Một đời làm Trưởng

Phúc Trung
866406052020

Chương một: Một bước khởi đầu

3. Kỳ Trại đầu tiên

Rồi một hôm để kiểm tra việc học tập các doàn La Hầu La, Thiếu Niên, Thiếu Nữ anh Liên Đoàn Trưởng đă tổ chức một Trại học tập. Sáng hôm ấy, chừng 8 giờ, chúng tôi có mặt tại chùa, mang theo giấy, bút và thức ăn nhẹ, để không phải nấu nướng và bi-đông nước. Tại trụ sở chùa Kim Cương, sau một hồi c̣i hiệu của anh Liên Đoàn Trưởng, chúng tôi bắt đầu t́m dấu đi đường, để đi đến địa điểm trại.

Anh Thục là Trại trưởng, anh chạy chiếc xe Lambretta, phía sau chở theo anh Minh, Đoàn trưởng Thiếu Niên, chúng tôi lên xe đạp và chạy theo dấu đi đường đă t́m thấy. Thỉnh thoảng anh Thục đưa cánh tay trái ra, giữ h́nh thước thợ cử động lên xuống, ấy là thủ hiệu thúc dục đi nhanh lên.

Hồi đó, tôi mới lên Sàig̣n ở hơn 1 năm, tháng đầu tiên tôi ở khu gia binh, sau cất lên Trường Trung Học Chu Văn An ở chỗ Nhà thờ Ngă Sáu Chợ Lớn, hơn tháng sau dời về ở trong con hẽm xế xế trước Rạp Việt Long, lúc đó chưa có đường Trần Quư Cáp nối dài từ rạp Nam Quang ở đường Lê Văn Duyệt, nay là Cách Mạng Tháng Tám, tới Rạp Việt Long, sau đổi thành rạp Thăng Long, ở đường Cao Thắng, sau 2 tháng lại chuyển về ở trong con hẽm đường Lê Văn Duyệt, trước chợ Ḥa Hưng và đầu năm học 1957-1958, tôi dọn vào ở trong khuôn viên Nha kỹ thuật và Mỹ thuật Học vụ số 48 Phan Đ́nh Phùng, nay là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu, xế xế trưởc Đài Phát Thanh Sàig̣n. Cho nên vùng Trương Minh Giản nay là Lê Văn Sỹ vẫn c̣n xa lạ đối với tôi, tôi nhớ có đi qua rạp chiếu bóng bên tay phải, đi qua đường ầy xe lửa và cắm trại ở một nơi có địa danh là “Khu Chuồng Ḅ”, sau nầy rơ ra khu đó về sau có xây Cô Nhi Viện Lâm Tỳ Ni, nhà anh Lạc và chị Loan ở gần đó.

Có lẽ anh Thục có quen với chủ nhà cho nên chúng tôi được sinh hoạt trong một khu vườn nhà. Sau khi đă đến đất trại đầy đủ, Trại trưởng thổi c̣i tập họp Trại sinh lại để phổ biến c̣i hiệu, nội quy trại và chương tŕnh gồm có kiểm tra về Phật Pháp, về chuyên môn tṛ chơi nhỏ rồi trở về chùa Kim Cương giải tán.

Sau khi chia khu vực trại cho các Đoàn, rồi Đoàn trưởng kiểm tra Phật Pháp từng Đoàn sinh, sau đó giờ nghỉ, chúng tôi quây quần lại ăn trưa, chúng tôi ngồi theo từng đội, tấm poncho được trải ra, rồi từng người bày ra thức ăn trưa hôm ấy đă mang theo nào là bánh ḿ, cơm vắt, múi vừng, múi đậu, có anh mang theo ḿ căng uớp ngủ vị hương chiên, bữa ăn khô nên không có món canh nào, nhưng tất cả chúng tôi thưởng thức món ăn rất ngon miệng, vừa ăn vừa chuyện tṛ, có anh kể lại những kỳ trại đă qua, khi anh ta c̣n là Đoàn sinh Thiếu niên, trại đi xa, chơi tṛ chơi lớn, những điều anh ta mô tả đă khêu gợi sự hiếu kỳ của tôi, tôi mong ước có những kỳ trại khác, đi xa hơn, đến những chỗ xa lạ có những phong cảnh đẹp và có những tṛ chơi lớn nào là t́m dấu đi đường, dịch mật thư … sẽ trải qua nhiều cam go tức nhiên có nhiều lư thú, những ao ước ấy gợi cho tôi nhớ lại Hè năm 1956, tôi đă được tham dự một trại Hè kéo dài 21 ngày tại thị xă Vũng Tàu.

