục nhă… Xin cha chớ nên suy luận một chiều, theo cách phiến diện, xin cha đừng tin rằng chỉ có ǵ cha nói mới đúng, mới hợp lư… Học hỏi ở người khác, không ngoan cố, th́ dù ḿnh tài giỏi thế nào đi nữa, đâu phải là tủi thẹn?…”

Nhưng Creon không chịu phục thiện: “Tuổi tác như tao đây mà phải nhờ mày dạy khôn à? Chẳng nhẽ một đô thị dạy ta những lệnh ta cần ban bố hay sao? Phải chăng ta đây trị v́ để một đứa khác điều khiển ta ư?”

Hemon đau đớn nhắc lại cho bố nghe một sự thật hiển nhiên: “Một đô thị, đâu phải là của riêng của một người?” Nào có một ḿnh Hemon xây dựng cho bố đâu? Cả cụ Tiresias là thầy bói trứ danh, hiểu biết ư định của thần thánh, đọc được trong tương lai, cũng không quản ngại tuổi cao, đến gặp Creon để thuyết phục hắn:

“Ai cũng có thể sai lầm. Nhưng người nào khôn và may mắn, th́ biết hối lỗi, t́m các xoá bỏ các tai hại nó gây ra, không có thái độ ngoan cố, không ỳ ra. Ngoan cố th́ vụng đấy!” – Nhưng Creon không thực sự cầu thị, hạ lệnh giết Antigone. Hắn không ngờ Hemon cũng chết theo t́nh nhân:

“Dưới đáy ngôi mồ dùng để chôn sống Antigone, chị này đă lấy thắt lưng treo cổ. Hemon kiệt lực, ôm ḿnh Antigone, khóc lóc thảm thiết, rên rỉ về người yêu đă từ trần, người bố đă tàn nhẫn, t́nh duyên của ḿnh đă chấm dứt… Khi Creon xuất hiện, Hemon nh́n bố với con mắt ngơ ngác, nhổ vào mặt bố, rồi rút gươm, Creon lùi, chạy. Hemon đâm bố nhưng không trúng. Lúc đó, quay cơn điên cuồng về ḿnh, hắn đâm gươm vào ngực và giang hai tay yếu ớt, hắn ôm lấy xác của thiếu nữ. Máu hắn hộc ra đẫm cả má nhợt nhạt. Ngă gục xuống, hiện thời hắn nắm chết cạnh xác Antigone.”

Sau khi nghe báo tin này, Eurydice là mẹ của Hemon cũng tự vẫn nốt. Creon một lúc chết cả vợ lẫn con.


Ái t́nh và lư luận

Trong nền văn nghệ thế kỷ XIII của nước Pháp, Henri d’Andeli có sáng tác một cuốn sách thú vị, được quần chúng nhiệt liệt hoan nghênh. Câu chuyện này được ghi bằng các h́nh ảnh trăm mầu, trăm sắc, trên kính ở các cửa sổ nhà thờ.

Nhà vua Alexandre ở Hy Lạp, v́ mê một mỹ nữ, sao nhăng công tác, chỉ đắm đuối với t́nh yêu. Ông thầy của nhà vua là triết gia Aristote lên tiếng phê b́nh:

“Hoàng đế ơi, tôi tin rằng Hoàng đế đă mất tinh thần sáng suốt rồi, đến nỗi để người ta dắt đi đây đó, như con ngựa, con ḅ được chăn đi ăn cỏ, ngoài đồng. Đầu óc của Hoàng đế chắc là đă rối loạn v́ một thiếu nữ địa vị xă hội thấp kém. Trái tim của Hoàng đế biến đổi đến nỗi mất hết mực thước rồi. Tôi khẩn khoản yêu cầu Hoàng đế, chớ nên đa mang như thế nữa v́ mất thời gian vô ích…”

Vua Alexandre sau khi nghe thầy xây dựng, đâm ra thắc mắc, trở về nh́n người yêu, ngắm nghía người yêu:

