GIAI PHẨM MÙA THU TẬP I

Nguồn: Talawas.org

Lời nhà xuất bản

Để góp phần vào việc chuẩn bị Đại hội Văn nghệ Toàn quốc, để phát huy và đẩy mạnh tự do sáng tác văn nghệ theo phương châm trăm hoa đua nở, chúng tôi xuất bản tập Giai phẩm mùa Thu gồm có nhiều bài của nhiều tác giả bản sắc khác nhau, khuynh hướng khác nhau. Mỗi tác giả chịu trách nhiệm bài viết của ḿnh. Trên tinh thần này, nhà xuất bản thiết tha mong các bạn văn nghệ sĩ cộng tác đông đảo.

Nhà xuất bản Minh Đức

Phan Khôi
Phê b́nh lănh đạo văn nghệ

Ngày 14 tháng 7 trước đây, một anh bạn trẻ đến với tôi, ngỏ ư muốn tôi viết một bài cho tập Giai phẩm mùa Thu, tôi nhận lời, và viết cái bài nầy.

Tôi không phải không nhớ nhập tâm rằng cái
Giai phẩm mùa Xuân đă gây ra một cảm giác nặng nề cho giới văn nghệ, nhưng mà tôi cứ viết. Là v́ tôi nghĩ thấy mùa thu không thể giống được với mùa xuân. Thầy Mạnh Tử nói rằng “Bĩ nhất thời dă, thử nhất thời dă”. “Thời” là mùa thu, mùa nào tiết khí ấy, mà cũng mùa nào thức ấy.

Huống chi anh bạn trẻ có cho tôi biết rằng Giai phẩm mùa Thu sắp in ra là để góp một phần nhiệm vụ chuẩn bị và xây dựng cho Đại hội Văn nghệ Toàn quốc tháng 11 sẽ tới, tôi cũng muốn đóng góp chút ít cái nghĩa vụ ấy, th́ đó là dịp tốt cho tôi viết.

Lại huống chi cái tôi viết đây là bằng văn xuôi, có chi nói nấy, nói toàn những sự thực, tôi không làm thơ, trong đó không có cái ǵ nhiêu khê, bí hiểm, như “cái b́nh vôi” của Lê Đạt, “con chó đói” của Trần Dần, “cái chổi quét rác rưởi” của Phùng Quán, nó như ruột voi, như phổi ḅ, suôn đuồn đuột mà xốp xồm xộp, ai đọc cũng thấy ngay tôi nói ǵ, khỏi phải hiểu ư nầy ra ư khác th́ tôi tưởng tôi nên viết lắm.

Tôi muốn nói sự thực. Nhưng có người bảo rằng “có những cái sự thực không nên nói”. Tôi không tin. Đó là ở dưới chế độ nào kia, chứ ở dưới chế độ của chúng ta, đă lấy phê b́nh, tự phê b́nh làm vơ khí, th́ c̣n có cái sự thực nào là cái sự thực không nên nói?

Tôi muốn phê b́nh. Nhưng có người lại bảo rằng “phê b́nh nội bộ th́ được, không nên viết trên sách báo, bên địch chúng thấy chúng sẽ xuyên tạc ra”. Tôi cũng không tin. Cái thời kỳ “đóng cửa dạy nhau” đă qua rồi, ngày nay chính là ngày có mâu thuẫn ǵ giữa nội bộ cần phải giải quyết trước mặt quần chúng nhân dân, không nhờ ánh sáng của quần chúng nhân dân soi dẫn cho, th́ không thể giải quyết nổi. Vả lại, đă nhận rằng ăn của nhân dân, làm việc cho nhân dân, nhân dân là chủ, có quyền kiểm tra mọi việc, th́ sao lại cứ giấu im ỉm với nhau, không cho nhân dân biết?

C̣n như sợ “bên địch xuyên tạc” th́ chỉ là cái cớ mượn để mà giấu im ỉm. Bên địch hà tất đợi đến có cái ǵ mới xuyên tạc? Chó sủa hà tất phải có bóng người đi qua. Đă là bên địch th́ nó cứ dựng đứng chuyện lên, tôi thử kể ra đây một mẩu. Tháng tư năm ngoái, tôi đi vào khu V, nghe đồng bào thuật lại rằng trước đó độ một năm, lúc thủ tướng Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ-ne-vơ, đài phát thanh Sài G̣n nói rằng “đó là tại Hoàng Minh Giám, bộ trưởng ngoại giao, đă bị thủ tiêu rồi nên Phạm Văn Đồng lên thay”. Thật, ông nào nói “bên địch xuyên tạc” cũng nên khen ông ấy là tử hơn bên địch lắm lắm vậy.

Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa lập lên đă 12 năm rồi, vững như trồng rồi, được cả nhân dân toàn quốc tín nhiệm rồi, tha hồ cho đứa nào vu cáo, đặt điều nói xấu, cũng không c̣n sợ thay, nữa là thứ đồ xuyên tạc.

Bây giờ chúng ta làm ǵ? Đành rằng chế độ của chúng ta là tốt, nhưng chúng ta đây là ai? Chúng ta đây là những người từng sống dưới chế độ phong kiến, thực dân, đế quốc hoặc nhiều hoặc ít, những tư tưởng xấu xa tiêm nhiễm của chế độ xấu xa ấy c̣n rớt lại trong đầu óc chúng ta hoặc ít hoặc nhiều. Do đó sinh ra những hiện tượng xấu xa mà chúng ta chỉ có bịt mắt lại mới không thấy. Bây giờ chúng ta phải bạo gan nh́n thẳng vào những cái hiện tượng đen tối ấy, vạch trắng nó ra, yêu cầu nhau sửa chữa. Sửa chữa đến tận gốc tư tưởng. Có như thế, chế độ của chúng ta mới tốt đẹp thêm, bền vững thêm, chúng ta mới xứng đáng là người mác-xít, là người cộng sản chủ nghĩa, là công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa. Chúng ta muốn “củng cố miền Bắc” à? Tôi tưởng đó là một việc trọng yếu trong chương tŕnh phát triển văn hóa cũng như phát triển kinh tế để củng cố miền Bắc.

Bởi những lẽ đó, tôi viết bài nầy phê b́nh lănh đạo văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam, cái cơ quan mà tôi sống trong đó tám chín năm nay từ khi nó mới bắt đầu thành lập ở Việt Bắc tới giờ, và phê b́nh rất thẳng thắn.

Hồi c̣n ở Việt Bắc, đường lối văn nghệ có vẻ giản đơn lắm. Tóm lại là theo chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa hiện thực xă hội để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân, nhất là phục vụ cho cuộc kháng chiến trước mắt. Những người công tác văn nghệ lúc bấy giớ có làm đúng và đầy đủ như thế không, chưa nói đến; một điều có thể nói chắc là ai nấy đều cố gắng đi theo đường lối ấy. Đối với lănh đạo, họ có thắc mắc ǵ không? Hầu như không có thắc mắc ǵ cả. Nếu có th́ cũng đă chín bỏ làm mười, v́ trong thời gian đó, cái vĩ đại, cái gian khổ mà vinh quang của cuộc kháng chiến ngập trên người họ, họ đang để ḷng mà nghĩ đến kháng chiến, không nghĩ đến chuyện khác.

Ở đây tôi không đi sâu hơn, không đi t́m cái cớ tại làm sao mà sau khi thắng lợi trở về thủ đô, lănh đạo văn nghệ thành ra vấn đề, quần chúng văn nghệ thắc mắc đối với lănh đạo; tôi chỉ đưa ra cái hiện tượng không tốt ấy sau khi trở về Hà Nội hai năm nay.

Th́nh ĺnh tôi dùng cái danh từ “quần chúng văn nghệ” chắc có người thấy mà lấy làm chướng mắt. Nhưng không dùng th́ không lấy ǵ đủ chỉ rơ một cái hiện tượng: cái hiện tượng đối lập, một bên là lănh đạo văn nghệ, một bên là quần chúng văn nghệ. Trước kia, trong thời kháng chiến, lănh đạo với thứ quần chúng ấy là một, mà bây giờ là hai. Thêm một điều đáng chú ư, là cái thứ quần chúng ấy, hiện nay, không chỉ là văn nghệ sĩ theo kháng chiến ở Việt Bắc, mà c̣n văn nghệ sĩ ở vùng mới giải phóng, mà c̣n văn nghệ sĩ ở vùng Nam bộ, ở khu V ra tập kết nữa, một thứ quần chúng khá đông đảo, hễ lănh đạo không khéo th́ nó dễ thành ra đối lập.

Ở dưới chế độ tư sản, sự đối lập là thường: nhân dân đối lập với chính phủ, công nhân đối lập với chủ xưởng, học sinh đối lập với nhà trường… Nhưng ở dưới chế độ của chúng ta, về mọi phương diện, yêu cầu phải đi đến không đối lập, hễ c̣n có đối lập, là cái hiện tượng không tốt, cái triệu chứng không tốt.

Sở dĩ có cái hiện tượng ấy là bởi trong lĩnh vực văn nghệ chúng ta hai năm nay có những điều sai lệch về lănh đạo mà tôi sẽ cử đại khái ra như dưới đây. Đây là những việc nổi bật lên, tôi thấy rơ th́ tôi nói; c̣n những việc khác, về mặt tổ chức, về mặt hành chính tôi không biết cho lắm th́ tôi không nói.


I. Về vấn đề tự do văn nghệ sĩ

Sau khi về Hà Nội không lâu, giữa một cuộc tọa đàm ở trụ sở Hội Văn nghệ, một cán bộ cao cấp lấy tư cách cá nhân đề ra cái vấn đề “tự do của văn nghệ sĩ”. Cái vấn đề ấy được giải thích là: Có một số văn nghệ sĩ nào đó đ̣i tự do hay là có ư đ̣i tự do, mà tự do một cách bừa băi, đến nỗi “ví như một kẻ kia đi trên đường phố, thấy có người ôm cái cặp da đẹp, giật ngang lấy đi, rồi nói rằng đó là tự do của ḿnh v́ ḿnh thích cái cặp da.” Do đó, kết luận là: phải có lănh đạo, văn nghệ sĩ phải ở dưới quyền lănh đạo.

Tôi thấy vấn đề đặt như thế không đúng. Sự thực trước mắt chúng ta không hề có như thế.

Bao nhiêu văn nghệ sĩ từng theo kháng chiến, không luận ở Việt Bắc, ở Nam bộ, ở Khu V, đều đă ở trong Hội Văn nghệ, đều đă bằng ḷng chịu lănh đạo rồi, nếu họ không bằng ḷng chịu lănh đạo th́ họ đă không ở trong Hội Văn nghệ. C̣n những văn nghệ sĩ ở vùng mới giải phóng, họ c̣n ở lại đây tức là họ rắp tâm chịu lănh đạo, nếu không th́ họ đă đi vào Nam. Tóm lại, văn nghệ sĩ hiện nay có mặt ở miền Bắc không ai đ̣i tự do bừa băi hết, không ai định “đánh giật cặp da” hết, tôi không biết v́ sao lại đặt ra vấn đề ấy.

Quả thật như vậy, văn nghệ sĩ của chúng ta chẳng những đáng yêu mà lại đáng thương nữa. Họ biết trước kia họ đă đi sai đường, họ ngoan ngoăn chịu lănh đạo. Mồ ma Tô Ngọc Vân, anh là một họa sĩ cụp vẽ mỹ nhân, năm 1948, anh c̣n vẽ bức tranh màu đề là “Hà Nội đứng lên”, tŕnh bày một người thiếu phụ tuyệt đẹp đứng hiên ngang trong đống lửa, chung quanh là những cái bếp đổ v́ bom đạn. Thế mà sau đó anh chừa hẳn cái vai cụp ấy. Ở Triển lăm Hội họa năm 1952, trong một bức tranh không có thể không có phụ nữ, th́ anh vẽ một đám bà già và gái bé. C̣n Thế Lữ, có lần tôi hỏi tại sao anh không làm thơ như trước kia. Anh trả lời rằng đợi đến bao giờ anh “chỉnh” lại được tâm hồn, cảm thông được với quần chúng cần lao, bấy giờ anh sẽ làm. Thứ văn nghệ sĩ như thế, mà nói họ đ̣i tự do, dù chưa phải là tự do bừa băi, cũng đă oan họ lắm rồi, oan mà không có chỗ kêu.

Có lẽ bởi nh́n thấy ở một khía cạnh nào rồi nhận định hẳn như thế, nên từ đó lănh đạo gắt hơn, kỳ tiêu diệt thứ tự do ấy của văn nghệ sĩ. Nhưng, sự thực, thứ tự do ấy vốn không có thể bị tiêu diệt, mà cái cá tính của văn nghệ sĩ, cái nghệ thuật tính của văn nghệ, nhân đó, tuy chưa bị tiêu diệt, chứ cũng đă bị thương.

Chưa nói đến cá tính và nghệ thuật tính. Ngay đến ư kiến, ngôn luận của quần chúng văn nghệ dù rất b́nh thường, không có ǵ hại, cũng bị ḱm hăm. Tôi là một người đă chịu cái điều khó chịu ấy, tôi nói ra đây tưởng không có ai ác đến nỗi bảo tôi là dựng đứng hay xuyên tạc như bên địch.

Sau khi về Hà Nội mấy tuần lễ, có một cuộc họp mặt văn nghệ sĩ với mấy đồng chí văn nghệ Liên-xô. Một đồng chí nói rằng ḿnh v́ không đọc được tiếng Việt cho nên không biết văn học Việt như thế nào, chứ c̣n mấy ngành khác như nhạc, họa, kịch đều thấy có tiến bộ cả. Nhân đó, tôi phát biểu ư kiến, đại khái tôi nói văn học Việt v́ những điều kiện nào đó hạn chế, nên hiện thời nó c̣n thấp kém lắm, chưa theo kịp sự tiến bộ của mấy ngành kia. Lại, trong một cuộc họp khác sau đó, nói về âm nhạc, có mấy người đề cao nhạc cổ Việt Nam. Tôi tuy dốt âm nhạc chứ cũng biết rằng nhạc cổ của ta không cao đến cái mức ấy, bèn lại phát biểu ư kiến. Tôi thuật lại chuyện nghe ở người khác rằng có một nghệ sĩ nước bạn phê b́nh điệu hát chèo, trong đó đệm nhiều những “a ư a”, “t́nh tính tang”, c̣n đeo tính chất nguyên thủy. Mấy hôm sau, tôi gặp ông Hoài Thanh ở chỗ thang gác từng thứ hai của trụ sở Hội Văn nghệ, ông bảo rằng mấy lần phát biểu ư kiến của tôi đều đáng phê b́nh, nhất là lần sau, sao lại bằng vào lời một nghệ sĩ nước ngoài mà phủ định nhạc cổ? Tôi chưa kịp nói ǵ th́ ông đă đi xuống khỏi thang gác. Tôi vào pḥng riêng, nằm nghĩ mà tức lắm, không tức ǵ với ông Hoài Thanh mà tức với lănh đạo. Từ đó có mặt trong cuộc họp nào tôi cũng không phát biểu ư kiến. Có anh em hỏi tôi sao không phát biểu. Tôi trả lời rằng v́ không có ư kiến ǵ khác. Nhưng, thực ra, có ư kiến ǵ khác tôi cũng không thèm phát biểu. Nên nói thêm rằng tôi mong ông Hoài Thanh đưa tôi ra phê b́nh lắm, nhưng may làm sao không thấy đưa tôi ra phê b́nh, v́ cái sự phê b́nh được coi là vơ khí ấy rất hiếm có trong cơ quan chúng tôi: hai năm nay chỉ có hai lần, một lần
phê b́nh thơ Việt Bắc, một lần phê b́nh bài thơ của Trần Dần mà sau đây tôi sẽ nói đến.

Đó là lănh đạo nghiệt ngă về nói; đây là về viết.


Tháng 10 năm ngoái, tôi được cắt cử nói chuyện trong cuộc kỷ niệm Lỗ Tấn. Trước khi nói, tôi phải viết ra tŕnh qua lănh đạo xem. Trong bài viết, có chỗ tôi nói Lỗ Tấn thông hiểu chủ nghĩa Mác lắm, nhưng trong văn chương của ông không hề dùng những danh từ mác-xít, mỗi khi đọc, làm tôi nghĩ đến con tằm: con tằm ăn dâu rồi nhả ra tơ, nếu nhả ra dâu th́ không phải là con tằm. Ông Nguyễn Tuân hỏi tôi: “Nói như thế là định viser (ám chỉ) ai?” Đề nghị tôi nên chữa. Tôi lấy làm lạ, tôi sao lại có tâm địa xỏ lá đến nỗi mỗi khi nói phải có ám chỉ ai mới được; tuy vậy, tôi cứ hứa sẽ chữa. Một chỗ khác, nói về lối phiên dịch, Lỗ Tấn chủ trương trực dịch. Ông Hoài Thanh bảo tôi phải chữa, lấy lẽ rằng phiên dịch có nhiều lối, nếu lấy Lỗ Tấn làm khuôn mẫu th́ Hồ Chủ tịch dịch Tỉnh ủy bí mật, không trực dịch, chẳng là không đúng hay sao? Tôi biết rơ rằng cái câu nói đó chỉ là thuật lại cái chủ trương của Lỗ Tấn, chẳng hề lấy làm khuôn mẫu, cũng chẳng hề đả động ǵ đến việc dịch của Hồ Chủ tịch hết, những tôi không căi, cũng cứ hứa sẽ chữa, mà thật, tôi đă chữa ngay trong bản thảo trước mặt ông Hoài Thanh. Tôi tuy nhũn như con giun đối với lănh đạo thể ấy, nhưng khi nói trước công chúng, tôi cứ nói theo nguyên văn của tôi, không chữa một chữ nào, vẫn không gặp sự phản ứng nào trong đám thính giả.