Hồi ấy, lần đầu tiên sau khi Bộ Quốc Gia Giáo Dục mua được một miếng đất, trên ấy có 2 dăi nhà lầu 1 tầng giống nhau và thật rộng, xung quanh có tường rào, nơi đó cách Băi Trước chừng 100 thước, cách Chợ chừng 200 thước. Bộ Giáo Dục đă tổ chức Trại Hè Toàn Quốc cho học sinh Trung, Tiểu Học ở miền Nam.

Tôi đă tham dự Trại Hè nầy, nào là đi tàu Hải quân sang Cần Giờ, nào là leo núi lên đỉnh tham quan ngọn Hải đăng và dự một tṛ chơi lớn, bắt đầu từ Trại theo dấu đi đường ra tận Băi Sau để t́m mật thư trên những đồi cát. Thuở ấy Băi sau hoang vắng, không có lấy một căn lều, nói chi là nhà cửa, vài tram học sinh lớn bé theo từng đội của ḿnh, để tham dự tṛ chơi với nhiều hào hứng.

Sau khi người Pháp thi hành Hiệp định Genèvre 1954, Vũng Tàu là căn cứ sau cùng để họ tập kết quân, nơi đây có sân bay quân sự của Pháp, lúc đó c̣n đang hoạt động. Đất nước Việt Nam đang ở vào thời kỳ thanh b́nh, Vũng Tàu với Băi Trước đẹp, sạch hàng ngày có nhiều người tắm, bờ biển với những cây dương, cây dừa với các Bar là một khung cảnh đẹp khi sáng sớm hoặc lúc chiều tà, nhưng mà đẹp hơn với trên trăng, dưới nước, nhẹ bước trên băi cát thưởng ngoạn cảnh trăng thanh gió mát, những kỳ tham quan núi lớn, núi nhỏ, những buổi tắm ở băi Dứa, băi sau đă mở ra trong tôi những ước ao cho các chuyến đi xa, dự những kỳ Trại lạ cũng là một trong những động lực, thúc đẩy tôi đi sinh hoạt Gia Đ́nh Phật Tử.

Khi bữa ăn trưa chấm dứt, thức ăn cũng vừa hết, chúng tôi dọn dẹp và nghỉ trưa, nằm dưới tàng cây, gió hiu hiu thổi dễ ru ḿnh vào một giấc ngủ trưa.

Tôi bị đánh thức bởi một hồi c̣i của anh Đoàn trưởng, sau khi rửa mặt, kiểm tra lại đồng phục cho chỉnh tề, từng đội chúng tôi ngồi ṿng tṛn sinh hoạt riêng và từng Đoàn sinh một được anh Đoàn trưởng gọi tên, đến tŕnh diện anh với sợi dây, làm những Gút đă học qua để kiểm tra, sau phần kiểm tra chuyên môn của từng Đoàn đă xong, anh Trại trưởng thổi c̣i hiệu tập họp quay ṿng tṛn, theo dấu hiệu hai tay anh khoanh trước ngực, Trại sinh vừa nắm tay quay ṿng tṛn vừa cất tiếng hát:

“Nào chúng ḿnh ra quay một ṿng hát mà chơi …”

Khi ṿng tṛn đă được người nọ nắm tay người kia quay một ṿng tṛn đều, và tất cả Đoàn sinh đă tham gia đầy đủ, một c̣i hiệu nổi lên chúng tôi ngưng hát và dừng lại. Anh Trại trưởng tuyên bố đây là phần tṛ chơi nhỏ và giao quyền điều khiển cho anh Minh, anh Thục bước ra, anh Minh bước vào thay chỗ anh Trại trưởng bắt giọng ngay một bài hát.