“Mắt chị sáng sủa, cử chỉ dịu dàng, không có khuyết điểm nào đáng chê trách. Trán chị nhẵn, sáng hơn pha lê, thân thể đẹp, miệng xinh, tóc vàng. Alexandre than: ‘Sao mà ai cũng muốn tôi sống khổ cực? Thầy tôi cũng như họ hàng tôi, không ai thông cảm với tôi cả. Họ muốn ái t́nh phải nhập khuôn phép. Nhưng nào ái t́nh chịu theo lệnh của ai? Ái t́nh chỉ biết theo ư chí của ḿnh thôi’. T́nh nhân của nhà vua, được hiểu biết câu chuyện, thấy tức tối đầy ḷng. Chị ta cương quyết trả thù nhà triết học. Chị tin ở ái t́nh. “Ái t́nh cung cấp tôi đủ sức lực để tranh đấu. Uy lực của ái t́nh không bao giờ khiếm khuyết. Đối với tôi, th́ dù biện chứng học hay văn phạm cũng phải thua. Ngày mai điều ấy sẽ được chứng minh rơ ràng.”

Sáng hôm sau, chị thắng một chiếc áo sơ-mi thôi, nhẹ nhàng, mỏng đẹp, phất phới trước gió. Chị dạo chơi ngoài vườn, vừa đi, vừa hát, nhan sắc tuyệt vời hơn bao giờ hết. Nhà triết học đang đọc sách cũng phải ngẩng lên nh́n, sau đó, không hạ mắt xuống nữa, cứ theo dơi mỹ nữ măi. Nhưng liên hệ bản thân, nhà triết học than thân:

“Trái tim tôi biến chuyển thế nào? Tôi đây đă già, đầu bạc, vừa xấu lại vừa xanh, vừa đen lại vừa gầy, chỉ giỏi về môn triết lư. Bao nhiêu sức lực của tôi cống hiến cho nghiên cứu rồi…”

Lúc ấy mỹ nữ vừa đi, vừa hát, hái hoa kết thành bó. Nhà triết học thấp thỏm, mong chị lại gần chỗ ḿnh. Quả thực chị ta lại gần. Trong khi trái tim đập mạnh đến nỗi có thể phá tan ngực, nhà triết học lên tiếng đưa t́nh:

“Thưa mỹ nữ, tôi sẵn sàng hiến dâng mỹ nữ từ trái tim đến linh hồn, từ đời sống đến cả danh dự của tôi. Ái t́nh và tạo hoá đă giằng buộc tôi với thiếu nữ, tôi không thể nào xa ĺa mỹ nữ được…”

Mỹ nữ khoan hồng, nghe, tủm tỉm cười với một nụ cười nghênh tiếp. Chị thông cảm với nhà triết học đă cố “t́m hiểu” chị. Chị sẵn sàng xe duyên kết nghĩa với nhà triết học, nhưng chị đặt một điều kiện, có một điều kiện thôi. Chị muốn được cưỡi lên lưng của nhà triết học để dạo quanh vườn. Nhà triết học tranh đấu tư tưởng gay go. Thoả măn yêu cầu của mỹ nữ th́ c̣n ǵ là phẩm giá của con người, danh dự người trí thức nữa? Nhưng không c̣n con đường nào khác cả. Vả lại vườn này vắng tanh, ai biết đến? Rốt cuôc, nhà triết học đầu hàng vô điều kiện, chịu để đóng cương vào người, rồi làm ngựa để mỹ nữ cưỡi. Alexandre gặp thầy, lăn ra cười, cười cho đến khóc, rồi hỏi thầy:

“Thưa thầy sao lại lạ thế này? Chẳng lẽ thầy lại làm ngựa cho người ta cưỡi? Chắc là thầy loạn óc rồi. Vừa đây, thầy dạy tôi chớ nên mắc mưu ái t́nh, thế mà bây giờ lại chính thầy bị ái t́nh biến thầy thành con vật để người ta cưỡi?…”