Đó là cái thói kỵ húy trong văn chương của thời phong kiến c̣n rớt lại. Thuở Thiệu Trị, ở trường thi hương Thừa Thiên, Đặng Huy Trứ vào trường thi, trong văn có câu “vi gia miêu chi hại”, nghĩa là làm hại giống mạ tốt, nhưng “gia miêu” là tên làng các vua triều Nguyễn
[1] , quan trường sợ bóng sợ gió, sợ như thế có thể hiểu ra là làm hại làng của vua, bèn đánh rớt bay. Lại thuở Tự Đức, cũng trường thi Thừa Thiên, Lương Gia Hựu cũng vào trường thi, trong văn có câu “vi thiên tử chi ấp”, chữ “ấp” đó nghĩa là kinh đô, thế mà quan trường sợ có thể hiểu nôm na rằng thiên tử ôm ấp cô gái nào, cũng đánh rớt bay. Thử so sánh mà xem, có phải mấy ông lănh đạo của tôi cũng sợ bóng sợ gió, cũng kỵ húy như mấy ông quan trường ấy không? Người ta làm cho tôi cảm thấy qua việc ấy rằng nước Việt Nam ngày xưa, triều đại là triều đại Thiệu Trị, Tự Đức, cái nguồn văn chương là Tứ thư, Ngũ kinh, c̣n nước Việt Nam ngày nay, cũng là triều đại ǵ đó, chỉ khác cái nguồn văn chương là mác-xít, chứ cái thói kỵ húy của quan trường th́ không khác.

Trở lại vấn đề “tự do của văn nghệ sĩ”.

Thực ra th́, như trên đă nói, văn nghệ sĩ không đ̣i tự do bừa băi, họ chịu ở dưới quyền lănh đạo, chỉ duy cái vấn đề họ đặt ra là lănh đạo phải như thế nào. Nói như thế cũng chưa hết ư. Phải nói rằng văn nghệ sĩ cũng muốn được tự do, nhưng họ chỉ yêu cầu được tự do trong nghệ thuật.

Đành rằng văn nghệ phục vụ chính trị, cho nên chính trị phải lănh đạo văn nghệ. Nhưng phải hỏi: chính trị nếu muốn đạt đến cái mục đích của nó, th́ cứ dùng những khẩu hiệu, biểu ngữ, thông tri, chỉ thị, không được hay sao, mà phải cần dùng đến văn nghệ? Trả lời cho thành thật, e chính trị phải vỗ vai văn nghệ mà nói rằng: Sở dĩ tao tha thiết đến mầy là v́ tao muốn lợi dụng cái nghệ thuật của mầy. Đă cởi mở với nhau như thế rồi, văn nghệ đồng ư. Nhưng phần nghệ thuật nầy là phần riêng của văn nghệ, chính trị không bao biện được, nó phải đ̣i tự do trong phần ấy. Như thế, tưởng chính trị cũng lấy lẽ ǵ mà không đồng ư. “Hai bên đều có lợi”, cái nguyên tắc ấy, ở ngày nay, nó thích dụng trong bất cứ một sự hợp tác nào.

Nhưng hai năm nay, lănh đạo văn nghệ của chúng ta đă đi quá trớn mà không giữ đúng cái giao ước bất thành văn ấy. Lănh đạo đă xâm phạm mỗi ngày một hơn vào quyền riêng nghệ thuật của văn nghệ sĩ.

Trong văn nghệ, không cứ về ngành nào, sáng tác hay “sản xuất”, đều hầu như bị Ban Thường vụ của Hội xỏ sẹo dắt đi, hay quá lắm là nhúng tay vào. “Phục vụ công nông binh” và “phục vụ kịp thời”, cái đó đă đành rồi; “quần chúng văn nghệ” bực ḿnh v́ c̣n phải chịu mệnh lệnh của lănh đạo ngoài những cái đó.

Tức như trước đây trong việc chấm giải thưởng về nhạc. Có một bài nhạc, Ban chấm giải (gồm những nhạc sĩ chuyên môn) đặt vào hạng thấp, th́ Ban Thường vụ bảo phải nhấc lên hạng cao, lấy lẽ rằng “lời” nó hay và đúng chính sách. Ban chấm giải bầy rằng tuy “lời” hay mà “nhạc” tầm thường nên để hạng thấp, nhưng không được, rốt lại cũng phải nhắc lên hạng cao. Một anh nhạc sĩ trong Ban chấm giải thuật chuyện ấy cho tôi nghe và phàn nàn rằng thế th́ làm thơ làm văn cho hay và đúng chính sách cũng được, việc ǵ phải làm nhạc và phải giao cho nhạc sĩ chấm? Tôi cho phàn nàn như thế là có lư lắm, trừ ra khi nào Ban Thường vụ cũng là nhạc sĩ chuyên môn th́ vấn đề c̣n phải thảo luận lại.

Để rồi đến ngày Đại hội, trong mỗi ngành sẽ có người đứng lên nói những sự thực như thế ra. Tôi ở ngành văn, tôi đă kể một chuyện về viết như trên kia cũng đủ thấy là khó chịu rồi. Cái sự bẻ bai bẻ họe của bà già đối với nàng dâu, hà tất phải kể ra hàng tràng, thiên hạ mới biết.

Ông Nguyễn Tuân và ông Hoài Thanh đều là nhà văn nổi tiếng, tôi không nói các ổng không có thẩm quyền về nghệ thuật viết văn. Nhưng các ổng có nghệ thuật của các ổng, c̣n tôi có nghệ thuật của tôi. Trong nghệ thuật ngụ cái cá tính của mỗi người một khác, do đó nghệ thuật tính của văn nghệ của mỗi tác giả một khác. Có thế th́ mới có được cái quang cảnh “trăm hoa đua nở”. Nhược bằng bắt mọi người viết phải viết theo một lối với ḿnh, th́ rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết.

Mà nếu cứ thế nầy măi, than ôi, cái ngày ấy cũng chẳng xa đâu!

Cái tác phong lănh đạo ấy hiện đă truyền nhiễm khắp Hà Nội rồi. Một ṭa soạn nào đó cũng có quyền chữa bài của tôi, vứt bài của tôi. Mà phải chi đáng chữa mà chữa, đáng vứt mà vứt cho cam. Mới đây, trước ngày 20 tháng 7, có một nhà báo – giấu làm ǵ? Nói ngay là nhà báo Tổ quốc – nhà báo Tổ quốc viết thư cậy tôi viết một bài. “Viết một bài về chuyện miền Nam”, như thế là đă “ra đề” cho tôi “làm bài” đó, tưởng cũng đủ lắm rồi. Trong thư, ông đại chủ bút c̣n “dàn bài” cho tôi nữa: những là “yêu cầu” thế này, “mục đích” thế nọ, và hạn từ một ngàn rưởi chữ đến hai ngàn chữ. Tôi lấy làm đau xót quá (có lẽ đó v́ tôi tự ái, đáng kiểm thảo), bèn kiếm cách từ chối. Cụ Đồ Chiểu ơi! Cụ Đồ Chiểu! Ở thời cụ, cụ đă kêu:

Ở đây nào phải trường thi

Ra đề, hạn vận một khi buộc ràng?


thế mà đến ngày nay, bảy tám mươi năm sau cụ, người ta c̣n ra đề, dàn bài, lại hạn chữ cho tôi nữa đó cụ ơi! Tôi c̣n làm ăn ǵ được nữa cụ ơi! Tôi c̣n là tôi đâu được nữa cụ ơi!


II. Về vụ Giai phẩm mùa Xuân

Lănh đạo như thế cho nên mới có tập Giai phẩm mùa Xuân. Nói cho tiêu tội, mấy người viết Giai phẩm mùa Xuân, họ vốn không hề cho tôi biết ǵ cả, nhưng khi tôi đọc th́ tôi – có lẽ như tục ngữ nói: voi thuộc voi, ngựa thuộc ngựa, tôi biết ngay là v́ họ bất b́nh với lănh đạo

Sáng hôm mùng Một Tết âm lịch năm nay, ông Tố Hữu đến chơi trụ sở Hội Văn nghệ. Giữa anh em đông, ông hỏi ư kiến tôi về tập Giai phẩm mùa Xuân. Tôi nói trong đó chỉ có bài thơ của Trần Dần nói lôi thôi, có hơi không lợi; c̣n của Phùng Quán, của Lê Đạt, tôi thấy nói đúng đấy. “Chống công thức”, “quét rác rưởi tư tưởng” là việc chúng ta cần phải làm. Có điều cái ǵ là công thức, cái ǵ là tư tưởng rác rưởi, chẳng những nên bảo họ nói rơ ra, mà c̣n nên bảo họ viết lên báo cho rơ ra. Ông Tố Hữu nói một câu có đông anh em cùng nghe: “Giấy mực đâu mà phí để cho họ viết?”. Thế rồi làm thinh. Tôi làm thinh, nghĩa là tôi trải đời nhiều rồi, tôi tṛn lắm rồi, tôi không dại dột đến nỗi đă thế rồi mà c̣n cứ nói nữa.

Mấy hôm sau, nghe nói tập sách mỏng ấy bị thu về, tôi cho rằng sự thu về ấy là thất sách. Sao lại phải làm to chuyện cái chuyện không đáng làm to? Sao lại gợi cho những kẻ hiếu kỳ lén lút t́m mua tập sách ấy 3000đ một tập mà đọc? Sao lại làm như là sợ nó? Ở Trung Quốc, Hồ Phong nói xấu lănh đạo văn nghệ đến thế, mà “ba sắp tài liệu” của Hồ Phong vẫn được công bố ra, cả đến cái ư kiến thư của hắn cũng được công bố ra, chẳng ai hề sợ.

Thế rồi một ngày xuân mới, ánh mặt trời ấm áp, tối lại, có mấy hạt mưa phùn để giúp cho những cây rụng lá mùa đông nứt lộc ra, th́ ở trụ sở Hội Văn nghệ khai hội từ 7 giờ tối đến 1 giờ sáng để phê b́nh bài thơ Trần Dần, mà kư thực là hỏi tội Trần Dần, một mầm non văn nghệ. Hỏi tội độc một Trần Dần thôi, là cái ngón chính trị tài t́nh lắm đấy, để cô lập Trần Dần và phân hóa lũ người trong Giai phẩm, cái ngón ấy đă thành công. Hết thảy có độ một trăm rưởi người, trong đó có vài chục người đứng lên nói, đại khái giống nhau và kết luận là Trần Dần có tội. Không phải không có những người thấy rằng Trần Dần dù có tội cũng không đến to như thế, nhưng mà họ đă làm thinh.

Tôi nhớ có một vị bắt lỗi trong bài thơ Trần Dần có chữ “Người” viết hoa. Lấy lẽ rằng chữ “Người” viết hoa lâu nay chỉ để xưng Hồ Chủ tịch, thế mà Trần Dần lại viết hoa chữ “Người” không phải để xưng Hồ Chủ tịch. Tôi ngồi nghe mà tưởng như ḿnh ở trong chiêm bao: chiêm bao thấy ḿnh đứng ở một sân rồng nọ, ông Lê Mỗ tố cáo ông Nguyễn Mỗ trước ngai vàng, rằng trong phép viết, chỉ có chữ nào thuộc về hoàng thượng mới phải đài, thế mà tên Nguyễn Mỗ viết thư cho bạn, dám đài chữ không phải thuộc về hoàng thượng. Nhưng may cho tôi, tôi tỉnh ngay ra là ḿnh ngồi trong pḥng họp Hội Văn nghệ.

Rồi đến ông Hoài Thanh viết một bài trên báo Văn nghệ, bằng giấy trắng mực đen, ghép Trần Dần vào tội phản động, đứng về phía địch chống lại nhân dân ta
[2] .

Thật cái tội phản động ở xứ nầy sao mà ghép một cách dễ dàng quá. Hồ Phong bên Trung Quốc, c̣n phải điều tra bao nhiêu năm, công bố “ba sắp tài liệu”, mới vạch mặt hắn là phản cách mạng, là tay sai của Tưởng Giới Thạch được. Tôi lại c̣n thấy một cái tài liệu, nói Hồ Phong từng bị bắt quả tang có một thanh gươm, ở cái nạm có bốn chữ “Tưởng Trung Chánh tặng”, ở cái lưỡi có ba chữ “đảng nhân hồn”. Như thế th́ phản động là đáng lắm, có đâu chỉ một bài thơ mà đă là phản động?

Tuy vậy, Trần Dần c̣n có phúc hơn cậu cử Nguyễn Thuyên con trai cụ lớn Tiền quân Nguyễn Văn Thành nhiều lắm. Trần Dần với bài thơ hàng hơn năm trăm câu mà chỉ mang tiếng là phản động thôi, không như cậu cử Thuyên, bài thơ chỉ có 56 chữ, ư tứ vu vơ, mà bị chết chém, và c̣n liên lụy đến anh em, bè bạn, liên lụy đến ông cụ bố phải uống thuộc độc mà chết. Trong chỗ đó, tôi thấy thời đại dân cộng ḥa dân chủ rộng răi đối với văn nghệ hơn thời đại chuyên chế triều Gia Long rất nhiều.

Cuối cùng, ông Nguyễn Đ́nh Thi, thư kư ṭa soạn báo Văn nghệ viết liên tiếp ba bài đại cà sa phê b́nh tập Giai phẩm mùa Xuân. Sau khi ba số báo in ra xong, ông Thi đư cả cho tôi xem và hỏi ư kiến tôi đối với ba bài ấy.

Đọc xong sau một hôm, hai chúng tôi nói chuyện với nhau. Tôi bảo ông Thi rằng ông đặt sai vấn đề. Vấn đề Giai phẩm là vấn đề lănh đạo, chứ không phải vấn đề quần chúng. Tôi phân tích rơ ràng cho ông thấy rằng tại lănh đạo văn nghệ có thế nào cho nên quần chúng văn nghệ mới bất b́nh mà phát biểu ra như thế. Ví dầu trong sự phát triển của họ có lầm lỗi cũng c̣n là cái ngọn, mà cái gốc, phải t́m đến ở chỗ do lănh đạo gây ra. Thế mà cả ba bài của ông Thi không có một chữ nào đụng đến lănh đạo hết, chỉ đổ lỗi cho mấy người viết trong Giai phẩm, thế là không công b́nh, thế là quá đáng. Khi viết đây, tôi ngồi dưới ngọn đèn điện 20 nến, tôi nói có mặt đèn làm chứng, ông Thi nhận cho lời tôi nói là đúng, hứa sẽ viết phê b́nh lănh đạo, nhưng măi tới nay chưa thấy viết.

Đọc trong bài thứ nhất của ông Nguyễn Đ́nh Thi, đến chỗ ông nói mấy người trong Giai phẩm là “cả vú lấp miệng em”, làm tôi nhớ lại một vài chuyện cũ mà tủm tỉm cười một ḿnh. Năm 1920, tôi làm thư kư kiêm kế toán cho công ty Bạch Thái ở Hải pḥng, tôi thấy ông Bạch Thái Bưởi bóc lột công nhân làm tàu của ông rơ ràng, thế mà một hôm ông chỉ vào mặt các anh làm tàu mà nói rằng: “Chính chúng mầy bóc lột tao”; năm 1930 hay 1931 ǵ đó, tôi viết báo ở Sài G̣n, biết thực dân Pháp khủng bố cộng sản dă man hết sức, thế mà trên báo Tây, chúng gọi Xô viết Nghệ An là “khủng bố đỏ” (terreur rouge). Nghề thế, hễ ḿnh muốn người khác đừng nói đến cái tật xấu của ḿnh, th́ ḿnh đem ngay cái tật xấu ấy đổ trên đầu người khác để đấm họng họ cho câm đi. Chính ông Nguyễn Đ́nh Thi “cả vú lấp miệng em” cho nên ông bảo trước rằng bọn Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt là “cả vú lấp miệng em”. Thực ra th́ bọn nầy có “vú” đâu mà “cả”, vả lại họ cũng không có ai là “em” họ hết.

Một tối họp buộc tội, không có một lời nào căi lẽ; bốn bài báo buộc tội, không có một chữ nào trả lời: quả nhiên “miệng” đă bị “vú lấp” rồi. Đó là cái cơ hội cho một việc ǵ xảy ra.


III. Về vụ giải thưởng văn học 1954-1955

Sau khi giải thưởng nầy tuyên bố, ở đâu th́ không biết, chứ ở Hà Nội, dư luận bàn tán xôn xao, nhiều người không phục, cho rằng có mấy tác phẩm trong đó không xứng đáng được giải. Nói như thế, có thể bị coi là nói vu vơ, không có bằng chứng. Nhưng muốn có bằng chứng cũng không thể có được, v́ cả nước chỉ có một tờ báo Văn nghệ có thể đăng những bài phê b́nh văn nghệ, mà là của Hội Văn nghệ, thứ dư luận ấy có muốn phát biểu cũng không phát biểu vào đâu. Tuy vậy, bằng chứng cũng không phải toàn không có. Dạo trước, tờ Trăm hoa có ba bài của ba người công kích tập thơ Ngôi sao của Xuân Diệu, nhưng khốn nỗi, nó ra đến bài thứ ba th́ nó chết. Dù vậy, tôi thấy dư luận ấy là quả có, chẳng tin, ai thử làm một cuộc trưng cầu ư kiến mà xem.