“Chúng ta là chim…..” rồi anh tiếp theo tṛ chơi “Đốt pháo”, anh móc từ trong túi quần sọt ra một chiếc khăn tay, cầm một góc khăn ở tay mặt, anh hướng dẫn trước rồi bắt đầu tṛ chơi, anh đứng yên một chỗ, đầu tiên anh quay chiếc khăn ở dưới thấp gần mặt đất, chúng tôi vổ tay nhỏ, khi anh quay từ từ lên cao, chúng tôi vổ tay to hơn, khi chiếc khăn lên khỏi đầu chúng tôi vổ tay thật to, anh quay chậm chúng tôi vổ tay chậm, anh quay nhanh chúng tôi vổ tay nhanh và khi anh hất mạnh chiếc khăn lên khi nó ở trên cao, mọi người cùng hô to “Đùng !”, ấy là chiếc pháo đă nổ.

Sau đó, anh Đoàn Trưởng của chúng tôi cho chơi tṛ chơi đi du lịch bằng xe lửa. Bắt đầu từ thành phố Savanakhet, qua thủ đô Lào Luangprabang, qua cố đô Huế, cuối cùng dừng lại tại Ga Bến Thành, chợ Sàig̣n.

Mỗi nơi xe lửa đi qua đều có âm thanh của địa danh ấy và chúng tôi nhịp nhàng nói theo anh để diễn tả xe khởi chạy, xe chạy nhanh, xe kéo c̣n và xe đến chỗ dừng lại.

Anh bắt đầu, chúng tôi nói theo sa-va-na-khẹt, sa-va-na-khẹt (giọng chầm chậm v́ xe mới bắt đầu chạy). Tiếp theo Lu-ang-bra-băng, lu-ăng-bra-băng (giọng nhanh v́ xe đă chạy nhanh). Huế (hét to và kéo dài – xe kéo c̣i). Sài-g̣n, Sài-g̣n (giọng chậm, từ từ - xe về đến Ga sắp sửa ngừng).

Tṛ chơi nọ tiếp theo tṛ chơi kia, xen lẫn những bài hát cho đến khi hết giờ, chúng tôi được giải tán, để từng Đoàn trở lại chỗ của Đoàn minh, để thu dọn đồ đạc và quét nhặt rác cho sạch sẻ, trước khi rời khỏi đất trại.

Sau khi anh Trại trưởng đi kiểm tra lần chót, khu đất trại đă quét dọn sạch, anh thổi c̣i hiệu, chúng tôi lên xe đạp, đạp trở về chùa Kim Cương. Về đến sân chùa, từng Đoàn tập họp theo đội h́nh hàng dọc để kiểm điểm và từng Đội báo cáo số Đoàn sinh đă về đủ, một c̣i hiệu nổi lên, chúng tôi tan hàng và lại nắm tay nhau quay ṿng tṛn để “Dây Thân Ái”, trước khi chấm dứt một buổi sinh hoạt của Gia Đ́nh.

Tay mặt để lên tay trái, nắm lấy tay của hai người bên cạnh, tiếng hát nổi lên từ anh Liên Đoàn Trưởng, chúng tôi hát theo, hai tay nhịp nhàng lên xuống theo tiếng hát: “Giây thân ái lan rộng muôn nhà, tay sắp xa nhưng tim không xa. Vui tươi ta hát trong ḷng nhớ ḷng. Dù cách xa ngàn dặm nhưng gần. Gang thép ta chia tay đừng buồn.”

Thật vậy, sau khi “Dây thân ái” xong mọi người sẽ ra về, tuy xa nhau nhưng những giờ phút thiêng liêng của buổi lễ Phật, vui tươi khi hát hay chơi tṛ chơi nhỏ, luôn luôn làm cho người Đoàn viên nhớ đến các sinh hoạt đó, thấy gần gủi nhau luôn và trông chờ cho đến Chủ nhật để đến chùa, người xưa thường nói “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Câu ấy rất đúng cho người già, nhưng mà trẻ ngày nay nhờ có Gia Đ́nh Phật Tử cũng vui chùa vậy.