Nhà triết học thẹn và nhục. Nhưng nhanh trí, đă t́m thấy ngay câu giả nhời:

“Tâu Hoàng thượng, tôi cảnh cáo Hoàng thượng là đúng. Hoàng thượng đang tuổi trẻ mơn mởn, chứa chan nhiệt lực của tuổi thanh niên. C̣n tôi đây, đă già nua. Tuy nhiên chỉ cần có một giờ thôi mà ái t́nh đă tiêu tán tất cả nhận thức của tôi phải bao năm nghiên cứu mới thu được. Thế lực của ái t́nh thực là mănh liệt, thắng hết mọi trở ngại. Bây giờ Hoàng thượng phải nhận định rằng nếu một người như tôi mà c̣n bị điên cuồng v́ ái t́nh th́ Hoàng thượng là người trẻ trung lại càng phải đề cao cảnh giác hơn nữa. Muốn tránh thiên hạ chê trách, nhất định không nên đi vào con đường ái t́nh…”

Để kết thúc câu chuyện này thi sĩ khuyên:

“Qua câu chuyện này, ta nghiệm thấy chớ nên chê ai, chớ nên quở trách những t́nh nhân, nam và nữ, tuân theo lệnh của ái t́nh một cách triệt để.

Sự thật là như tôi đă nói, khi nào c̣n Trời Đất, c̣n loài người, th́ Ái t́nh luôn luôn thăng và thăng măi măi.”


 
*


Hoàng Cầm
Hướng đi lên Bắc
(kịch thơ)

Lời nhà xuất bản

“Hướng đi lên Bắc” là tên đề một đoạn trong vở kịch thơ Lên đường của Hoàng Cầm viết cuối năm 1944, trong không khí chuẩn bị Tổng khởi nghĩa của nhân dân. Vở kịch đó diễn nhiều lần từ đầu 1945 ở nhiều địa phương miền Bắc, và ở Hà Nội hồi tạm chiếm, tuy bị kiểm duyệt Pháp cắt xén, mật thám Pháp theo dơi, vở kịch vẫn được một số anh chị em t́m mọi cách đưa lên sân khấu.

Lên đường là một vở kịch lịch sử 2 hồi, nội dung chính là cuộc vận động phong trào cách mạng trong các gia đ́nh nho sĩ yêu nước ở thời kỳ Đông du và Đông kinh Nghĩa thục.

Toàn vở chưa có dịp xuất bản thành sách, chúng tôi tạm giới thiệu một đoạn ở hồi thứ nhất, lấy tên là “Hướng đi lên Bắc”. Trong đoạn này ông Tú là một nhà cách mạng ở ngoại quốc về vận động thanh niên nho sĩ đi ra ngoài, để mưu t́m một con đường giải phóng dân tộc. Thái là một thanh niên nhà nho, có vợ trẻ con thơ, có ḷng yêu nước nồng nàn. Đoạn kịch này là một trong những trang kịch thơ của Hoàng Cầm có khả năng gợi lên một cảnh dĩ văng tốt đẹp: Đó là truyền thống yêu nước và đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.