Chính tôi là một người ở trong Ban Chung khảo chấm giải, tôi đă biểu t́nh với thứ dư luận ấy trước khi nó xôn xao, nghĩa là trước khi tuyên bố kết quả giải thưởng.

Ban Chung khảo có mười người, tôi là một. Tôi quên lửng, không biết do ai công cử hay chỉ định, khi nhận được giấy triệu tập th́ cứ di dự vào, làm việc, lănh tiền thù lao, nhưng khi việc xong th́ tôi đâm ra trách ḿnh một cách bâng quơ: phải chi ḿnh đừng dự vào đó th́ hay.

Tác phẩm của mỗi ngành trong văn học, như thơ, tiểu thuyết, kịch bản… sau khi chuyền cho nhau đọc rồi, về mỗi ngành có một buổi họp toàn ban để b́nh định thứ bậc. Trong khi b́nh định, hễ đồng ư với nhau th́ thôi, bằng có mâu thuẫn th́ biểu quyết bằng lối giơ tay, “thiểu số phục tùng đa số”.

Hôm b́nh định về thơ, tôi phản đối tập Ngôi sao đứng giải nh́, tôi nói: có vớt vát lắm th́ cũng chỉ nên để nó đứng giải ba. Tôi cử ra những câu bí hiểm không thể hiểu nghĩa được, th́ ông Huy Cận (một trong Ban chung khảo) bảo rằng đó là tại tôi “muốn” không hiểu th́ không hiểu. Quái, tôi “muốn” làm sao được? Theo lẽ, ông Huy Cận nếu binh vực cho Ngôi sao th́ phải cắt nghĩa rạch ṛi những câu ấy ra, chứ sao lại bảo rằng tôi “muốn” không hiểu? Nhưng cả ban làm thinh, tự hồ ai cũng hiểu những câu ấy, không ai tỏ đồng ư với sự chỉ trích của tôi. Tôi c̣n cử ra những câu tầm thường quá, không xứng đáng là thơ, và nói rằng thơ Xuân Diệu ngày nay trở kém thơ Xuân Diệu ngày trước. Một ông trong ban (quên là ai) căi rằng nếu thế th́ bao lâu nay Đảng giáo dục Xuân Diệu không có hiệu quả ǵ sao? May mà một ông khác (quên là ai) lập tức đưa tay ngăn cản lại, nói đó không phải là cái luận cứ vững, đừng đưa ra. Nhưng đồng thời tôi trót đă vọt miệng thốt ra câu này: Đảng giáo dục Xuân Diệu làm cách mạng, chứ có giáo dục Xuân Diệu làm thơ đâu, thật như đức Khổng tử đă dạy rằng: “Ngựa tứ chẳng kịp lưỡi”. Cũng v́ tôi nên có sự mâu thuẫn, phải biểu quyết, th́ tôi đứng về thiểu số, mà nhớ h́nh như thiểu số tuyệt đối.

Hôm khác b́nh định về tiểu thuyết. Tôi phản đối Truyện anh Lục của Nguyễn Huy Tưởng đứng giải nh́. Tôi cử ra sáu bảy chỗ, kết luận rằng cái tiểu thuyết này nhiều chỗ không giống với sự thực, trái với chủ nghĩa hiện thực bước thứ nhất, nếu nó được giải cao th́ khi ngoại quốc dịch nó ra, nhất là khi bên địch đọc nó, bất lợi cho văn học của chúng ta. Cả ban không ai bác lại lời tôi, tuyệt nhiên không có một người nào bác lại tôi, nhưng thế nào không biết, cuối cùng cũng phải biểu quyết, và tôi vẫn đứng về thiểu số, và lại là thiểu số tuyệt đối.

Đến khi việc đă xong rồi, Ban Chung Khảo không c̣n có buổi họp nào nữa rồi, tôi mới tiếp được hai tác phẩm về kư sự, đều đứng giải ba, có thông tri bảo đọc và cho ư kiến. Tôi thấy cái Nam bộ mến yêu của Hoài Thanh chỉ là bài viết chạy như bài đăng trên báo, không có ǵ là giá trị văn học, c̣n cái Lên công trường của Hồng Hà viết có công phu hơn. Tôi nhớ ra ḿnh đă từng hạ hai tác phẩm của hai ông Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng xuống mà không được, bây giờ không c̣n có đủ sức bướng để mà hạ của ông Hoài Thanh xuống nữa, bèn viết một mẩu giấy đề nghị đưa Lên công trường lên giải nh́. Nhưng mẩu giấy ấy về sau ch́m đi đâu mất, không ai nhắc đến.

Sau có một buổi họp giữa những người chấm giải với những người được giải. Đáng lẽ, một buổi họp như thế, thế nào Ban chấm giải cũng phải gợi cho những người được giải có thắc mắc ǵ th́ nói ra. Bởi v́ bây giờ không phải như thời phong kiến chấm trường thi, quan trường ăn tiền lấy đỗ bậy bạ rồi ai rớt nấy chịu. Nhưng mà không thấy đả động ǵ đến việc ấy. Gần rốt buổi họp tôi mới đề nghị xin cho nói thắc mắc. Thế rồi có mấy người nói thắc mắc của họ
[3] . Cuối cùng tôi cũng đưa ra thắc mắc của tôi về cái sự hai lần bị đứng về thiểu số như đă nói trên. Tôi nói quả quyết rằng mặc dầu tôi đứng về thiểu số, chứ cái sự định đoạt ấy của đa số, tôi cho là không đúng, tôi nhất định không phục. Trong những người được giải, có một người đứng lên phát biểu ư kiến, lấy làm lạ rằng sao trong Ban Chung khảo không nhất trí với nhau, xong việc rồi lại c̣n có người đưa ra thắc mắc? Tan buổi họp, tôi nghĩ mà cũng lấy làm lạ rằng sao cái ông lấy làm lạ đó lại không ở trong Ban Chung khảo?

Đến hôm phát giải thưởng ở Câu lạc bộ Đoàn kết, ban tổ chức đề nghị tôi làm một người trao giải. Tôi từ chối. Tôi sợ rằng trong khi trao giải hoặc rủi mà tôi gặp phải trao ba cái giải mà ḿnh phản đối th́ khổ cho ḿnh. Khi tuyên bố ba cái giải mà tôi phản đối ấy tôi nhất định không vỗ tay. Tôi nhất định tỏ thái độ phản đối đến cùng.

Hôm thượng tuần tháng 6, tôi nằm trong Bệnh viện C, thấy mấy anh bộ đội đọc tập thơ Người chiến sĩ của Hồ Khải Đại mà chê rằng dở quá, tôi bèn mượn xem th́ thấy quả thật là dở quá. Thế mà nó được giải ba văn học. Tập thơ nầy, tôi ở trong Ban Chung khảo chưa hề thấy mặt nó, sau cùng chỉ nhận được thông tri nói nó nguyên ở giải khuyến khích, nay tương lên giải ba. Ai tương lên? Thế có lạ không?

Ban Chung khảo theo đề nghị của ông Xuân Diệu, sau khi tuyên bố giải thưởng, phải làm nhiều cách tuyên truyền cổ động rầm rộ cho các tác phẩm được giải, và đă cắt cử người nào viết bài phê b́nh cho tác phẩm nào. Lâu mà không thấy mấy người viết. T́nh cờ tôi hỏi một ông, ông trả lời: “Khó viết quá”. Câu trả lời đúng hết sức: lấy nó trúng giải th́ dễ, chứ viết để tuyên truyền cổ động cho nó th́ phải khó.

Cho đến hết tháng bảy mà chỉ có hai bài phê b́nh trên báo Văn nghệ. Một bài ông Hoàng Xuân Nhị (một trong Ban Chung khảo) phê b́nh Truyện anh Lục, độc giả không lấy làm măn nguyện, có người đă nói, đọc nó chỉ thấy cái vẻ mô phạm hiền lành của một vị giáo sư đại học mà thôi. Một bài ông Hoài Thanh viết để binh vực cho Ngôi sao mà binh vực một cách gắng gượng quá, nhất là yếu, không hề chống căi lại những chỗ đả kích trong ba bài của báo Trăm hoa. Tôi rất không phục ông Hoài Thanh ở điểm này: ông viết bài ấy sau ba bài của Trăm hoa mà ông không hề nhắc tới Trăm hoa lấy một tiếng, ông cố d́m nó xuống cũng như Phạm Quỳnh đă d́m báo Hữu Thanh của Ngô Đức Kế. Nếu không d́m th́ là ông khinh, cũng như Phạm Quỳnh đă khinh báo Hữu Thanh của Ngô Đức Kế.

Về vụ này, có một điều, người ngoài không phải là tôi, không biết đến, th́ không lấy làm quái. Ấy là điều, ba ông Xuân Diệu, Nguyễn Huy Tưởng, Hoài Thanh đều có tác phẩm dự thi mà đều ở trong Ban Chung khảo. Nếu chỉ ở trong Ban Chung khảo mà thôi, c̣n khá; thử điều tra lại hồ sơ, th́ ba ông c̣n ở trong Ban Sơ khảo nữa. Sao lại có thể như thế? Trường thi phong kiến thuở xưa, tuy có ám muội ǵ bên trong, chứ bên ngoài họ vẫn giữ sạch tiếng: Một người nào có con em đi thi, th́ người ấy vẫn có được cắt cử cũng phải “hồi tị”, không được đi chấm trường. Bây giờ cả đến chính ḿnh đi thi mà cũng không “hồi tị”: một lẽ là ở thời đại Hồ Chí Minh, con người đă đổi mới, đă “liêm chính” cả rồi; một lẽ trắng trợn v́ thấy mọi cái “miệng” đă bị “vú lấp”.

Người ta cứ sợ “bên địch xuyên tạc”. Sao trong việc nầy không sợ? Nó cần ǵ phải xuyên tạc? Đọc mấy tác phẩm được giải thưởng nầy, tha hồ cho nó đánh giá văn học miền Bắc.

Gọi là phê b́nh, chỉ có thế; tôi chỉ tŕnh bày mấy hiện tượng không tốt trong giới văn nghệ. C̣n sửa chữa, mong ở Đại hội sắp tới, nếu toàn thể xét thấy lời tôi nói có đúng phần nào th́ xin tùy đó mà sửa chữa.

Riêng tôi th́ tôi chỉ muốn Hội chúng ta, trong việc lănh đạo, thực hành cái nguyên tắc dân chủ tập trung, mà phải từ dưới lên trên rồi mới từ trên xuống dưới, nghĩa là theo ư kiến nguyện vọng của quần chúng văn nghệ để lănh đạo văn nghệ. Đừng như hai năm nay, lấy ư kiến của ba năm ba người trong Ban Thường vụ, hoặc của một người nọ hay một người kia để lănh đạo, mà cái ư kiến ấy số đông văn nghệ sĩ không tán thành.

Được như thế th́ sẽ không c̣n có cái hiện tượng hai bên đối lập nữa. Đó là một điểm trọng yếu trong chương tŕnh phát triển văn hóa để củng cố miền Bắc.

(Viết xong ngày 30-7-1956 tại Hà Nội)


 

[1]Các vua triều Nguyễn gốc ở làng Gia Miêu ngoại trang, huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
[2]Báo Văn nghệ số 110 ra ngày 17-3-56
[3]
Nhớ như có người đă thắc mắc về tập thơ Ngôi sao, nhưng tôi không chắc lắm, việc này có thể xét lại biên bản của Hội Văn nghệ về buổi họp ấy – Ngày 20-8-56, th́nh ĺnh có cuộc họp Ban Chấm giải, tôi phát hiện thêm ra một sự gian lận: Bao nhiêu lời phản đối của tôi về tập Ngôi sao đều bị bỏ hết, không ghi vào biên bản. Việc nầy, liền ngày đó, tôi có viết thư cho ông Tổng thư kư Đảng Lao Động biết. (Phan Khôi chua thêm ngày 21-6 trước khi tập sách lên khuôn.)

Hoàng Cầm
Những đoạn thơ t́nh

B́nh yên

Anh ở ngoài mặt trận
Sừng sững đồi cao
Mặt rọi nền trời đặc khói
Máy bay giặc vo vo
Úp xuống đầu anh đang bốc lửa

Em ơi đừng sợ
Anh thu cái chết tới đây
Cho em sống trọn một ngày
Trời của em xanh màu b́nh yên
Chiều nay em nhé đừng quên
Ra ngơ hoài hong tóc

Trời để em bay lên
Với tiếng em chợt khóc
Yêu em anh sống như mặt giời

Dù xác anh tàn rơi
Mặt giời c̣n chiếu măi
Trong ḷng người thứ hai
Sẽ yêu em ngày mai

(1950)


Hứa

Anh hứa rất nhiều
Anh cho em tất cả trời mây trái đất

Bệnh em cần một giọt nước mắt
Anh vội vàng đi hái thuốc tiên
Lên rừng xuống biển
Mặt lo toan nắng vơ ưu phiền
Bơ phờ tóc héo

V́ yêu em
Hay v́ chưa biết yêu em

(1951)


Thất vọng

Thôi anh đừng viết thư
Mỗi ḍng một thêm tội
Thày mẹ em mất rồi
Em có thày mẹ mới

Đêm nay sao lặn góc trời
Bao giờ em được mồ côi

(1952)


Tiếng cười
(Gửi anh bạn nhà văn trẻ sớm già)

T́nh yêu là cái chi
Mà lắm thày mổ xẻ
Dao cắt đôi ḷng người
Ruột thày không sứt mẻ
Thày nh́n người rất sáng
Óc thày mù như đêm
Làm xong việc phúc đức
Thày ṃ sang với em
Rúc đầu vào nách vợ
Hút hít như chó con
Sáng dậy, giọng vang ṛn
Quanh bốn tường rêu mốc
Thày ban bố đạo đức
Như bóng câu về già
Điệu chầu văn củi mục
Tửng tưng thầy ê a

Mắt thày nhắm nghiền lại
Thày đọc kinh giáo điều

Có đôi người mới yêu
Chót hôn nhau thành tiếng
Thày ngỡ bom rung chuyển
Chạy rống kêu cả làng
Dao ngọc với gươm vàng
Chém nát nhừ trận gió

Một chuỗi cười đâu đó
Lảnh lảnh trên từng cao

(1953)


Mới

Đôi vợ chồng mới cưới đêm qua
Sớm dậy giặc bổ vây
Đạn réo đầu nhà
Đôi lứa xuống hầm bí mật
Tiếng cuốc bổ miệng hầm bần bật
Như quỷ nhập tràng
Nậy nắp áo quan
Dựng người c̣n sống

Một mũi kim luồn nhanh qua xương sống
Yêu nhau phải chết cùng nhau
Người vợ lắc đầu
Yêu nhau phải sống

Hầm bật nắp, vợ lao lên
Một cơn gió lốc
Lựu đạn nổ, giặc vài tên lăn lóc
C̣n, xô nhau theo mớ tóc đen
Một tràng tiểu liên
Im lặng

Nép xó hầm người chồng nghe vẳng
Lời đầu tiên rủ rỉ đêm qua

Mấy năm sau
Người chồng đi lấy vợ
Yêu nhau thực thà
Chợt một hôm nghe thoáng lời ca
Ngày cũ
Quay nh́n vợ trẻ hiền như cánh hoa

Anh nói như người say
“Một suối máu nở thành em hôm nay
Yêu em sao cho vừa
Với t́nh cao cả ngày xưa?”
Anh càng nói càng ngả đầu lơ mơ
Trên vai mềm vợ mới

Người sống nói nhiều
Người chết không nói nữa

Từ nơi vô cùng
Chỉ gật đầu cười nụ
Nghe tiếng đời thao thao lư sự
Trên nắm xương gửi lại đă tan dần

(1953)


Cưới

Hôm nay làm lễ cưới
Mong măi vẫn chưa đến chiều
Bài diễn văn mỹ miều
Măi chưa sang đoạn cuối

Em đă van anh đừng đón đưa
Mặt bạn hôm nay nở trái mùa
Diễn văn cọt kẹt chân giường mới
Gặm hết t́nh yêu, hết ước mơ

(1955)


Sáng tối

Sao phải rủ nhau ngồi trong bóng tối
Ngoài trời nắng gió xôn xao

Chưa ai nh́n ta
Như hai đoá hoa
Rung rinh trước gió

Đời vẫn tráo trâng
Nghiêng nghiêng ngó ngó
Ta chưa có chỗ
Trong trái tim người
Ta phải lặng ngồi
Trong bóng tối mùa xuân

Ngồi đó không yên
Có kẻ đuổi lên
Ghế đá
Lạnh lưng em quá, ḿnh ơi

(1956)


*


Hoàng Yến
Bài hát cái thuyền

Cái thuyền be bé
Anh vẽ chữ vàng
Em thả xuôi ḍng
Trên ḷng cát đỏ
Bóng thuyền nho nhỏ
Trôi trong mắt em
Hai đứa chăn trâu
Cụm đầu trên cỏ
Mùa xuân hoa sở
Rụng trắng mái đầu.

Cuộc đời đi ở
Mẹ cha bán đợ
Hai đứa chăn trâu
Cụm hai mái đầu.
Nào tại em đâu
Nào tại anh đâu
Đ̣n roi vùi giập
Em tôi héo hắt
Bóng thuyền trong mắt
Đă tắt mất rồi.
Như dại như điên
Anh chạy t́m thuyền
Quanh gốc cây sở
Trắng rỡ mái đầu.