Trên đường về, tôi bỗng thấy ḿnh cô đơn, tôi hối tiếc thời gian vừa mới trải qua, tôi muốn quay lại chỗ cũ để t́m lại cái ǵ đă mất, chính nó đă để lại trong tâm hồn tôi nhiều h́nh ảnh linh hoạt, thân thương, nay bỗng vụt mất đi, để lại trong tôi sự trông vắng, cô đơn, cho nên tôi ấp ủ mong chờ ngày giờ qua mau, để đến ngày Chủ nhật, tôi mặc lại bộ đồng phục, đi tới chùa lễ Phật và sinh hoạt, gặp lại những người bạn, hít thở sống trong khung cảnh Đạo vị, vui tươi.

Vào dịp lễ Thành Đạo vào ngày 26 tháng Giêng năm 1958, Giáo Hội Tăng Già Bắc Việt Tại Miền Nam, trụ sở đặt tại chùa Giác Minh số 578 Phan Thanh Giản Sàig̣n, có tổ chức một buổi lễ tại rạp Thanh B́nh, sau đổi thành rạp Quốc Tế đường Phạm Ngũ Lăo, Quận 2, Sàig̣n, chương tŕnh buổi lẽ gồm có Thuyết Pháp về Ư nghĩa lễ Thành đạo và văn nghệ giúp vui.


Đoàn La Hầu La và Thiếu Niên trước rạp Thái B́nh tại đường Phạm Ngũ Lăo, Sàig̣n 2.

Để chuẩn bị cho ngày lễ, chúng tôi tập văn nghệ gồm các bài đơn ca, hợp ca, vũ. Tôi được anh Nghĩa phụ trách phần văn nghệ chọn vào trong ban hợp ca độ hơn 20 người, gồm các Đoàn sinh Đoàn Thiếu Nữ, Thiếu Nam và La Hầu La. Ban hợp ca tŕnh diễn 2 bài hát, một bài Xuất gia và bài Thành đạo. Giọng của tôi nào có được ǵ, nhưng đây là hợp ca và chia thành nhiều bè.

Lần đầu tiên đứng trên sân khấu, nh́n xuống 1200 khán giả, ḷng tôi hồi hộp vô cùng. Tôi chợt nhớ tới giờ học Pháp văn, ông giáo sư kể chuyện vui là có một anh kia lần đầu tiên bước lên sân khấu, hồi hộp quá không nói được, nên có người dạy anh ta rằng, lúc ra sân khấu thấy khán giả đông quá th́ hăy coi họ như củ khoai từ, như vậy ḿnh mới b́nh tĩnh được, rồi khi anh ta bước ra sân khấu, anh ta hồi hộp quá và để trấn an ḷng ḿnh, anh ta nhớ lời dặn của người kia, bèn mạnh dạn nói:

“Kính thưa quư vị, tôi coi quư vị như củ khoai từ …”

Chuyện vui của vị giáo sư Pháp văn làm cho tôi bớt lo sợ và thêm vào đó, cả ban hợp ca đông người cũng giúp thêm phần an tâm cho tôi.

Thế rồi tôi cất tiếng hát theo nhịp điều khiển của anh Nghĩa, sau nầy đôi lúc bỗng dưng tôi nhớ lại và hát một vài câu:

“Đên Ấn Độ b́nh an, trên khắp trời ầy sao, vườn mênh mông hoa lá Thích Ca ra đời …”

Cho đến nay, đó là lần duy nhất tôi đă đứng trên sân khấu tŕnh diễn văn nghệ, trước đó vào năm 1956, đi Trại Hè học sinh ở Vũng Tàu, tôi có tham gia tŕnh diễn vở kịch “Ba chàng trai đi hỏi vợ”. Nhưng khi diễn phúc khảo đă bị loại, v́ các diễn viên đóng không tṛn vai.

Về mặt văn nghệ th́ cũng có một số Đoàn sinh ưa thích ưa thích văn nghệ, để được lên sân khấu tŕnh diễn, nhưng mà sau mùa văn nghệ nào cũng vậy, có những chuyện mâu thuẩn xảy ra, nào là giận hờn nào là tập rất công phu rồi không được tŕnh diễn, nào là chọn người nọ, bỏ người kia và đưa đến kết quả có một số Đoàn sinh bỏ sinh hoạt sau buổi văn nghệ, bởi v́ với họ văn nghệ là chính, chớ họ chưa được hiểu rằng văn nghệ chỉ là một phương tiện để đưa người Đoàn sinh đến cứu cánh tu học.

Trở lại bài 2  -  Xem tiếp bài 4