Thái – Ông Tú










































 
Thái Thưa bác, bây giờ cháu xin hỏi kỹ:
Bác từ đâu trở lại chốn quê hương?
Ông Tú Tôi đă vượt gần hai ngàn hải lư
Về qua đây rồi lại sắp lên đường.
Thái Cữ tháng giêng cụ Cử Hoàng cho biết
Bác ở yên Thượng Hải được ba năm,
Rồi một dạo lại tuyệt vô âm tín
V́ khắp trời Trung Quốc bặt hơi tăm.
Ông Tú Ḍ vết chân của một người chí sĩ
Nơi tha phương khi quốc phá gia vong
Thật cũng khó như đi t́m cái bóng
Con chim chiều bạt gió cuối mùa đông.
Thái Bao nhiêu năm bác vào ra sinh tử,
Bốn phương trời ṃn mỏi gót điêu linh
Nơi quê hương c̣n một túp lều tranh,
Một khóm trúc, bác có về đâu nữa!…
Giá bác ở nhà vui cùng cây cỏ,
Th́ ngày nay bác cũng được an nhàn.
Ông Tú (cười gằn) An nhàn!
Kể con người ai có muốn gian nan!
Như anh đấy. Thôi thế là hạnh phúc!
Một túp lều tranh, sân rêu ngơ trúc,
Vợ đẹp, con khôn, ngày tháng thảnh thơi,
Ngàn dâu xanh che lấp hẳn cuộc đời!
Thế là đủ! Anh không c̣n được biết
Bao nỗi khổ của người dân nước Việt
Quằn quại kêu thương dưới gót giặc bạo tàn
Thái Cháu đă đi chơi từ Bắc vào Nam,
Đâu cũng thấy cảnh nước non tươi sáng
Ở thôn quê th́ hội hè đ́nh đám.
Nơi thị thành th́ xe ngựa nhởn nhơ,
Cảnh thái b́nh êm ái như bài thơ
Của Lư Bạch…
Ông Tú (tức giận) Tôi không ngờ anh Thái
Có học thức mà như người khờ dại
Đi trong đêm mà cứ tưởng ban ngày
Để cảnh đời hào nhoáng của bên ngoài
Nó cám dỗ… Anh đă thành mất trí.
Tôi không ngờ vượt hai ngàn hải lư
Để về nghe anh nói giọng ươn hèn!
Thôi, tôi đi! (lạnh lùng đi ra cửa)
Thái (chạy theo giữ lại) Thưa bác…
Ông Tú Anh đă quen
Sống nô lệ. Tôi không cần nói nữa!
Thái Có điều ǵ bác vui ḷng tha thứ.
Cháu c̣n thơ chưa hiểu thấu việc đời.
Cháu chân thành mong bác hăy ngồi chơi
Giảng cho cháu những điều hay lẽ phải.
Ông Tú (trở vào, giọng nói nghiêm trang)
Anh có nhớ anh họ ǵ? Anh Thái?
Thái Cháu họ Lê.
Ông Tú À, anh Thái họ Lê
Ông nội anh đi biệt xứ không về,
V́ đă quyết khởi binh trừ giặc Pháp
Đời bác anh năm Mậu th́n tháng chạp
Bị cầm tù giặc cắt cụt một chân,
Cụ Lê B́nh chống lại giặc xâm lăng
Suốt một tháng ở trong thành Kinh Bắc.
Cụ đă thề không bao giờ hàng giặc
Phút cuối cùng đă chết dưới chân thành.
Đời chú anh lên núi đỏ rừng xanh
Luyện quân sĩ nhưng chẳng may thụ bệnh,
Rừng Hưng Hoá đành chịu thua số mệnh!
Đến thầy anh cũng luân lạc mười năm
V́ giang sơn nước mắt đă ướt đầm