Hôm nay được ruộng
Hôm nay được trâu
Trên cành hoa sở
Lại nở trắng đầu
Trắng cả lưng trâu…

Hoa trắng phau phau
Nguyên màu buổi ấy
T́m đâu cho thấy
Bóng mắt bóng thuyền

Cái thuyền be bé
Ai vẽ chữ vàng
Em thả xuôi ḍng
Trên ḷng cát đỏ
Cánh thuyền nho nhỏ
Trôi trong mắt em
Hoa sở êm đềm
Rụng trên mặt cỏ.

(Những ngày Cải cách ruộng đất đợt 5)


*


Hoàng Yến
Nguyên vẹn một lời

Trời của con hôm nay chắc xanh màu ngọc
Con ngồi trong pḥng học
Con đọc lại đời cha
Cuộc đời kể ra
Xót xa từng bước
Lớn lên sờ đầu
Thấy ḿnh mất nước
Ông chết không đất chôn
Thuế giục lại sưu đồn
Nước đời không chịu được
Lẩn xuôi rồi lên ngược
Cha ngước mắt nh́n trời
Trời không dung đất không dung
Mịt mùng trời đất
Cuộc đời sờ soạng
Gặp Đảng cầm tay
Trong đêm dày Đảng soi ánh lửa
Đảng mở cánh cửa tù
Đảng chỉ rơ mặt thù
Từ đấy làm người của Đảng
Gặp mẹ con trong những ngày Cách Mạng
Thương nhau thêm sáng cuộc đời
Cơn giông bỗng kéo đen trời
Chồng rời tay vợ
Lửa duyên vừa bén
Đă hẹn buổi chia tay…
Xóm làng ta sống những ngày
Vô vàn cơ cực
Gánh công gồng sức
Đánh giặc
Chống trời
Không để đất nghỉ ngơi
Không rời tay liềm tay súng
Trên trận tuyến
Cha t́nh nguyện
Bước hàng đầu
Một viên đạn một mạng quân thù
Dấu chân đi về ṃn cỏ chiến khu
Những chiều thu le lói
Thương vợ nhà trơ trọi
Ṿi vọi bóng tre làng
Mẹ con ở nhà
Vẫn ngậm cười nín khóc
Cầm tai gài tóc
Đi đùm về bọc nuôi con
Đêm nằm mơ thấy chồng về
Chưa kịp hôn con quay lưng đi mất
Sáng hôm ấy trời cao trong vắt
Giấc mơ c̣n xanh trong mắt
Máy bay giặc đến rồi
Góc trời sập tối
Bom nó vùi mẹ con c̣n nóng hổi
Tay khư khư gh́ chặt lấy con
Thà mẹ mất để con c̣n
Mẹ úp mặt
Cho con thấy trời xanh măi măi
H́nh ảnh mẹ con mang trong đáy mắt
Cha lao vào đồn giặc
Sao khuya vằng vặc ngang đầu
Những đêm núi rừng sâu
Khuya khoắt h́nh cây bóng lá
Sương muối cao nguyên rời từng chùm lạnh giá
Mặc gối run
Mặc đói lả
Cha không nhả
Thằng địch
Trên bước đường truy kích đến cùng
Có những phút ngập ngừng
Tay chèo yếu sức
Những đêm dài day dứt
Ngoài trời thao thức bóng sao
Tội ác níu vào bóng tối
Trong lúc ấy
Cha bỗng thấy
H́nh ảnh mẹ con xác vùi c̣n nóng hổi
Đời con mai sau trong sáng như gương lành
Cha đấu tranh thắng lợi

Cha chết đi không để lại gia tài
Chỉ để cho con một vài trang sách
Một lư lịch trong sạch
Cho mai sau con cắp sách đến trường
Con sẽ ghi vào đầu trang
Cha tôi làm người cách mạng
Đem lửa cộng sản
Đốt sáng cuộc đời
Cho đêm tối qua mau
Cho đời sau sáng măi.
Trang từng trang con lần lại
Những ḍng chữ của đời cha
Ḍng chữ đă nở hoa
Máu cha mẹ c̣n đỏ
Cha trao cho con đó
Trao con nguyên vẹn cuộc đời
Nguyên vẹn một lời:
“Sống phải tự hào
Sống phải thế nào
Cho đáng sống?”

Người cha ấy giữa trận Điện Biên
Đă ngă xuống một chiều chiến đấu
Môi c̣n gọi tên con yêu dấu
Tưởng chừng như lời thấu tai con.
Đôi mắt anh mở to thầm lặng
Như muốn trao nguyên vẹn cuộc đời
Nguyên vẹn một lời:
Sống phải tự hào!...
Muốn nói nữa…
Nhưng máu trào lên họng
Giọng anh tắt mà tôi nghe c̣n vọng
Vọng đến tai con
Đến người c̣n sống
Như một lời gửi gắm
Như tiếng trống ngày mai

(Kỷ niệm Cách mạng 56)


*

Hữu Loan
Đêm

Những đêm Hà Nội ngày xưa
Trằn trọc
Không yên
Những cửa
Từ đầu hôm
Như những mắt nhắm nghiền
Bóng nhà bóng cây
Ôm nhau
Run sợ
Đêm Hà Nội ngày xưa
Như con bệnh hạ xoài
Nung mủ
Như một nhà thương điên
Lên cơn hôn mê
Thiết giáp
Xe tăng
Lính tẩy
Pḥng Nh́.
Tiếng rú của người
Tiếng rít của xe
Những chiếc jeep điên
Đuổi gái
Nghiến người
Quắc mắt đèn pha
Đỏ tia đ̣ng đọc
Đêm Hà Nội ngày xưa
Đầu người
Và t́nh yêu
Treo
Trên đầu sợi tóc
Và sau từng đêm
Mệt nhọc
Hốc hác
Hồ Gươm
Như mắt thâm quầng

Hốt hoảng gọi nhau
Không kịp vớ áo quần
Những đêm Hà Nội ngày xưa
Loă lồ
Ḿnh đầy ung độc
Đă xuống tàu đêm
Vào Sài G̣n
Tất cả
Những đêm Sài G̣n
Ngày mai
Đêm giang mai
Tẩu mă
Đang mâng
Cấp cứu gấp vạn lần
Những đêm xưa Hà Nội
“10$ 1 cốc cà phê
100$ con gái…”
Quảng cáo đóng đầy
Ngực đêm
Như áo ngủ Sài G̣n

Đêm Hà Nội
Ngày nay
Như em nhỏ nằm tṛn
Ru trong nôi chế độ
Những đèn dài đại lộ
Như những tràng hoa đêm
Nở long lanh
Trong giấc ngủ
B́nh yên
Ngă Tư Sở, Cống Vọng, Khâm Thiên
Nằm ngủ
Những đêm
Giữa t́nh cảm lớn
Gió đêm về
Thơm hoa rừng, lúa ruộng
Đặt bàn tay
Lên những cửa ô nghèo
Khi chúng ta về
Ánh sáng
Đă về theo
Và từng cặp người yêu
Đem về trong giấc mơ
H́nh ảnh hồ Gươm
Đẹp như hồ thần thoại
In bóng người yêu
Chung thuỷ
Đợi chờ


(6-56)

Huy Phương
Nhật kư đêm hè

Những đêm hè
Khoác áo trăng sao trong vắt

Tôi ngồi bên bàn viết
Ḷng phiêu lưu trên trang giấy mênh mông
Ng̣i bút chờ thơ, như những dăy phím đàn
Chờ đợi bàn tay cuộc sống

Dưới hè phố, người đi
Những bước đi rộng lớn
Tiếng nói cười rung chuyển ánh đèn khuya
Tôi nh́n qua khung cửa gió lùa
Một ánh sao sa
Chân trời bát ngát…

Các bạn ơi, có bao nhiêu giây phút
Tất cả cuộc đời hé nở trong ta
Như h́nh ảnh người yêu
Đằm thắm thiết tha
Vụt trỗi dậy trong một giờ chiến đấu
Một câu hát
Một mắt nh́n
Một tiếng máy th́ thầm to nhỏ
Là cả cuộc đời phập phồng hơi thở
Như trái mùa hè đang chuyển nhựa nồng thơm
Gạt ánh mặt trời
Ta kiêu hănh ngước lên
Cả cuộc sống trĩu bàn tay rộng mở

Nhưng bao nhiêu lần
Trong những đường ṃn lối nhỏ
Ta bước trên những dáng h́nh xưa cũ
Như dây leo quấn riết theo chân
Những loài dơi chưa tắt hẳn nắng đêm
Bay chập choạng trên chân trời rạng nắng
Đôi cánh màu tang u ám
Rũ bóng đen xuống những tâm hồn
Những người yêu nhau
Buổi gặp gỡ đầu tiên
Thấy quá khứ ngồi chồm hỗm bên lưng
Khoác áo thụng một quan toà nghiêm khắc
Nó hỏi: Đâu chứng minh thư
 
và đâu giấy phép
Cho các người quấn quít bên nhau?

Và những bạn một vần thơ nhức nhối trong đầu
Ḷng tin tưởng buổi đầu tiên ủ ấp
Muốn trút cả máu ḿnh trên nét mực
Dâng phổi tim trọn vẹn cho cuộc đời
Quá khứ hiện lên trong bóng tối đêm dài
Chặn ấn tín lên ḍng thơ nức nở…

Bóng tối ấy từ đâu
Mà hung hăn như một phường bạo chúa
Nhưng quen thân như bạn cũ lâu đời
Như cây đa che rợp ánh mặt trời

Hoa cỏ héo trong lối ṃn râm mát
Bóng dáng ngàn xưa.
Nặng nề u uất
Giang hai tay trên những ngă ba đường
Những tượng thần meo mốc sơn long
C̣n in bóng trên ruộng đồng đổi mới.

Các bạn mến yêu ơi có phải
Hai ngàn năm vinh quang
Của đất nước ta hùng vĩ
Chỉ c̣n lại ngày nay
Những khúc hát dở dang
Không, mặc cho những ai
Nâng kính trắng c̣n càn
Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương
Cao Bá Quát
Vẫn c̣n măi
Trong ḷng ta xa xót
Mỗi ḍng thơ là cười, là khóc
Của dân tộc ta tha thiết t́nh yêu
Là xóm làng thánh thót tiếng ca dao
Là tiếng hát của sông dài biển lớn

Và hôm nay trên đường đi cuồn cuộn
Những gái trai vừa lứa tuổi hai mươi
Cánh tay xăn ửng đỏ ánh mặt trời
Đi xây dựng T́nh yêu và Tổ quốc

Từ ruộng đồng đi lên
Người người lớp lớp
Nắm vững tương lai như nắm chắc tay cày
Ngẩng đầu lên, biết ơn Đảng đời đời
Hai giọt lệ long lanh trên khóe mắt
- Tất cả những ai đang cười
Đều đă từng biết khóc
Nước mắt vui mừng, nước mắt yêu thương
Họ nh́n Đảng phải đâu như một thánh nhân
Mà nh́n Đảng như nh́n con nh́n vợ
Khăng khít ruột già
Trong sướng vui cùng khổ
Chung thuỷ cùng nhau đến trọn cuộc đời

Đất nước đó đây, các bạn mến yêu ơi
Là câu hát là tiếng cười ướt đẫm
Lời cuối cùng sẽ dành cho cuộc sống
Trong ḷng ta đuổi sạch bóng đêm dài

Đêm nay, mùa hè
Con tôi nằm ngủ trong nôi
Trong giấc ngủ con mỉm cười với bố
Nhưng có ǵ đây trên môi con hé nở
Có ǵ đây trên hàng mi nhỏ con tôi
Như nét đăm chiêu suy nghĩ cuộc đời
Như bóng tối nhiều lần tôi đă gặp…
Không, không phải, màn con tôi đă khép
Đó chỉ là bóng rợp ánh đèn khuya
Tôi cầm trang thơ nhè nhẹ tay đưa
Lùa ánh sáng cho môi con hé mở
Nhưng con ơi! Chú bé yêu của bố
Đời ta ngày mai như trái đỏ mùa hè
Bố muốn con sớm tha thiết say mê
Yêu đất nước và yêu cuộc sống
Bàn tay nhỏ của con sẽ cầm thanh sắt bỏng
Như cầm hoa tươi đi xây dựng cuộc đời
Trên vầng trán con, vầng trán hai mươi
Sớm in rơ những vệt hằn suy nghĩ
Con sẽ sống những ngày hè rực rỡ
Nắng chói loà đốt cháy bóng đêm đen
Thẳng hướng mặt trời con sẽ đi lên
Trăm đôi cánh trên vai đầy rộng mở

Và một đêm, một đêm hè nào đó
Lục chồng sách xưa con đọc mẩu thơ này
Con sẽ nh́n cha, mắt sáng môi cười
Con sẽ nói: đó chỉ là quá khứ!

(6-1956)



*

Quang Dũng
Trên đường chiều thứ bảy

Một chiều thứ bảy
Tôi ngồi bên bàn viết
Không viết nổi một ḍng
Bên gác của tôi
Một thiếu nữ chưa chồng
Hay hát một câu hát cũ
“Người yêu say đắm hơn hoa mùa xuân”
Cô ta có người yêu ḥ hẹn
Những lúc chơi giăng đùa gió trở về
Tiếng guốc lên thang gác lanh chanh
Lại hát lại cười
Lại “người yêu say đắm”
……………………….

Đường phố chiều nay thứ bảy
Niềm vui c̣n cả ngày mai
Tiếng guốc ṛn trên đường nhựa
Những thiếu nữ hai mươi.

Những người thiếu nữ hai mươi
Hănh diện thấy ḿnh nhan sắc
Tấp nập trên đường
Đi trong tiếng nhạc
Đàn ca, sáo nhị tưng bừng.
Gió mát Hồ Gươm
Ánh cỏ như nhung
Giao hưởng tiếng đời
Va chen điệp khúc
Trăng Cổ Ngư, đường hoa thơm
Mùi dạ hương, gió hoàng lan rạo rực
Hoa bay tà áo tiếng cười.
Người đi về mấy ngả đường vui.

Cửa Nhà hát Nhân dân
Tưng bừng ánh điện
Chiều thứ bảy
Hoà b́nh đời đang cải thiện
Ca-vát thắt không c̣n ngượng nghịu
“Những bàn tay c̣n chai súng
Đă lâu chỉ quen
Đan lấy mũ rừng
nắm chuôi lựu đạn”
Dép lốp áo nâu đă thành kỷ niệm
Màu sơ mi trắng giàu sang
Phơi phới ánh đèn thứ bảy.

Tôi đă gặp em
Một chiều thứ bảy
Đi trong tay một bạn thanh xuân
Bốn bước nhịp nhàng tuổi trẻ
Em đi Nhà hát Nhân dân
Cùng người yêu xem văn công nước bạn

Cách đây mấy năm
Trên núi rừng biên giới uy nghiêm
Có một người
Giữ ảnh của em
Mái tóc và miệng cười như vậy
Miệng cười mái tóc của em
trong chiếc ảnh
Run run những ḍng kỷ niệm
Hai người hẹn ước chờ nhau.

Tấm ảnh giữ ǵn để trong xà cột
Cùng những bản đồ
và kế hoạch công đồn
Tấm ảnh nâng niu
Như người mẹ nâng con
Của tấm t́nh đầu mộng đẹp
Anh bạn cầm tấm ảnh
Soi sáng trăng rừng Việt Bắc
Nhớ góc phố chia tay ngày ấy
Lúc Hà Nội Tiến quân Ca vùng dậy
Như trong bài hát những người đi
- Tôi hành quân lên đường
Ngày tháng nhớ chia ly
Đuôi mắt vời trông nếp áo
Em c̣n nghe tiếng hát
Tiếng báng súng chạm vào ca sắt
Và cánh sao bay trong lá quốc kỳ

Hôm nay chiều thứ bảy
Của hai năm hoà b́nh lập lại
Tôi gặp em
Nhưng
Người bạn kia
Đă không c̣n gặp lại
Thân nằm trên một đỉnh Trường Sơn
Rừng núi chiều nay
Sương trắng mỏi ṃn
Trăng lặn sau mồ chiến sĩ
Chiều thứ bảy tưng bừng ở đây
Ở nơi kia an nghỉ
Người đă cho tôi, cho em, cho Hà Nội
Ánh sáng niềm vui đáng sống hôm nay
Em không thể đợi hoài
Người không c̣n trở lại
Đợi làm sao
Người đă chết bây giờ
Người chết đă đi vào kỷ niệm
Đă xa vời
Như ánh sáng trăng sao
Như xa xôi
Một ḍng suối ngọt ngào
Róc rách ru đời tiếng nước.
Người đă chết c̣n làm sao đi được
Trên đường vui ánh sáng hôm nay
Tôi nh́n qua khói thuốc xanh dài
Em thầm lặng đi trong tay bạn mới.
Tôi muốn nói
Lối nói của một nhà thơ xưa vĩ đại
“Hăy hăng hái tiến lên
Hai người trẻ tuổi cứ đi đi
Được lắm!
Và hăy sống làm sao cho xứng đáng
Với người đă hy sinh”
Đó cũng là ư giối giăng
Nằm trong mộng ước
Của những người con yêu ngă trước
Cho Đất Nước bây giờ

Tôi lại gặp
Nhiều người vợ trẻ
Đàn ông đă ngă trên chiến trường
Vất vả nuôi con những ngày kháng chiến
Xót xa thương khóc bao ngày
Chiều thứ bảy hôm nay
Họ đi bên người chồng mới lấy
Và những đứa con
Bước c̣n bỡ ngỡ
Bên người cha mới hôm qua
Ai biết được bây giờ
Tâm sự của những người
Ngậm ngùi cất kỹ ảnh chồng
Vào đáy hộp nữ trang
Đau khổ đi thêm một bước.
Những người cha đă một lần
Quên ḿnh v́ Nước
Hy sinh cho Nghĩa Lớn con người
Họ đă không thể nào
trở dậy
Đường đi dành lại cho ta

Chiều hôm nay thứ bảy
tôi đă gặp rất nhiều
và đă nghĩ
Như một người để chân bước lang thang
Khi muôn tiếng lên đường
C̣i điện, phát thanh,
rạp hát trống tuồng nhộn rịp
Và áo màu bay
Phố đang làm đẹp
Cho xứng là Dân chủ Cộng hoà
Hà Nội ngh́n năm ánh sáng của ta

Tôi lắng nghe tiếng giầy ḿnh
Nện hè phố rộng
Những tiếng gót giày
tưởng như khua động
Xương người c̣n gửi quanh đây
Từ những ngày
Mười chín tháng mười hai
Đêm đầu kháng chiến
Gốc sấu, chân tường, ngay bên cột điện
Anh nằm xương trắng mười năm.
Người lính giữ đầu tiên
Hà Nội
Đường cứ dài
Tôi vẫn nghĩ đăm đăm
Sao chính ḿnh vẫn c̣n trở lại
Những lứa tuổi thanh niên thời đại
Cùng nhau sinh tử ra vào
Sao chính ḿnh c̣n thấy trăng sao
trên Hồ Tây
uống cốc rượu
ngay bên Hồ Hoàn Kiếm
Ngó tờ áp-phích xi-nê xanh đỏ
Dán trên tường, hay ngắm
những đôi vợ chồng
Đi trong bóng cây che ánh điện
Chính là những bước tường
và chính những thân cây
Người quyết tử quân đă nấp
Những đêm tháng chạp đầu tiên
Hà Nội vào cơn thử lửa.
Cho đến bây giờ
Họ không c̣n nữa
Bao bạn hữu đă nằm
Tên đă thành bia
trên mồ kỷ niệm
Sử vàng ghi bảng đẹp gia đ́nh.

Cô thiếu nữ xinh xinh
Vừa đi rạp hát
Bắt chước cải lương
Hát giữa cầu thang
Một câu vọng cổ
Bên kia cửa sổ
Cô gái chưa chồng
Vừa tiễn người yêu
Lại lên giọng hát
“Người yêu say đắm hơn hoa mùa xuân”

Cũng như đă bao lần
Tiếng hát làm cho tôi rạo rực
Bâng khuâng thấy nhiều ước mộng
Và thấy đẹp làm sao
Cuộc đời lớn rộng
Cuộc đời
Đă bao người hy sinh cả vợ
Cả con, cả t́nh yêu, cả tuổi xanh ḿnh
Mới có bây giờ
Trao lại cho ta
Cuộc đời có những chiều thứ bảy
Đường phố bừng lên Ánh sáng
Lời ca
Bước chân rộn rịp
Cuộc đời, dầu là ở nơi cầu thang nhỏ hẹp
Cũng có người vừa tiễn người yêu…



*

Trần Lê Văn
Bức thư gửi một người bạn cũ

Hà Nội tháng 8 năm 1956

Thân gửi anh Nguyễn Vinh Hoa

Tiết trời thu mới vào thu. Tối nay lại là tối thứ bảy. Hà Nội ra cả ngoài đường phố, nhộn nhịp tung tăng. Người và xe ngược xuôi như những ḍng nước lũ. Khắp các ngả vang lên điệu dân ca quan họ hát qua đài phát thanh. Đèn điện một rạp tuồng xanh xanh đỏ đỏ. Trên băi cỏ Bờ Hồ, từng đôi chụm đầu vào nhau thầm th́. Tôi định ngồi vẩn vơ trên ghế công cộng, thưởng thức cảnh ái t́nh… của người khác và trở về làm thơ ca ngợi cuộc đời. Thế mà, chẳng biết nghĩ ngợi ra sao, tôi rảo cẳng về nhà cặm cụi ngồi trong gian pḥng vừa hẹp vừa thấp, không khí oi bức như trong một cái hầm, viết thư này cho anh. Bức thư này, tôi băn khoăn đă lâu lắm, hôm nay mới hạ bút viết. Những điều sắp nói với anh, tôi đă định tŕnh bày dưới một h́nh thức khác: thơ ngụ ngôn kiểu La Phông-ten hay chuyện cổ tích kiểu An-đéc-sen. Tôi không có tài làm thơ ngụ ngôn hay viết chuyện cổ tích. Vả tôi nghĩ: viết như vậy có lẽ sẽ là một thái độ úp mở. Tính rụt rè đă từng làm cho tôi có thái độ úp mở đó. Chính anh và một số ít người giống anh đă tạo cho tôi cái tính rụt rè đáng bỉ ấy. Tôi không giận anh nữa đâu. Lúc này tôi thấy ḷng ḿnh b́nh tĩnh như mặt biển sau trận băo. Ví như vậy chắc anh thấy là quá đáng v́ mấy ai ở đời dám ví ḷng ḿnh như biển cả. Và chính biển cả, ngay giữa lúc mặt nó b́nh tĩnh nhất, biết đâu ḷng nó chẳng quay cuồng những luồng sóng ngầm!

Tôi biết do thói quen lâu năm, anh sẽ nhíu đôi mày, nghiêm sắc mặt, nhô g̣ má lên để làm cho tôi “biết điều hơn”, nghĩa là co rúm người lại chui vào cái vỏ như một con ốc sên hoặc anh sẽ ban tặng một cái cười rất có nghiên cứu, một cái cười khoan dung độ lượng để tôi thấy “mọi sự đều vui vẻ” và đêm ngủ khỏi giật ḿnh.

Thực ra, hai vẻ mặt khác nhau của anh đều nhằm đưa tới một kết quả là làm cho người khác giấu diếm ư kiến thực của ḿnh. Một nhà văn bi quan nào của thời xưa có nói: “Ngôn ngữ vốn dùng để che đậy những ư nghĩ thực”. Tôi không cho câu ấy là đúng, nhất là trong thời đại của chúng ta. Người ta lúc c̣n sống cạnh nhau nếu không nói thật với nhau th́ đợi đến cuộc Phán xét Cuối cùng mới nói thật hay sao?

Trải bao thế kỷ, nhất là trong cái phần đă qua của thế kỷ này, máu đă đổ nhiều, xương đă rơi nhiều cũng chỉ là để đưa tới một cuộc sống thật, với những con người thật biết cảm nghĩ thật, yêu ghét thật.

Anh định góp sức với loài người tạo nên cuộc sống thật, sao anh lại cứ làm một người giả trong cái xă hội đang hy sinh nhiều để vươn mạnh lên cái thật này?

Thời cũ, có những kẻ coi cuộc đời như một hí trường, rắp tâm đội mũ đeo râu chứ không thích làm một vai chạy liệu. Lại có những kẻ coi cuộc đời như canh bạc, muốn xông vào thi thố những ngón xảo trá để ăn to. Thậm chí có kẻ quan niệm cuộc sống là một thương trường. Từ những cái rẻ giá nhất như cáo cũ, đồng nát cho đến những cái cao siêu nhất như đạo lư của các đấng triết nhân, bọn họ đều có thể dùng để làm ra lợi lộc được cả. Tôi nói cho văn vẻ theo kiểu Vũ Trọng Phụng thế thôi, chứ chẳng có dụng tâm ám chỉ ǵ anh v́ anh cũng không đến nỗi mang đủ các tàn tích xấu xa đến thế. Mặt khác, tôi không ưa ǵ cái thói ám chỉ nó là thói quen của thời nô lệ.

Trong thư này, tôi gọi anh bằng cái tên cũ Nguyễn Vinh Hoa, anh cũng đừng nên lấy thế làm mếch ḷng. Chỗ bạn bè thân t́nh, tôi mới dám suồng să thế. Anh cho phép nhắc lại một kỷ niệm: hồi chúng ta cùng học trường Bưởi, có lần anh kể tôi nghe rằng nhà ta vốn ḍng trâm anh thế phiệt. Ông cụ nhà ta đêm đêm nằm cạnh khay đèn hay kể hai câu Kiều:

Vinh hoa phú quư ai b́
Vườn xuân một thuở để bia muôn đời.

Khi anh ra đời, ông cụ đặt cho anh cái tên đẹp đẽ ấy, làng xóm ai cũng phục. Anh lớn lên hănh diện v́ cái tên ấy, kiêu kỳ với mọi người và v́ cái gia thế ấy. Là bạn cùng đèn cùng sách mà hồi đó đối với anh tôi đă thấy tủi thân lép vế trước thái độ mục hạ vô nhân của anh. Ấy là v́ tôi chưa được Cách mạng dạy cho hiểu rằng: giá trị con người đâu phải ở cái tên đẹp và ḍng họ sang!

Sau tháng tám 45, gặp anh th́ anh không c̣n là Nguyễn Vinh Hoa nữa mà trở thành Lê Hùng Tiến. Giả sử một nhà cách mạng chân chính đổi tên đổi họ để kẻ địch khỏi t́m ra tung tích th́ ai cũng thấy phải lẽ. Nhưng đằng này, anh đổi tên, xét ra chỉ để có một cái nhăn hiệu mới thay cho cái nhăn hiệu cũ mà anh cho là quá thời. Với cái nhăn hiệu mới này, anh nghênh ngang, nghễu nghện bước vào cuộc đời mới, che mắt thế gian bằng một thứ trang sức mạ vàng. Anh cắt nghĩa cho tất cả mọi người: Hùng là anh hùng, Tiến là tiến bộ. Thiên hạ bắt đầu nể anh. Anh lại phân bua với quần chúng rằng anh đă tự ư chia cả gia sản cho dân nghèo ngay khi giành chính quyền ở huyện Thái Ninh, quê nhà anh, và hôm nhân dân xông vào chiếm lấy huyện đường, anh vác khẩu súng chim đi đầu... hô khẩu hiệu. Thiên hạ càng nể anh hơn nữa. Thế là, mập mờ đánh lận con đen, dùng danh từ, khẩu hiệu làm lá chắn và bùa hộ mệnh, anh có đủ can đảm chơi tṛ trịch thượng với đời. Cái chất sống bừng bừng chứa đựng trong các danh từ khẩu hiệu của thời đại mới, anh đang tâm bóp méo, vắt kiệt nó đi theo trí tưởng tượng kỳ quặc, bệnh năo của anh ḥng bóp méo con người, vắt kiệt chất sống của con người mà Cách mạng đă đổ bao nhiêu máu mới giành lại được.


Anh thường hay bảo người khác “liên hệ bản thân”. Bây giờ anh thử “tự liên hệ” xem sao?

Ở đây tôi không có đủ quyền hạn làm một việc kiểm thảo hay lên mặt quan toà buộc tội anh như anh vẫn thường buộc tội người khác. Nhưng là một con người, lại là bè bạn anh, tôi tưởng có quyền góp một vài “hiện tượng” giúp anh nh́n lại con người ḿnh. Dụng ư tốt nhưng lời nói có vụng về, xúc phạm đến ḷng tự ái cũng mong anh thế tất cho.

Nhớ lại c̣n thấy buồn cười với cái tên “ông khẩu hiệu” người ta tặng cho anh.

Ngày đầu kháng chiến có khẩu hiệu “quần chúng hoá sinh hoạt”. Anh nắm luôn lấy nó để đóng một vai kịch khá lư thú. Hồi ấy mới về nông thôn, anh tuyên bố ầm ỹ là “cương quyết bỏ cái khoản sà-pḥng trong sổ chi tiêu riêng” v́ cớ “nông dân có dùng sà-pḥng đâu mà vẫn sống được”. Ra đường, anh ăn mặc tồi tàn và đi chân đất, tối về không rửa chân trước khi đi nằm. Chủ nhà vốn người chất phác, tin ngay anh là người tốt và nhường cho anh căn nhà rộng nhất, cái giường vững nhất, tấm chiếu lành nhất, lại để anh sai khéo con người ta làm những công việc vặt cho anh.

Mặc áo vá, đi chân đất, ly dị với… sà-pḥng, trút bỏ cái lốt “vinh hoa” vũ với cổ cồn ca-vát, anh đă tự nhủ thấy ḿnh là hiện thân của đạo đức mới, đạo đức của quần chúng và thấy có quyền phẫn uất với mọi cái mà anh cho là trái với nền đạo đức ấy. V́ hay phẫn uất, anh hay lên giọng kẻ cả mắng người. Người bị mắng đầu tiên là chủ nhà, kẻ đă nhường nhà cho anh ở. Nhân ngày giỗ mẹ, ông bà ấy mời chúng ta ăn cỗ. Cỗ đây có nghĩa là cơm không độn như thường lệ, lại có vài đĩa thịt và cả tí “nước cay” nữa. Chủ khách đang vui vẻ, anh mượn hơi men, nửa đùa nửa thật, luận thuyết về sự “không nên phạm chính sách tiết kiệm – cần phải ăn cơm độn – một giọt rượu là một giọt máu”. Bà chủ nhà thừa lúc anh ra ngoài, ghé tai tôi nói bằng một giọng sợ sệt “nhà cháu có điều ǵ sai phạm, ông làm ơn nói với ông Tiến bỏ quá đi cho”. Tôi phải lấy lời lẽ giải thích, an ủi măi người ta mới yên ḷng. Đó là một lối: “quần chúng hoá” đặc biệt của anh. Anh căm thù nhất “cái bệnh tiểu tư sản”. Tôi cũng biết anh đă hiểu rộng câu “tẩy rửa đầu óc tiểu tư sản” trong sách vở. Những tàn tích tiểu tư sản như đồng hồ, bút máy, nhẫn vàng, anh giấu biệt một chỗ. Một buổi sáng, chị ấy lấy hộp gíp ra đánh răng, tự nhiên anh thấy nộ khí xung thiên, quẳng luôn hộp gíp xuống ao v́ “dùng gíp đánh răng là đầu óc tiểu tư sản”. Chủ nhà nh́n anh, kinh ngạc. Dần dần ba tiếng “tiểu tư sản” trở nên những tiếng anh quen dùng để kháng cự mọi sự anh không đồng ư. Đại khái người ta mặc cái áo đẹp, hoặc giữ ảnh nhân t́nh trong túi hay buổi tối chơi ngắm trăng đều là “tác phong tiểu tư sản cả”. Thậm chí cô bé con nhà hàng xóm chạy sang khoe với bạn cái mùi xoa thêu cành hoa con bướm cũng bị anh phê b́nh ngầm là “ảnh hưởng tiểu tư sản”. Anh quên hẳn cái áo gấm lam của anh c̣n giữ từ ngày cưới vợ cất ở đáy ḥm, thỉnh thoảng vắng người anh đem ra phơi. Giá lúc ấy phát động quần chúng rồi th́ khối người vô cớ bị anh liệt phăng vào loại địa chủ gian ác chứ không bỡn!

Anh có thấy không? Lối sống giả tạo ấy cứ theo cái đà tự phụ, tự măn của anh mà phát triển lên. Năm bắt đầu có chỉnh huấn, anh xung phong đi ngay. Khi đó chúng ta cùng công tác ở một cơ quan. Anh là một trưởng ban, tôi là một nhân viên. Tôi cùng đi dự lớp chỉnh huấn với anh. Trong lớp có khẩu hiệu “Thành khẩn phê b́nh và tự phê b́nh”. Một số đồng chí có khuyết điểm nặng, can đảm nói ra. Có người khóc v́ hối hận. Ai chẳng cảm động trước sự nói thật, khóc thật. Anh ngồi lầm ĺ mấy ngày trời tỏ ra nung nấu ghê lắm. Một đêm mọi người đang ngủ yên, anh tung chăn vùng dậy, lay gọi đồng chí tổ trưởng và khóc thét lên, bộc lộ một tội tầy đ́nh: một năm nào đó, sau Cách mạng tháng Tám, anh có tổ chức một đáng phát-xít lấy tên là đảng “Quạ đen” âm mưu làm những việc khuynh đảo. Sau khi “đấu tranh bản thân” anh nói ra “sự thật” với một niềm đau xót vô cùng. Anh xếp đặt câu chuyện có t́nh tiết hẳn hoi, ly kỳ như chuyện trinh thám. Hôm sau được “báo cáo điển h́nh” ở hội trường. Thỉnh thoảng anh khóc nấc lên, oằn người như con sâu bị ném vào lửa, tỏ vẻ ăn năn hối lỗi đến cao độ. Gần hết báo cáo, tự nhiên huỵch một cái, anh ngă lăn xuống đất, ngất đi. Anh em xúm lại vực anh dậy, gọi y tá đến tiêm thuốc hồi sinh. Người đời vốn tốt bụng nên cả tin, xôn xao khen ngợi, “anh học viên thành khẩn gương mẫu”. Tôi cũng có tính cả tin, đâu dám ngờ anh bịa chuyện cho ra dáng yên hùng. Tôi lại phục anh về cả hai mặt: một là “to gan lập đảng phát–xít” hai là “lầm lỗi đến thế mà dũng cảm nói ra”. Tuy nhiên, tôi cứ loay hoay tự hỏi: “Quái, hắn lập đảng phát-xít lúc nào mà ḿnh ở sát nách cũng không biết?”.