Trên cây cỏ miền Hoa Nam bí mật
(thở dài) Đến đời anh… an nhàn sung sướng thật!
Trông thấy anh tôi tủi thẹn vô cùng
Thái Nhưng bây giờ thưa bác…
Ông Tú Đă là xong,
Nước đă mất!
Thái Nhưng ḷng dân đă định!
Đời b́nh yên…
Ông Tú Là cuộc đời cường thịnh
Của con trâu gậm cỏ sống b́nh yên
Mà kéo cày! Hừ, tư tưởng yếu hèn
Cam phận sống để làm thân tôi tớ!
Gịng họ Lê, mấy đời, anh có nhớ?
Các cụ xưa đă chết v́ ai không?
Thái Cháu không quên…
Ông Tú V́ thương xót non sông
Bao nhiêu người đă chối từ vàng bạc,
Ném công danh, vứt ngựa xe đài các,
Xa vợ con, đi mở một con đường
Đầy chông gai, đầy nước mắt, máu xương
Là đường sống cho giống ṇi Nam Việt;
Đă phải chịu những cực h́nh thảm thiết,
Đă chết dần nơi nước độc rừng thiêng;
Như vậy mà người khác vẫn tiến lên,
Một dân tộc vẫn đợi ngày đứng dậy.
(mỉa mai) C̣n anh th́… như con chim bay nhẩy
Trong lồng son, như cây cỏ vô tri,
Như ngựa non kéo măi cái xe đi
Lằn sông núi vết bánh xe vong quốc!
(chua chát) Anh là ai? Anh không c̣n tổ quốc
Tôi thương anh mà cũng tiếc cho anh!
Thái (ch́m đắm trong quá khứ)
Ngày khi xưa khi bác sắp đăng tŕnh,
Cuối mùa đông, cháu mới lên mười tuổi,
Cháu đ̣i theo, bác xoa đầu cười nói:
“Đợi vài năm rồi bác sẽ quay về.
Cứ ở nhà chép gia phả họ Lê,
Chịu khó học cho ngoan, đừng khóc nhá”.
Cháu khóc măi, nhưng có người giục giă
Bác vụt đi như một bóng mây vần
Cháu trở về, nỗi nhớ nhạt phai dần
Rồi đi học, rồi thoi đưa ngày tháng…
Ông Tú (mỉm cười, chua chát)
… Rồi lấy vợ, rồi bóng chiều thấp thoáng
Ngoài bụi tre, rồi uổng phí một đời…
Thái Cháu cũng như chiếc lá lạnh lùng trôi
Ḍng nước đục. Nhưng có khi một bóng
Đối ngọn đèn khuya, sách vàng mở rộng,
Cháu thấy như phảng phất bóng ai về:
Ngoài sân kia như có bác đứng nghe
Lời tâm huyết của non sông uất hận
Có những chiều cháu ra vào ngơ ngẩn
Thoảng bên tai lời bác hát ngày xưa:
Rằng “ta lưu lạc giang hồ,
Chèo khua biển gió, bến bờ là đâu.
Nghiến răng bẻ gẫy xe trâu,
Chung tay xoá hết ḷng đau mọi nhà…”
C̣n nhiều nữa nhưng cháu không nhớ hết…
Ông Tú (cảm động)
Ồ, thế ra anh vẫn c̣n tâm huyết,
Hai mươi năm c̣n nhớ khúc ca xưa:
Rằng “ta lưu lạc giang hồ,
Chèo khua biển gió, bến bờ là đâu.
Nghiến răng bẻ gẫy xe trâu,
Chung tay xoá hết ḷng đau mọi nhà…
Bây giờ ta lại với ta
Nước trong gạo trắng lượt là cùng chung
Giang tay khoá kín chữ đồng
Cái vui bốn cơi, một ḷng chung chia”.