Ngày qua tháng lại, anh cũng làm đến chức trưởng ty. Chẳng hiểu duyên nợ tiền kiếp thế nào mà tôi cứ phải ở gần anh măi. Chuyến này anh lập nghiêm hơn trước nhiều. Trước anh cũng có những lúc vui tính và biết cười to như mọi người. Nhưng khi tự cảm thấy ḿnh quan trọng quá rồi th́ anh cười càng ngày càng ít. Khi chào ai th́ chỉ vừa kịp nhếch nửa cái mép lại đóng lại ngay. Đây cũng lại là một cách anh áp dụng bốn chữ “thái độ nghiêm túc”. Tŕnh độ “nghiêm túc” của anh càng lên cao th́ h́nh thù anh càng thay đổi. Người khô đét lại, thẳng đuỗn như một cái áo quan, mắt chỉ biết trợn chứ không biết nh́n, mặt tái đi v́ luôn luôn giận dữ với các loại khuyết điểm trên đời, hai hàm răng xít lại, dẫu có cậy cũng chẳng ra một nụ cười.

Từ khi trong pḥng anh dán khẩu hiệu “đặt lợi ích chung trên lợi ích riêng” th́ quả anh tỏ ra gương mẫu không ai b́ kịp. Ở đâu và lúc nào anh cũng chỉ nói toàn chuyện công tác, không bao giờ đả động tới chuyện vợ con, gia đ́nh. Anh kiêng những chuyện đó như bậc chân tu kiêng phạm giới. Thành thử chúng tôi mỗi khi thèm khát nói về đời tư của nhau một chút, thường phải chờ khi vắng mặt anh mới dám nói v́ ngại bị phê b́nh là “cá nhân chủ nghĩa”, “gia đ́nh chủ nghĩa” và nhiều chủ nghĩa tồi tệ khác nữa. Cũng v́ thế mà trong năm sáu năm trời công tác ở cơ quan, dưới quyền điều khiển của anh, tôi chỉ dám đánh bạo xin về thăm nhà một lần, khi nghe tin đứa con đầu ḷng của tôi bị thương hàn nặng. Quả thực trông bộ mặt thiểu năo của tôi lúc ấy, anh cũng cho phép nhưng không quên kèm theo một câu: “đồng chí không nên nặng đầu óc gia đ́nh nhiều quá!”. Tôi về đến nhà, thằng bé suưt qua đời. Nếu không nhờ hàng xóm láng giềng cứu sống nó th́ tôi oán hận anh biết ngần nào! Thú thật có một lần tôi bắt gặp anh cũng “nặng đầu óc gia đ́nh” nghĩa là anh viết thư gửi về nhà cho chị ấy. Đang đề phong b́, chợt trông thấy tôi, anh giấu bức thư xuống dưới một chồng sách. Tôi suưt ph́ cười nhưng cũng hơi mến anh, chính v́ cái việc nhỏ mọn “viết thư cho vợ” đó.

Chừng cảm thấy ḿnh cô độc, bất giác một hôm anh dán trên tường một khẩu hiệu mới “hoà ḿnh với quần chúng” và lập tức thực hiện ngay. Mỗi ngày anh để ra mười lăm phút (có ghi trong thời khoá biểu) để săn sóc mọi người. Săn sóc đây có nghĩa là đến vỗ vai từng người rồi hỏi: “ăn cơm chưa?” hoặc “có khỏe không?” hoặc chỉ gọn lỏn có hai tiếng “thế nào?”. Người được hỏi, thấy cảm động, sắp bắt đầu kể lể tâm sự th́ anh đă vội chạy sang phía người khác và hỏi nhưng câu đúng như vậy. Chẳng lẽ những lúc ấy chúng tôi lại nói thật với anh rằng: thà anh tặng chúng tôi mỗi thằng một nhát dao c̣n hơn ngày nào cũng vỗ vai thăm hỏi kiểu ấy. Đồng bào lân cận cũng được anh săn sóc như thế. Chiều chiều cơm nước xong là có một giờ để dân vận (cái này cũng được ghi trong thời khoá biểu). Đồng bào đă thuộc ḷng những câu dân vận của anh: cụ bao nhiêu tuổi? Cụ có mấy con? Con cụ làm ǵ? Người ta chưa kịp đáp câu này, anh đă hỏi sang câu khác. Có người đă bị anh hỏi như vậy hàng mấy chục lần. Sau những giờ dân vận, anh về ngủ yên giấc như đă làm tṛn một nghĩa vụ lớn đối với giống ṇi. Hồi ấy anh cũng có một người bạn thân. Đó là một sự lạ. Bạn anh tôi không nhớ tên là ǵ. Anh chàng ấy giống anh như tạc. Hai anh em gặp nhau mỗi tuần một lần vào chiều thứ bảy, rất đúng giờ (chắc là việc này cả hai đều có ghi trong thời khoá biểu). Tṛ chuyện tâm giao giữa hai anh cũng có “chương tŕnh nghị sự”. Phần thứ nhất: phân tích t́nh h́nh thế giới, phần thứ hai: phân tích t́nh h́nh trong nước, phần thứ ba: phàn nàn về những kẻ sai lập trường. Khi các anh có vẻ đă ngấy nhau rồi th́ bắt tay nhau và hẹn chiều thứ bảy sau lại gặp nhau. Thường lệ cứ sau đúng một tiếng rưỡi đồng hồ tâm sự là các anh ngấy nhau.

Tôi vừa nói tới hai chữ “lập trường”. Ái chà! về vấn đề này th́ thiết tưởng cả thế giới dân chủ khó ḷng t́m ra một người “đúng lập trường” như anh. Tôi có nhiều dịp thấy rơ điều này. Anh thường nói: lập trường tỏ rơ nhất trong ngôn ngữ. V́ vậy ở điểm này anh ráo riết lắm. Đồng chí cấp dưỡng một hôm kho thịt, gọi món ấy là “thịt kho Tàu”, anh “chỉnh” đồng chí ấy ngay tại chỗ: “sao không gọi là thịt kho Trung Quốc?” Những tiếng ghép quen dùng như chè Tàu, giày Tàu… anh đều nhất thiết đổi là chè Trung Quốc, giày Trung Quốc v.v… Có lúc tôi đánh bạo góp ư kiến: “Ta gọi nước bạn là Trung Quốc th́ đúng lắm rồi, nhưng có một vài trường hợp thiết tưởng có thể linh động được chứ!”. Anh trừng mắt: “tư tưởng này là tư tưởng phá hoại tinh thần hữu nghị!”. Trong một phút đùa cợt, tôi ví cái dáng điệu lấc cấc của một anh bạn như dáng điệu “ét ô tô” thời Pháp. Thế là tôi bị phê b́nh nghiêm khắc ngay là “xúc phạm tới giai cấp công nhân”. Chẳng những chúng tôi mà cả quần chúng đông đảo cũng lắm phen được anh giáo dục về lập trường rất chu đáo. Từ sau phát động quần chúng có những vở kịch tŕnh bày những cảnh địa chủ áp bức nông dân. Khán giả nhiều khi cảm động không cầm được nước mắt. Nghe nói thế, anh cũng chuẩn bị nước mắt từ ở nhà mỗi khi đi xem kịch. Thường thường anh khóc đúng lúc. Nhưng cũng đôi khi khóc hơi bừa băi. Thí dụ một buổi đi xem chèo, giữa lúc tên địa chủ trên sân khấu đánh nông dân mạnh quá, rơi cả râu th́ anh hu hu khóc. Những người xung quanh đang cười th́ bị anh mắng ngay là “thương địa chủ, giễu nông dân”. Mọi người lấm lét nh́n anh và cho đến khi hạ màn không ai dám cười nữa.

Về vấn đề phê b́nh và tự phê b́nh, anh cũng rất triệt để và có nhiều sáng kiến.

Mỗi tối trước khi đi ngủ, có mười lăm phút “tự tu” nghĩa là kiểm điểm lời ăn, tiếng nói, việc làm trong một ngày: anh này chót chê tác phẩm của một nhà văn nước bạn là kỹ thuật kém, anh kia chót để cho một người bạn thân ở xa biết địa chỉ cơ quan, anh thứ ba chót sang xin nước uống của một bà hàng xóm, hại cho chính sách dân vận, đều phải kiểm điểm và truy động cơ tư tưởng cả. Chúng tôi ngồi xếp chân bằng tṛn như những pho tượng trên chùa xung quanh ngọn đèn dầu lạc, ánh sáng hắt lên những nét mặt đăm chiêu, tiếng nói lầm rầm như đọc kinh sám hối. Ngày chủ nhật thường được nghỉ nửa buổi. C̣n nửa kiểm thảo hàng tuần. Việc này làm kỹ hơn tự tu hàng ngày và phải vận dụng lư luận để phê phán lỗi lẫm. Anh ngồi điều khiển, mặt đầy sát khí, cất tiếng rè rè như cái máy hát cũ đem những bài lư luận ra “đối chiếu với thực tế” và phê phán những khuyết điểm để xây dựng cho từng đồng chí. Anh có một lối “phân tích, tổng hợp, quy kết” các loại tư tưởng một cách rất khoa học. Một anh có bệnh ngủ gật trong khi học tập, bị anh phê phán như thế này: ngủ gật là coi nhẹ học tập, coi nhẹ học tập là coi thường lư luận của ta, coi thường lư luận của ta là đứng về phe phản động. Kết luận: ngủ gật là phản động. Tôi không tin rằng thâm tâm anh cũng nghĩ như thế. Tôi nhớ chuyện người của ông Goóc-ki cứ cuối tuần lễ tập trung các cháu lại hỏi tội và vác roi quật những đứa nghịch ngợm. Ở điểm này quả anh giống người ông của Goóc–ki.

Nói đến Goóc-ki, tôi lại nhớ chuyện văn nghệ. Nói cho công bằng anh cũng là người có khiếu văn nghệ và có quan điểm văn nghệ riêng. Anh chủ trương rằng: văn Liên Xô nhất thiết hay hơn văn Trung Quốc, văn Trung Quốc nhất thiết hay hơn văn Việt Nam. Ở trong nước th́ văn sĩ cấp khu giỏi hơn văn sĩ cấp tỉnh, văn sĩ cấp tỉnh giỏi hơn văn sĩ cấp huyện. Hay hơn tất cả văn chương các cấp là ca dao ở các bích báo. Lư luận như thế cũng hơi đảo lộn trật tự nhưng thấy đúng quan điểm quần chúng anh lại yên tâm.

Chúng tôi sống luẩn quẩn với anh trong sáu năm trời đằng đẵng. Cơ quan cũng có chuyển địa điểm nhiều lần. Nhưng bất cứ ở đâu, con người anh cũng lù lù như một cái bóng đen đè nặng lên cuộc đời chúng tôi. Chúng tôi đếm từng bước đi, nén từng hơi thở, gh́m từng lời nói. Chúng tôi sống thầm lặng, khép nép, như những người đàn bà tu kín sắc mặt vàng vọt dần, mạch máu khô kiệt dần ở một nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

Không biết trong bấy nhiêu năm, chúng tôi đă làm lợi ǵ cho ai? Và chính anh nữa, anh đă làm lợi ǵ cho ai?

Chúng tôi hồi đó chỉ có cái thú tai ác là ŕnh lúc nào rảnh việc, t́m chỗ nào vắng nhất cùng nhau bàn về anh để giải trí. Có lúc chúng tôi ví anh như “ông Hít-le” (v́ anh cũng đă bộc lộ là đă có phen định làm ông Hít-le con cơ mà) có lúc ví anh như một gă thơ lại hách dịch, hoặc một cụ đồ gàn tưởng cách mạng toàn là chuyện chi, hồ, giả, dă… Chúng tôi vẽ bức biếm hoạ ngộ nghĩnh: anh xếp các khẩu hiệu làm bực thang leo lên ghế thủ trưởng. Chúng tôi c̣n làm vè đề dưới bức hoạ.

Anh định làm cho chúng tôi sợ th́ quả thật anh đă đạt được kết quả mỹ măn: chúng tôi hàng ngày ngồi trước mặt anh làm việc như những cái máy, nói đúng hơn như những viên tiểu thơ lại. Nói chuyện với anh th́ chỉ biết xă giao bằng những câu rất “đúng lập trường” rồi mong mỏi những phút được bá cổ nhau chạy ra chỗ vắng nói tếu cho nở phổi. Cộng lại những phút này cũng hiếm lắm. Trong giấc ngủ h́nh ảnh của anh cũng không để chúng tôi được nghỉ ngơi thật sự. Có đêm tôi mơ thấy hai cánh tay gầy guộc có móng nhọn nắm cổ tôi lôi xuống một cái hầm tối om, đậy nắp lại. Có đêm lại thấy anh hoá ra con quạ đen quắp tôi bay đi như con đại bằng quắp nàng công chúa trong truyện cổ tích. Tôi thường kêu ú ớ hoặc nghiến răng trong những giấc mơ kinh hăi đó…

May mà cuộc đời không v́ anh, v́ một vài người ốm yếu như anh mà kém phần khỏe mạnh. Giữa lúc chúng tôi luẩn quẩn với anh th́ ngoài trời khoáng đăng kia nông dân vẫn cấy lúa, bộ đội vẫn đánh giặc. Nếu không th́ làm ǵ có Điện Biên Phủ để chúng ta vui sướng, làm ǵ có lúa gạo cho chúng tôi ăn để chịu đựng anh?

Hồi tưởng lại cho kỹ trong ngần ấy năm cũng có một đôi lần, tôi thấy có cảm t́nh với ánh. Cái lần đồng chí Mẫn ở Khu về có việc ở đây làm cho chúng tôi và cả anh ngẫm nghĩ.

Đồng chí ấy, kể ra không “oai nghiêm” bằng anh. Đồng chí ấy xuề xoà vui tính, thỉnh thoảng cũng nói tếu như chúng tôi. Tôi lấy làm lạ rằng trong những ngày tiếp đồng chí Mẫn, h́nh thù dáng dấp anh có đổi khác. Anh nhũn nhặn lắm. Bộ mặt trở nên hiền lành lại có vẻ đứa trẻ ngoan ngoăn. Đồng chí ấy nói đùa anh cũng vâng vâng dạ dạ v́ lâu ngày anh quên cả nói đùa. Sau khi đồng chí Mẫn đi, anh bắt chước tác phong của đồng chí ấy được vài hôm nhưng ngượng ngập trông thật tội nghiệp.

Trước kia anh đă lên cấp bằng con đường nghiêm khắc nay anh lại định lên cấp bằng cách vui tính nhưng than ôi! tre già uốn dễ gẫy, lụa đen khó nhuộm hồng.

Một kỷ niệm khó quên nữa là cái lần anh ốm nặng. Ngồi bên giường bệnh săn sóc anh, tôi được nghe anh kể chuyện nhà chuyện cửa. Anh nhớ bà cụ, nhớ chị và các cháu. Lại tả cảnh quê hương với những con đê rặng nhăn. Tôi có ư nghĩ hơi tệ: giá anh ốm măi lại hoá hay. May sao khi anh khỏe lại th́ tôi được điều động sang cơ quan khác…

Bây giờ nửa mừng nửa sợ được biết tin anh. Tôi hỏi chuyện anh em, có người tặc lưỡi nói: “hắn vẫn như trước…”. Tôi không tin nhưng vẫn thấy ngài ngại. Đêm nay tôi cố gắng b́nh tĩnh để quên mọi bực dọc cũ, viết thư cho anh. Việc đă qua thuộc về dĩ văng. Tôi không trách anh đă làm phao phí tuổi trẻ và năng lực của một số người trong bấy nhiêu năm. V́ trách nhau cũng chẳng có lợi ǵ. Anh không phải là một người lẩm cẩm đâu. Anh rất khôn ngoan nhưng đă tính toán lầm. Dựa vào một danh nghĩa lớn, anh làm toàn những việc tủn mủn. Cách mạng đấu tranh cho cái thật, anh dựa vào đấy để làm cái giả. Cách mạng yêu con người, anh không biết yêu con người. Cho nên có lúc xung quanh anh như lạnh lẽo toàn là tử khí. Xác chết toát ra thế nào được hơi nóng. Người khỏe mạnh, ai thích đến gần xác chết, kể cả xác chết người yêu. Anh chưa phải là một xác chết hẳn đâu. Thời đại c̣n có thể tiêm thuốc hồi sinh cho anh được. Anh nên sống cho trọn vẹn, cùng với mọi người xây dựng cuộc sống. Người ta sẽ yêu mến anh, anh cũng sẽ biết yêu mến mọi người. Cuộc sống sẽ thú vị biết bao! Tôi nói có vẻ nhà mô phạm lắm nhỉ! Đó là thói quen của nghề nghiệp. Anh hiểu cho ḷng chân thành là quư.

 

Nguyễn Bính
Tỉnh giấc chiêm bao

Chín năm đốt đuốc soi rừng
Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân
Cửa xưa mành trúc c̣n ngăn
Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào
Làng xa bản nhỏ đèo cao
Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng
Anh về, luyến núi thương rừng.
Nhớ em, trời sáng một vừng thủ đô.

Bồi hồi chuyện cũ năm xưa
Gặp nhau lần cuối… trang như lệ nhoà
Thư rằng: “Thôi nhé đôi ta
T́nh sao không phụ mà ra phụ t́nh
Duyên nhau đă dựng Trường đ́nh
Mẹ em đă xé tan tành gối thêu…”

Trăng khuya súng núi gươm đèo
Anh đi, thư vẫn nằm theo bên ḿnh
Lửa sàn nét chữ chênh chênh
Xếp thư đến rách chưa lành vết thương.

Đằm đằm hoa sữa lên hương
Chân anh đương bước giữa đường phố đây
Nẻo hồ, song cửa, lá bay
Sáng trưng bóng dáng bao ngày yêu xưa
Trăm năm đă lỡ hẹn ḥ
Cây đa bến cũ con đ̣ c̣n không?
T́nh cờ gặp giữa phố đông
Em đi ríu rít tay chồng tay con
Nét cười âu yếm môi son
Áo bay nhắc buổi trăng tṛn sánh vai…

Chín năm băo tối mưa ngây
Nước non để có hôm nay sáng trời
Em đi, hạnh phúc hồng tươi
Anh nh́n tận mắt cuộc đời đẹp sao!
Sắc hương muôn nẻo tuôn trào
Tiếc mà chi giấc chiêm bao một ḿnh
Anh về viết lại thơ anh
Để cho bến mát cây xanh đôi bờ
Cho sông cho nước tự giờ
Chẳng c̣n lỡ chuyện con đ̣ sang ngang
Lứa đôi những bức thư vàng
Chẳng c̣n chữ chữ hàng hàng lệ rơi
Chim hồng chim nhạn, Em ơi!
Trên nền gối cưới đời đời yêu nhau.

(8-1956)


*

Lê Đại Thanh
Núi sông đẹp búp hoa qú

Tôi nhớ ngày thơ ấu
Sống tuổi mười hai
Mở mắt suốt đêm dài
Nh́n sao tua rua óng lửa.
Tôi khóc những người xấu số
Cùm xích giong qua nhà,
Họ bắc tay làm loa:
“Đảng Cộng sản Đông Dương vạn tuế!”

Tṛng mắt tôi vụt lóe
Bóng lưỡi lê đâm người,
Tiếng hát nghe sục sôi
Vượt bóng nhà tù cổng đá:
“Công nhân hoàn cầu tất cả
Bẻ xích xiềng đứng lên!”
Tôi nhớ măi ḍng tên
Sáng chói đầu trang báo
Nguyễn Ái Quốc vạch đường chỉ đạo
Nước mắt tôi chảy như mưa
Đêm tôi đứng ước mơ
Hái những v́ sao biếc
Gửi cho mỗi người tù một chiếc
Những người quanh năm không có mặt trời.
Rồi tôi vào đời
Đi theo Cách mạng
Tôi thèm ánh sáng
Tự do
Một lá cờ,
Vào tù
Tôi ước mơ
Có phải em nhỏ hái những chùm sao biếc

Các em hôm nay đi học
Tung tăng
Tóc chảy sau lưng
Làm sóng.
Tà áo màu lụa óng
Nhuộm nắng Thu trong
Các em sống vui không
Đàn chim non Độc lập?

Tôi nhớ ngày cắp sách
Sống tuổi mười lăm
Đi dưới hàng hoa phượng
Buồn đau không dám hé răng.
Các em cười:
Ánh sáng
V́ các em có Đảng
Chỉ đường cho các em đi
Hát cho to em nhé:
“Núi sông đẹp búp hoa qú”.


*

Phác Văn
Tuổi hai mươi

(Gửi Thuư)

- Rực rỡ ǵ bằng mặt trời?
- Đỏ tươi ǵ bằng hoa gạo?
- Trong sáng ǵ bằng sương mai?
- Ríu rít ǵ bằng chim sáo?
Anh chị em ơi!
Chỉ có tuổi hai mươi
Tuổi hai mươi đang sống làm người!...

Hỡi tất cả!
Tất cả tuổi hai mươi
Có ngực nở sinh sôi
Có mắt đen lay láy
Có bàn tay quắt quằn thép chảy
Hăy hôn đi!
Hăy nghiến đi!
Cho chảy máu môi người.
Một tích tắc mà thôi
Ta sẽ hiểu thế nào là sống!
Ta sẽ hiểu thế nào là rung động
Dù đắp đường vác đá nặng ngh́n cân
Dù đạn bom đă xé nát toàn thân
Hồn vẫn sống!
Hồn vẫn sống
Như đường ray ôm gh́ cuộc sống!
Giữ người yêu giữ từ trong mộng.

Vinh quang thay!
Giữa buổi sớm yêu đương
Tuổi hai mươi cuồn cuộn lên đường…

(Một sáng thu Hà Nội – 1956)

*

Trần Duy

Tiếng sáo tiền kiếp


Ven sườn núi Mân có con sông Ô Nan. Dọc băi sông Ô Nan là thôn Hoàng. Thôn Hoàng có một người thổi sáo. Người ấy c̣n trẻ, cả xóm biết chàng từ lâu, nhưng không rơ tên, chỉ quen gọi là người thổi sáo thôn Hoàng.

Thú vật của thôn Hoàng cũng quen với tiếng sáo. Đêm đêm chàng vẫn mang sáo ra bến sông thổi. Nước chảy xoắn lại ở chân cầu; Tiếng sáo như cầm cả nước, và những con thuyền khách trôi bềnh bồng trên ḍng sông.

Đời sống cơ cực của thôn Hoàng đẹp được phần nào, nhờ tiếng sáo của chàng.

Có một hôm, một người lạ mặt đến chơi thôn Hoàng, và t́m đến lều cỏ của người thổi sáo. Vai mang một chiếc đẫy vải sô, bên ngoài buộc lủng lẳng một chiếc sáo trúc, đầu sáo rủ xuống hai hoa tua bằng tơ vàng và hai viên hổ phách, màu đỏ như hai giọt máu tươi. Hai người nh́n chiếc sáo, chào nhau như người quen biết cũ. Đêm hôm ấy hai người đối chuyện nhau. Quá giờ Tư, chuyển sang thổi sáo. Người khách mời người thổi sáo thôn Hoàng. Hết khúc này sang khúc khác, sao hết giờ đổi ngôi, tiếng sáo vẫn c̣n. Sương rơi lộp bộp trên lá, người nghe có cảm giác tiếng sáo gặp khí lạnh của đêm, đọng lại thành châu và ứa ra từng giọt một. Dứt tiếng sáo hai người cùng im lặng, ngồi nghe dư âm của tiếng sáo. Bỗng người khách lạ cất tiếng nói tư lự:

“Chỉ tiếc, không thể đáp lại món nợ này.”

Người thổi sáo thôn Hoàng khiêm tốn:

“E rằng tài thấp không làm vui được ḷng người quư đêm nay chăng?”

Người khách cười:

“Tiếng sáo của nhân thế mà kỳ ảo đến thế là quá rồi. Tôi chỉ tiếc không thành con dế, ngọn cỏ sống bên cạnh lều này để suốt đời được nghe tiếng sáo.”

Người thôn Hoàng lễ phép:

“Đa tạ.”

Khách thở dài:

“Tôi xin chịu thất lễ mà không dám hoạ lại. V́ thổi vào sáo của người, bạc đầu tôi cũng không thể thổi bằng người được, c̣n chiếc sáo của tôi…”

Người khách im lặng, mân mê chiếc sáo buộc vào tay đẫy. Người thổi sáo thôn Hoàng xin phép được xem. Người khách ngập ngừng đưa, hai tay vẫn giữ hai đầu sáo. Người thôn Hoàng ngạc nhiên:

“Chiếc sáo quư quá thật rồi!”

Khách lắc đầu thở dài:

“Chỉ sợ làm khổ nhau suốt đời thôi.”

Người thôn Hoàng như hờn dỗi trả lại chiếc sáo, im lặng nh́n trời. Trời sâu thăm thắm, ḷng chàng như có lửa đốt cháy.

Xưa nay sống ăn quả cây, uống nước suối, ở lều cỏ, ngủ ổ rơm, người nghệ sĩ thôn Hoàng không bị giày ṿ v́ một hoài băo nào, chưa khổ v́ một ước mơ dù lớn dù nhỏ.

Chỉ đêm nay chàng khổ, v́ đời chàng đă có một khát vọng đó là chiếc sáo của người khách lạ…

Sao rua đă ngả về nam. Vạc đă bắt đầu bay ngược sông Ô Nan. Thuyền chài thức dậy đă lên lửa, tiếng gơ vào mạn thuyền vọng qua núi Mâu và vang về thôn Hoàng! Sương vẫn c̣n rơi: tiếng sáo lúc đầu hôm như chưa tan hết, c̣n giọt lại mấy giọt sau cùng…

… Bỗng người khách lạ đứng dậy, đưa sáo lên thổi… Tiếng sáo ngân từ trong ḷng trúc, nghe rất nhỏ… Tiếng sáo vút lên, dồn dập. Tiếng sáo càng như thắt ḷng, năo nuột; người thổi sáo thôn Hoàng rùng ḿnh, tiếng sáo như lưỡi dao mỏng lùa vào xương tuỷ, lóc từng thớ gân một, chàng rợn người v́ cảm xúc, lạnh buốt cả mười đầu ngón tay, sởn da gà, mồ hôi ở trán vă ra, chảy từng giọt.

Và tiếng sáo dừng bặt. Im lặng. H́nh như sau tiếng sáo, cây cỏ, đá hoa đều tan đi cả, chỉ c̣n lại một thứ: đó là một nỗi buồn. Cái buồn thấm thía, từ đời kiếp nào kéo về.

Người khách thổi xong, gục đầu xuống chiếc sáo khóc nức nở. Người thôn Hoàng cũng thấy tiếng khóc ấy bắt đầu ở tâm hồn ḿnh.

Khách cất sáo vào đẫy phân trần:

“Cuộc vui đêm nay v́ tiếng sáo hoá thành buồn vạn thuở.”

Người thổi sáo thôn Hoàng nằn ń xin kết bạn, cùng ra đi giang hồ.

Khách hỏi:

“Chủ nhân đi đâu?”

“Ta đi theo tiếng sáo.”

Khách đáp:

“Tiếng là khí, tan trong gió, khách theo thế nào được!”

Chủ nhân trả lời:

“Ta sẽ tan trong gió, quyện vào khí để theo tiếng sáo.”

Khách cười:

“Ta chưa hề gặp người nào yêu sáo như chủ nhân.”

Chủ nhân đáp:

“Ta chưa hề gặp người nào thổi sáo như thần sầu, quỷ khóc như khách.”

Khách thở dài:

“Sáo hay không phải tại người thổi…”

và kể:

“Tổ phụ ta chết đi để lại chiếc sáo này. Tổ phụ ta xưa vốn là người yêu sáo. Một đêm mưa gió một người khách xin ghé núp mưa. Người ấy và tổ phụ ta thức suốt đêm nói chuyện về sáo. Tổ phụ ta thổi sáo, người ấy đánh nhịp, tỏ ra là một người rất sành về sáo. Bất chợt người ấy hỏi:

‘Ông đă biết rừng Tĩnh Tước chưa?’

Tổ phụ ta trả lời chưa; người ấy kể:

‘Tĩnh Tước là một khu rừng cách đây vài ngh́n dặm. Hàng năm tiên xuống một lần lấy trúc về làm sáo cho Quảng Hạc. Tiếng sáo thổi vào trúc ấy… có thể lay hồn người chết, đời sống tiền kiếp cũng trở về, thổi vào băi tha ma người chết cậy nắp áo quan trỗi dậy, tiếng khóc chôn chặt từ ngàn đời lại nức nở oà lên… thổi vào núi, đá cây cũng thành nước mắt…’

Tổ phục ta thao thức suốt đêm… Chợt có tiếng sét lớn choàng tỉnh dậy… Người khách lạ đă đi rồi, bỏ quên lại chiếc quạt lá vả. Tổ phụ ta treo lên giá làm kỷ niệm. Một dạo trong thôn, về tiết xuân, bướm ở đâu kéo về lắm quá, muôn mầu, nhởn nhơ. Rừng và băi cỏ như nở hoa… Hết mùa, bướm lại bay đi… Lúc tổ phụ ta nh́n lại giá, th́ chiếc quạt lá vả cũng mất từ bao giờ.

Từ hôm tổ phụ ta nghe câu chuyện sáo ấy, người trở nên âu sầu, bỏ ăn bỏ ngủ, đi lang thang khắp xóm, gặp ai cũng hỏi khu rừng Tĩnh Tước. Mọi người đều cười. Tổ phụ ta nói:

‘Khu rừng ấy cách đây vài ngh́n dặm.’

Vài ngh́n dặm quanh đây là chỉ rừng lá han, lá đụng vào da thịt buốt đến tận óc, biết đâu là rừng Tĩnh Tước. Tổ phụ ta bỏ nhà bỏ cửa, ra đi. Đi hàng tuần trăng, hỏi những nhà cụ già sống hơn trăm tuổi nhân trung dài quá ngón tay, họ đều trả lời:

‘Lâu lắm từ lúc lăo c̣n để chỏm trái đào, cũng có nghe xôn xao tên rừng Tĩnh Tước; ở thôn lăo cũng có người say, uống xong hai ché rượu ra đi t́m rừng Tĩnh Tước. Đi từ dạo ấy đến nay chưa về…’

Tổ phụ ta lại cứ đi. Tháng này qua tháng nọ, mùa này qua mùa khác, vẫn cứ đi. Một buổi chiều dừng lại ở một chiếc quán bơ vơ giữa đèo. Quán không có người. Một chốc trời mưa như trút; bỗng có tiếng đẩy cửa, quay lại thấy một người con gái, mặc áo lụa màu khói, đai áo màu thiên thanh, hai dải lụa thắt lưng bằng nhiễu trắng và hồ thuỷ. Đôi mắt lá răm. Tổ phụ ta thoang thoảng ngửi thấy một mùi hương kỳ lạ, không phải là mùi hoa, mùi cỏ. Kẻ sành chơi các loài hoa lan, hoa mộc, nếm các vị cỏ, cỏ ô, cỏ thạch bồ, hương nhu như tổ phụ ta, vẫn cho đó là một mùi hương kỳ lạ.

Người con gái hiểu ư cười:

‘Hương rừng Tĩnh Tước đấy.’

Tổ phụ ta nghe xong lặng điếng người, run lên, chiếc đẫy rơi lúc nào không biết.

‘Rừng Tĩnh Tước ở về phương nào?’

Người con gái chỉ tay trước mặt, không nói.

Trước mặt tổ phụ ta là một khu rừng trúc. Tổ phụ ta ngồi nhớ lại, lúc chiều đến chân đèo, tuyệt nhiên chẳng thấy chung quanh một khu rừng trúc nào, chỉ toàn băi cỏ, bông lau.

Người con gái hỏi:

‘Khách đến đây t́m trúc?’

Tổ phụ ta lại hỏi:

‘Sao chủ quán biết?’

Người con gái cười không trả lời. Một chốc nàng nói:

‘Người tục không nên thổi sáo trúc Tĩnh Tước.’

Tổ phụ ta hỏi:

‘Cớ sao tiên lại thổi được?’

Nàng cười:

‘V́ tiên không có tiền kiếp.’

Tổ phụ ta lại hỏi:


‘Tiền kiếp là thế nào?’

Người con gái chỉ tổ phụ ta mà cười:

‘Tiền kiếp là những giọt nước mắt trong người khách!’

Nàng tiếp:

‘Tiếng sáo tuy có hay, nhưng hay ǵ mà lại sống những nghiệp chướng đă qua.’

Đêm ấy tổ phụ ta không ngủ được, mới sáng tinh sương đă lội suối lần vào rừng trúc. Thân trúc thẳng đuột, cao chót vót. Cật trúc màu ngà, gân xanh màu ngọc thạch… và vẫn cái mùi hương ở chiếc quán phảng phất trong khu rừng.

Tổ phụ ta đi măi vẫn chưa gặp một người tiên nào đẵn trúc, chỉ nghe tiếng nói xôn xao ở đâu đâu, lúc gần, lúc hiện nghe như trên cao, lúc tưởng như cạnh ḿnh, thỉnh thoảng lại một tiếng cười ngân lên, và vẫn cái mùi hương kỳ ảo quấn quưt quanh người. Bỗng gió bay, tạt tà áo của tổ phụ ta vướng vào một cành trúc, lúc ấy ở bụi trúc vang lên một chuỗi cười, tinh nghịch, tiếng cười không dứt được. Tổ phụ ta cuống lên đưa dao chặt cành trúc. Tiếng cười cứ như thế xa dần…

Tổ phụ ta rùng ḿnh… Phút chốc rừng trúc tan đi từ bao giờ, quanh ḿnh chỉ một lớp sương dày đặc bao quanh, Tiếng nói cười lao xao văng vẳng trên cao nhỏ dần, và mùi hương cũng nhạt bớt. Chợt nh́n lại trong tay vẫn c̣n khư khư một cành trúc.

Tổ phụ ta lần về chiếc quán th́ chân đèo bát ngát, chỉ c̣n băi cỏ và bông lau.


Từ ngày được chiếc sáo ấy, đời sống và tâm t́nh tổ phụ ta thay đổi hẳn. Suốt tháng ngày không rời chiếc sáo. Tiếng sáo càng thổi người tổ phụ ta càng gầy rộc. Có lúc hai tay ôm chiếc sáo khóc hằng giờ. Cứ như thế, thổi xong là khóc, hết khóc lại thổi, ngày này qua ngày nọ, mùa này qua mùa khác, người tổ phụ ta héo hon dần. Suốt ngày không ăn uống, nhắm mật hoa, uống nước mưa cầm hơi, lúc tỉnh lại thổi sao. Tiếng sáo ngày càng sầu thảm lâm ly… Rồi một hôm tổ phụ ta từ trần.

Lúc gần chết, lạnh lên quá rốn mới chịu rời chiếc sáo, chỉ trối lại một câu:

‘Đời ta oan trái v́ tiếng sáo này. Cuộc đời mai hậu đừng nên thổi sáo này; Tiếng sáo tuy hay, nhưng hay ǵ mà lại sống lại những nghiệp chướng đă qua.’