 
Thái Ấy thế mà hai mươi năm xa cách,
Áo tuyết sương đă mấy lần sờn rách.
Bác già đi mà cháu đă ba mươi…
Th́ cũng theo như ḍng nước chẩy xuôi,
Biết làm ǵ? Mà làm ǵ sao được!
Ông Tú Cháu đừng nhầm! Đă một ḷng v́ nước
Th́ có ai ngồi đếm tuổi bao giờ?
Bác ngày nay lại trẻ hơn ngày xưa,
Cháu mới thực già đi! Nhưng nói măi
Sắp chiều rồi. Anh lại đây, anh Thái!
Anh ngồi đây tôi nói một câu này.
Thái Dạ…
Ông Tú Hai mươi năm tôi mới về đây
Chỉ v́ nghĩ đến anh. Tôi cả quyết
Tin rằng anh, ḍng họ Lê khí tiết,
Ḍng họ Lê không sống nhục bao giờ.
Anh có c̣n là cháu Thái ngày xưa
Đ̣i theo tôi lên đường đi bốn bể?
Thái Cháu cũng biết sống đây là nô lệ,
Bao nhiêu năm làm một kiếp chim lồng
Nhưng…
Ông Tú Anh có c̣n nghĩ đến ǵ không?
Chắc hẳn có, v́ anh là Lê Thái,
Là con cháu cụ Lê Tuân, Lê Đại
Và Lê B́nh, là ḍng dơi Việt Nam
Là một người biết nghĩ đến giang san,
Không có lẽ cúi đầu ôm gót giặc,
Để vàng ngọc lụa là che lấp mắt
Mà cam tâm làm tôi tớ suốt đời.
Thái (ứa nước mắt)
Vâng, cháu đă từng ngồi đếm lệ rơi
Nhưng hôm nay, khi âm thầm tưởng nhớ
Bao nhiêu người đă đi không về nữa
Và mỗi khi cháu thắp một tuần hương
Thờ tổ tiên đă chết v́ giang sơn.
Đến hôm nay, hai mươi năm cách trở,
Được gặp bác, cháu bồi hồi tưởng nhớ
Những ngày xưa rộn rịp khách đi về;
Góc vườn kia đă uống máu ăn thề…
Trăng hôm đó đỏ ngầu như bát máu.
Cảnh tượng cũ c̣n như in ḷng cháu,
Đến hôm nay sống lại với ngày xưa.
Ông Tú Nhưng cuộc đời có trăm thứ dây tơ
Nó chi phối những con người tâm huyết
Nó trói buộc tâm hồn cho đến chết,
Cất cánh lên không quá được mái nhà.
Lúc gần trưa, tôi có rẽ về qua
Thăm cụ Đồ. Cụ xem chừng phiền muộn
V́ anh lắm…
Thái Cháu bây giờ chỉ muốn
Được đi chơi trên toàn cơi Việt Nam
Lấy thiên nhiên quên hết nỗi lo buồn
Của sự sống.
Ông Tú Giá đi mà biết được
Nỗi cực khổ của người dân trong nước
Th́ may ra cũng ích lợi phần nào
Chứ như anh đem ngay tháng tiêu dao
Thật vô ích!
(đứng dậy lại gần Thái)
Hôm nay anh có dịp
Được ra đi. Nhưng đi là vĩnh biệt
Là lao ḿnh vào cực khổ gian nguy
Tôi về đây có nhiệm vụ đưa anh đi
Cùng một bọn mấy chục người trẻ tuổi.
Thái (ngạc nhiên)
Dạ cháu đi…?
Ông Tú Đă đi không trở lại!
Chỉ quay về khi đă thắng quân thù.
Đi đây là giành độc lập tự do
Cho Tổ quốc. Chứ không là du tử
Nh́n chim bay trên lưng đèo tuyết phủ
Hay nh́n ḍng nước biếc, liễu tà dương.
(im lặng một lát)
Nửa đêm nay tôi đă phải lên đường.
Anh nghĩ xem,… nên đi th́ sửa soạn.
Thái (bối rối)
Nhưng thưa bác, đêm nay…
Ông Tú Đêm ảm đạm…
Tối ba mươi Tết, ngày mai xuân về,
Hoa cúc vàng, t́nh đối lứa phu thê,
Khói trâm toả, hương rượu nồng man mác…
Thái Sao bác không đợi đầu năm ấm áp
Sẽ ra đi?
Ông Tú Chỉ có một đêm nay!
Tôi phải đi. Anh có quyền suy nghĩ:
Đêm ba mươi trong tổ ấm vui vầy
Mà ngoài kia, đường xa xôi sương tuyết…
Thái Ta đi đâu? Và thưa bác… sẽ làm ǵ?
Ông Tú Ta làm ǵ đến nơi anh sẽ biết.
Đây những lời tuyên triệu gọi ra đi
Những thanh niên của non sông nước Việt.
(lấy ra một tờ giấy nhỏ đưa cho Thái)
Lời thúc giục viết ra bằng tâm huyết
Một ông già. Anh hăy thuộc làm ḷng
Rồi huỷ đi. Giờ đă cuối mùa đông,
Đến sang xuân sẽ bắt đầu việc lớn.
Đi đêm nay kể cũng là hơi muộn,
Nhưng là đêm trừ tịch, lẻn ra đi,
Mấy ngày xuân có thể vượt biên thuỳ…
Thôi, bây giờ để ḿnh anh cân nhắc:
Ḱa gian khổ đợi chờ trên cơi Bắc
Đây yên vui trong hương khói gia đ́nh…
Anh nghĩ kỹ đi, kẻo một mối t́nh
Dù nhỏ bé cũng gây phiền năo.
Tôi có việc phải qua làng Hương Thảo,
Gần nửa đêm tôi sẽ đến t́m anh
Việc gia đ́nh anh xếp đặt cho nhanh
Chỉ có một đêm nay, đêm quyết liệt!
Nếu không đi th́…
Thái Bác cho cháu biết…
Hẹn nơi nào?
Ông Tú À, chút nữa tôi quên:
Tôi sẽ đến đây vào quăng nửa đêm,
Nếu anh đi th́ treo đèn trước cửa.
Tôi trở lại mà không đèn không lửa
Th́ nghĩa là… anh vui cảnh gia đ́nh.
C̣n tôi đi…ra sương gió… một ḿnh!
(Ông Tú đi nhanh ra cửa. Thái nh́n theo suy nghĩ…)





 
*


Phùng Quán
Ai người hiểu rơ nhất?

 
Gửi chị Khánh và cháu Anh


Chị tôi đi lấy chồng
Năm nay ba mươi tuổi
Bao nhiêu là mong đợi
Lần đầu tiên có con

Tôi đến thăm gặp chị
Đang quỳ dưới chân con
Nâng niu thay tă lót
Đôi bầu vú sữa căng

Tôi bồi hồi cảm động
Chưa dám bước vào pḥng
Sợ bước đi kinh động
Người mẹ âu ếm con

Bỗng tiếng máy phóng thanh
Trầm trầm báo tin dữ:
Bọn đế quốc Pháp Anh
Dội bom xuốn thành phố
Nước Ai Cập hoà b́nh

Gian pḥng như sầm tối
Môi chị tắt nụ cười:
Phải chăng là thế giới
Chiến tranh lại đến rồi?

Em ơi ḷng người mẹ
Sợ vô cùng tiếng bom
Dù tiếng bom ấy nổ
Cách xa mấy đại dương!

C̣n ǵ đau xót hơn
Bao yêu thương hy vọng
Người mẹ sống nuôi con
Như nuôi một giấc mộng

Đau thương của chiến tranh
Ai người hiểu rơ nhất?
– Chính là chị gái tôi
Người chị tuổi ba mươi
Sinh đứa con đầu ḷng.

11-56


 
*


Thông báo
Bạn đọc chú ư
 
Nhà xuất bản Minh Đức
 
Nguồn: Giai phẩm mùa Đông Tập I, in tại nhà in Sông Lô, 18, Trường Thi, Hà Nội xong ngày 28-11-56 – do nhà Minh Đức xuất bản. B́a sách do nhà Quảng Nghi và Minh Đức in, họa sĩ Sĩ Ngọc tŕnh bầy và do hai ông Nguyễn Viết Thưởng và Ngô Quang Thịnh trông nom – Bản khắc của Trần Tiến Mỹ. Số sách in 3100 cuốn – khổ 16×24 – 72 trang. Số xuất bản 53, số in 414 nộp lưu chiểu tháng 12-56. Bản điện tử do talawas thực hiện, với sự giúp đỡ của NTT.

( * ) - Giai Phẩm Mùa Xuân
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Thu Tập I
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Thu Tập II
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Thu Tập III

Nguồn: Talawas.org