Chiếc sáo truyền từ đời này đến đời nọ, giữ nó như một vật gia bảo oan gia, đời nào cũng xem nó là một di hoạ cho ḍng giống mà không đời nào có ư nghĩ huỷ phá nó đi.

Người thân sinh ra ta, có một hôm nằm mê, thấy chiếc sáo để ở án thờ tổ phụ tự nhiên ngân lên thành tiếng nức nở oán hờn. Người thất thanh hét lên choàng dậy… Lúc ấy chỉ có giông lùa vào liếp, rít qua các lỗ sáo. Từ đấy người sai con cháu lấy nhiễu phong chiếc sáo và buộc bằng dây ngũ sắc vào chiếc án thờ.

Chiếc sáo truyền từ đời này sang đời khác, nằm xuống trối lại với người sống sau chỉ có một câu truyền kiếp:

‘Cuộc sống mai hậu đừng nên thổi sáo này. Tiếng sao tuy hay nhưng hay ǵ mà sống lại những nghiệp chướng đă qua…’’’

Kể đến đây người khách lạ ôm mặt khóc nức nở. Người nghệ sĩ thôn Hoàng cũng nức nở khóc theo, và choàng thức dậy v́ chính tiếng khóc của ḿnh. Người khách lạ đă đi rồi. Lửa chài ven sông đă tắt. Lúc nh́n lại tay, người nghệ sĩ thôn Hoàng giật ḿnh: chiếc sáo của người khách… hai viên hổ phách như hai giọt máu tươi nhỏ xuống!

Từ ngày làm chủ chiếc sáo ấy, đời sống và tâm t́nh người thổi sáo thôn Hoàng thay đổi hẳn.

Chàng bỏ ăn, bỏ ngủ; Mỗi lần thổi lên tiếng sáo, chàng lại thấy tâm tư như có một cái ǵ day dứt. Trước chỉ lấy tiếng sáo làm lẽ sống chính của đời ḿnh, nay v́ có tiếng sáo ấy, chàng thấy khao khát một điều ǵ, hoài tiếc một cái ǵ mà chàng không t́m thấy ở cuộc đời thực tại.

Một hôm lính phủ giải một người tử tội đi qua thôn Hoàng. Hắn là một tên tướng núi ba mươi năm ngang dọc, xem triều thần như một ổ kiến. Chẳng may sa lưới. Hắn bị trói gô đưa ra pháp trường. Từ khi bị bắt đến lúc nghe tin xử tử, hắn chỉ cười. Lính phủ giải hắn qua lều cỏ lúc người nghệ sĩ thôn Hoàng đang thổi sáo. Bỗng hắn thở dài, gục đầu vào song cũi và khóc nức nở.

Tên quan ngục hỏi:

“Mày đă sợ chết rồi ư?”

Người tử tội quắc mắt:

“Lưỡi dao của triều thần chúng mày không làm tao sợ bằng tiếng sáo của người ngồi trong lều cỏ.”

Người tử tội xin gặp người thổi sáo, cúi rạp đầu xuống vấn lễ:

“Nếu người thương cái chết của kẻ sĩ này, người đừng thổi lên tiếng sáo ấy nữa, v́ ta không muốn khóc để lũ chó bọ của triều đ́nh tưởng rằng ta sợ lưỡi gươm của chúng.”

Hôm sau mấy hồi cồng, chiếc đầu lâu người tướng núi lăn xuống đất, người nghệ sĩ thôn Hoàng ngồi thụp xuống khóc. Chàng cất tiếng sáo. Đôi mắt trên chiếc đầu lâu đang trừng trừng quắc thước nh́n bỗng nhắm nghiền lại… Hai giọt nước mắt cuối cùng lăn xuống đôi môi mấp máy như muốn nói một lời ǵ.

Và cũng hôm ấy chàng châm lửa đốt lều cỏ bỏ thôn Hoàng ra đi. Đêm hôm ấy, nước sông Ô Nan xoắn lại ở chân cầu, như chờ nghe tiếng sáo. Hổ báo nằm về nằm lên đống tro của túp lều cỏ, đánh hơi t́m vết chân của người nghệ sĩ… Và từ đấy không ai ở thôn Hoàng c̣n nghe tiếng sáo của chàng nữa.

Cứ đi như vậy, một hôm dừng chân nghỉ ở một ngôi chùa, tấm bia đá dựng ở đầu hiên đă đổ, mưa gió làm vẹt cả ḍng chữ khắc ngày tháng dựng ngôi chùa. Ngôi chùa đổ nát. Cây rừng chen chân giữa sân tam bảo. Rêu xanh um tùm, dày từng lớp như đệm. Người thổi sáo lần qua cửa tam quan, bước vào chùa. Ở đây mấy đời rồi không ai đặt chân đến?

Không khí trong ngôi chùa xanh rờn rợn, như rêu đă bám vào lớp không khí đọng lại ở đấy bao đời. Chàng t́m thấy một góc chùa, phủi sạch mặt bệ ngồi xuống. Chàng nh́n xung quanh. Trên một cái bục, dưới một chiếc khám đổ nát, chàng để ư đến một pho tượng. Lau sạch bụi: Đó là một pho tượng Phật Bà. Trong cảnh hoang vắng ấy t́m thấy h́nh dáng con người, dù chỉ là một pho tượng, chàng thấy đỡ cô quạnh. Trong chỗ tranh tối tranh sáng, pho tượng im lặng như một người đẹp ngao ngán lẽ sống, ẩn vào đây nhập định, môi như mấp máy cầu nguyện một điều ǵ, ngực phập phồng theo hơi thở… Dưới lớp vôi vữa ấy, chàng sờ lên mặt, lên ngực lên tay, tưởng chừng có khí ấm của da thịt người.

Đêm hôm ấy chàng nhặt cành khô, đánh đá châm lửa. Bóng đêm chợt thức dậy… Bóng đêm chưa từng biết ánh lửa đă bao nhiêu đời?

Chàng gối đầu lên chân pho tượng. Pho tượng cúi mặt xuống nh́n chàng. Đôi mắt bằng vôi vữa đêm nay, để lại trong tâm hồn chàng một cảm giác huyền diệu như cái nh́n của đôi mắt long lanh có đồng tử con người bằng xương máu.

Chàng lấy sáo ra thổi. Cái sống quên lăng ở đây đêm nay xao xuyến. Bóng lửa chập chờn nhớ nhung ai? Tiếng sáo cứ đi lóc lách qua từng kẽ lá… Cái ǵ đă trót có một tâm hồn ở đây, đêm nay đều thao thức.

Ánh lửa lụn dần… Giơi thôi bay…

Bỗng chàng thấy ở cuối sân tam bảo có ánh lửa sáng rực. Tiếng sáo nhạc, sanh phách tấu lên. Đám rước đi qua cửa tam quan. Giữa đám rước có một chiếc kiệu, trên chiếc kiệu có một người đàn bà ăn mặc trang trọng, đầu đội mũ lóng lánh kim sa, ngồi bên cạnh một người con gái trạc 18, 19, tóc để đầu đính một cành hoa màu trắng gần đỉnh đầu. Chàng ngờ ngợ như đă gặp người con gái một lần ở đâu rồi. Đám rước dừng lại.

Người đàn bà vén xiêm nhẹ nhàng xuống kiệu, dắt người con gái đến trước mặt chàng ra lệnh cho người con gái cúi đầu làm lễ:

“Xin cảm tạ ơn chàng làm sống lại.”

Chàng hỏi:

“Nàng là ai?”

Người con gái trách móc:

“Vừa gặp nhau ban chiều đă quên rồi ư?”

Người đàn bà ngồi kiệu nói:

“Tiên nữ ta nhờ tiếng sáo người mà hoá kiếp. Nguyên kiếp trước v́ một nghiệp trái phải chết, máu trong người ba năm không tan, nước mắt đọng dưới chân mồ. Ta xót thương tiền kiếp, biến xác nó thành vôi hồ cho thợ khéo nặn thành tượng, cho phách nhập vào rừng Tĩnh Tước, và có hẹn đến khi nào tiếng sáo rừng Tĩnh Tước thổi vào vôi hồ của bức tượng này, nàng sẽ được hoá kiếp. Hôm nay lời hẹn đă thành, để tạ ơn hoá kiếp ấy, ta cho phép tiên nữ sẽ theo người.”

Rồi quay về phía người con gái:

“Ở nhân thế, tiếng cười và nước mắt vẫn phải c̣n. Cuộc đời ngàn năm dù có muốn quên đi vẫn chẳng nguôi được, nhưng sống một ngày với nước mắt vẫn c̣n hơn ngh́n năm với kiếp vôi hồ.”

Dứt lời, người đàn bà lên kiệu, đám rước lại đi xa, đàn sáo nhạt dần…

Lúc tỉnh giấc, ánh nắng yếu ớt rỏ xuống mặt người thổi sáo từ những lỗ mái thủng, một thứ ánh sáng nhạt như phấn hoa.

Nhớ lại giấc mơ chàng nh́n pho tượng… Pho tượng đă mất chỉ c̣n lại trên bệ chiếc hoa sen đắp bằng đất, pho tượng vẫn cầm ở tay.

Lúc nh́n ra cửa, người con gái đă đứng ở đấy. Chàng chạy lại cầm tay cười:

“Hôm qua nh́n nhau chẳng nói được nên lời, hôm nay tay đă nắm được tay rồi.”

Chàng vui vẻ chỉ bục đất:

“Thử ngồi lại lên bệ như cũ xem!”

Người con gái cười:

“Đă ngồi ở đây ngót ngh́n năm, c̣n ǵ phải thử.”

Lúc hai người sắp rời ngôi chùa, người con gái bỗng ngồi xuống bệ nước mắt chạy quanh. Người nghệ sĩ thôn Hoàng hỏi:

“Vui v́ kiếp đời vôi vữa mà luyến tiếc?”

Nàng đáp:

“Dù sao cũng là một cuộc đời đă qua.”

Chàng hỏi:

“Chẳng muốn quên đi được ư?”

Nàng đáp:

“Muốn quên và quên là hai việc không giống nhau.”

Một hôm ngồi cạnh nhau, người con gái nói:

“Chiếc sáo này từ khi gặp nhau, quên mất nó.”

Người thổi sáo ôm vợ vào ḷng thở dài không nói.

Nàng hỏi:

“Đến bao giờ th́ thôi thở dài?”

Người thổi sáo đáp:

“Đến khi nào tiếng sáo và nước mắt của nàng không hoà cùng nhau; v́ ta không bỏ được tiếng sáo nhưng cũng sợ những giọt nước mắt của nàng.”

Từ đó người đàn bà lại thở dài; một hôm nói:

“Thà yêu nhau trong nước mắt c̣n hơn là phải xa nhau.”

Người thổi sáo đáp:

“Chỉ sợ có tiếng sáo rồi chẳng yêu được nhau thôi!”

Nàng cười:

“Sao nỡ xem tâm hồn nhau như chiếc lá, rụng khỏi cành là xong một kiếp?”

Chàng nh́n vợ và nh́n chiếc sáo.

Một hôm dừng lại ở một bến sông. Mây tím ngắt ứ lại, như từng mảng tiết lớn đọng trên trời. Người thổi sáo thôn Hoàng ôm sáo khóc. Vợ đang nh́n bóng mây trôi theo nước, chợt tỉnh hỏi tại sao? Chàng đáp:

“Ta muốn vứt chiếc sáo này xuống ḍng sông.”

Người vợ hốt hoảng:

“Để em thay chiếc sáo.”

Chàng im lặng, hai tay giữ chiếc sáo và vợ lại.

Nàng nói:

“Tiền kiếp có nhất thiết chỉ là nước mắt mà thôi đâu? Tiếng cười và hoa bướm cũng bắt đầu cùng có một lúc với nước mắt và thở dài, cớ sao mà sợ?”

Người thổi sáo lắc đầu nh́n vợ, từ từ đưa sáo lên thổi.

Người con gái rùng ḿnh. Tiếng sáo như một luồng gió lạnh lùa vào xiêm áo nàng. Nàng nghẹn thở, rợn người, lạnh buốt toàn thân. Tiếng sáo tan trong không, thấm vào xương tuỷ. Tiếng sáo đến với nàng như những giọt dấm thanh đổ vào đống xương mục, đống xương lụn xuống dần, ră từng mảng, hơi bốc bay theo khói.

Người con gái ôm ngực khóc nức nở. Người thổi sáo hốt hoảng; nàng thổn thức:

“Tiền kiếp có thể là tiếng cười và hoa bướm, nhưng khi trở về với hiện tại nó vẫn phải về theo cùng với tiếng thở dài và tiếng khóc!”

Tiếng sáo càng lâm ly bao nhiêu, xương thịt người con gái như tan theo với tiếng sáo. Nàng gầy rạc, chỉ c̣n đôi mắt là sáng.

Người thổi sáo có cảm giác mỗi lần thổi lên tiếng sáo, là thổi tan cái khí sống tụ trong người ḿnh yêu.

Chàng mấy lần muốn bẻ cây sáo, người vợ can:

“Đừng nên bắt cuộc sống vô t́nh chỉ có hiện tại mà không có dĩ văng.”

“Nhưng tiếng sáo sẽ giết em.”

“Cuộc đời lúc đă thành dĩ văng trong những tâm hồn, th́ nó cũng thành lời ca, âm nhạc và mầu sắc của những tâm hồn ấy: Có thể có một vài người chết v́ dĩ văng nhưng đừng bắt dĩ văng phải chết v́ một vài người.”

Nàng nắm tay chồng:

“Dù người ấy là em."

Cứ như thế, cho đến khi người con gái kiệt sức. Nàng nắm chặt tay chồng ra hiệu cúi xuống:

"Hôm nay chúng ta xa nhau rồi."

Người thổi sáo nói:

"Tiếng sáo oan trái đă giết em! Sao ta chiều em mà chẳng vứt chiếc sáo đi!"

Nàng không trả lời.

Nhắm mắt hồi lâu, nàng khẽ nói:

"Chỉ tượng bằng gỗ đá vô tri mới giữ nổi nụ cười trên môi đời đời kiếp kiếp."

Người thổi sáo nói:

"Giá cứ để em là pho tượng em sẽ không đau khổ và ta chẳng mất em!"

Nàng cười:

"Em muốn khóc giọt nước mắt đau khổ của con người hơn cười nụ cười của cực lạc của pho tượng đất!"

Người thổi sáo ôm vợ vào ḷng khóc nức nở. Lúc buông tay ra, vợ đă chết từ lâu, xác nhẹ như miếng than trầm.

Chôn vợ xong người thổi sáo lại ra đi. Tiếng sáo càng buồn lâm ly, và chàng lại buồn hơn tiếng sáo.

Một hôm có người khách lạ nghe tiếng sáo lần lại làm quen. Người ấy ngồi nghe quên đi. Người thổi sáo dừng lại hỏi:

"Khách không lên đường?"

Người khách chỉ vào chiếc sáo cười không đáp.

Người nghệ sĩ thôn Hoàng thở dài nh́n chiếc sáo.

Khách hỏi:

"Cớ sao buồn?”

Đáp:

"Ta buồn, v́ c̣n có người yêu tiếng sáo này." Và chàng thuật lại câu chuyện chiếc sáo. Hai người cùng khóc.

Hai người đến đầu xóm Trài. Người nghệ sĩ thôn Hoàng bảo bạn:

“Mệnh ta khó qua khỏi đêm nay.”

Khách ngạc nhiên, chàng nói:

"Đời ta như ngọn đèn cạn dầu, tuy có sáng, nhưng phút chốc tắt ngay được. Nếu ta có chết, xin người đem chiếc sáo này chôn cùng với ta."

Nói xong chàng tắt thở như ngọn đèn gặp gió.

Người khách mang xác chàng ra chôn ở cuối băi cát bồi. Hắn đặt chiếc sáo xuống rồi lại chép miệng lấy chiếc sáo lên dắt vào đẫy, mấy lần như vậy, cuối cùng hắn thở dài chôn chiếc sáo cùng với người nghệ sĩ thôn Hoàng. Ra đi ngót dặm, hắn quay trở lại moi đất t́m chiếc sáo th́ dấu đất mới đào và chiếc sáo đă mất.
 

Nguồn: Giai phẩm mùa Thu 1956 - Tập I. In lần thứ hai. Với sự cộng tác của Nguyễn Bính, Hoàng Cầm, Trần Duy, Quang Dũng, Phan Khôi, Hữu Loan, Trần Lê Văn, Phác Văn, Huy Phương, Lê Đại Thanh, Hoàng Yến. Phụ bản: “Nghỉ trưa" của Nguyễn Tư Nghiêm, in tại nhà in Quảng Nghi do Ngô Quang Thịnh trông nom. B́a của Sỹ Ngọc, in tại nhà in Minh Đức, do Nguyễn Viết Thưởng trông nom. Tranh đả kích của Trần Duy – Bản khắc của nhà Tiến Mỹ, Hiệp Hưng, Tân Hưng. Minh Đức xuất bản, in tại nhà in Xuân Thu Hà Nội. Hoàn thành ngày 29-8-1956, khổ 16x24, 64 trang số in 318, số xuất bản 48. Nộp lưu chiểu tháng 9-1956 tại Hà Nội. Bản điện tử do talawas thực hiện.

( * ) - Giai Phẩm Mùa Xuân
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Thu Tập II
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Thu Tập III
(
* ) - Giai Phẩm Mùa Đông Tập I