Những Ngày Ở Việt Nam Năm 2011
Về tới Việt Nam
Sách vở và bạn bè và Ngày Nhà Giáo 2011
Ra Hà Nội thăm phố phường tham quan Vịnh Hạ Long
Về tới Việt Nam
Năm 2010, chúng tôi mua vé về Việt Nam nhưng nhà tôi bị bệnh phải vào bệnh viện hai hôm, các bác sĩ t́m ra bị suy thoái cột sống, phải uống thuốc và điều trị Therapy, nên lần đó chúng tôi trả vé.
Năm nay, tôi mua vé về một ḿnh để thăm người anh kế bị tai biến mạch máu năo lần thứ ba, phải nằm một chỗ, không nói năng được và cũng để tham dự ngày Nhà giáo do các em cựu học sinh tổ chức.
Ngày 17-11-2011, chúng tôi rời Louisville đáp chuyến bay sang Chicago, từ đó đáp chuyến bay đến phi trường trung chuyển Narita ở Tokyo Nhật Bản, tại đây do bộ phận khám xét chỉ có 3 máy mà người quá đông, nên khi chúng tôi được khám xét xong, hộc tốc đến cửa 57 lên máy bay, các cô tiếp viên cho biết cửa máy bay đă đóng, yêu cầu tôi t́m quày vé kết nối, để họ giải quyết.
Chuyện trễ máy bay là thường, nhưng tôi không có cách để liên lạc ở Việt Nam hay ở nhà, cho gia đ́nh biết tôi đang trễ chuyến bay. Phi trường Narita là phi trường quốc tế, nhưng trên Computer thông báo các chuyến bay đi và đến, đều hiển thị bằng chữ Hán, cho nên tự ḿnh không thể đọc được các thông tin, nhân viên quày vé, bán hàng ở các cửa hiệu đều nói được tiếng Anh, nên hỏi thăm cũng dễ.
Ở quay vé, lúc đó vào buổi chiều, chỉ có một người khách cũng bị trễ chuyến bay đi Taiwan hay lục địa, là phụ nữ trung niên h́nh như không rành tiếng Anh, hai rồi ba nhân viên làm việc tất bật chỉ để giải quyết cho chị ấy và tôi, rồi chị ấy được một nhân viên khác đến, hướng dẫn chị ấy đi theo.
C̣n lại mỗi ḿnh tôi, trước tiên cô nhân viên phụ trách cho biết tôi sẽ được đi Bangkok rồi từ đó vào Việt Nam, tôi nghĩ như thế ḿnh được đi tiếp, không phải ngủ lại ở Tokyo, cô ta vẫn iếp tục dùng điện thoại, gơ máy vi tính vội vàng lại phải trao đổi với nhân viên khác về hành lư kư gửi của tôi.
Cuối cùng cô ta trao cho tôi 2 tấm vé, một cho hành lư kư gửi và một cho vé chuyến bay ở cổng số 11, sẽ lên máy bay lúc 6 giờ 30, nh́n đồng hồ đă hơn 6 giờ rồi nên tôi hấp tấp đi t́m cổng để lên máy bay, Cổng 11 là cổng khác hướng với cổng 57 vừa rồi.
Khi t́m được cổng lên máy bay, thấy vắng khách tưởng họ đă lên máy bay hết rồi, các cô soát vé cho biết phải đến quay vé để lấy vé lên tàu, tôi bị đi tới đi lui cũng thấy bực ḿnh, nên bảo họ làm ơn hướng dẫn tôi đến quay vé, một cô giúp ngay đưa tôi đến quày vé, bấy giờ tôi mới biết là hăng máy bay United Airline đă chuyển tôi sang VietNam Airline để đi thẳng về Sàig̣n, không phải đáp chuyến bay của UA qua Bangkok, tôi nghĩ như vậy ḿnh về tới nhà nhanh hơn, tuy có chậm trễ đôi chút. Khi có vé lên tàu, trở lại cửa họ bảo chờ v́ chưa đến giờ, nh́n mấy hàng ghế chỉ thấy lèo tèo có vài hành khách ngồi đợi. Tôi lấy làm lạ, chuyến bay từ Chicago đi Tokyo của hăng United Airlines bằng Boing 747-400, tức nhiên nó chở không dưới 400 khách, sao chỉ có ḿnh tôi đi Việt Nam, dĩ nhiền những lần trước trạm trung chuyển của tôi là Hồng Kông, lần này tôi mua vé trước đến hơn hai tháng, nên không thể vi hết vé mà phải đi qua Narita, hơn nữa tôi lên mạng xem thấy vé đường Hồng Hông Sale chỉ có $801.00. Chuyến về th́ tôi sẽ ghé trạm trung chuyển ở Hồng Kông.
Trong khi chờ đợi lên máy bay, nhớ lại sáng sớm hôm nay tôi đă đi chuyến bay do một nữ phi công Mỹ lái, đáp xuống phi trường Ohare ở Chicago rất êm ái. Chuyện trễ chuyến bay th́ tôi đă thường bị, vất vả nhất là lần đầu tiên đến Mỹ năm 1991, đă phải ngủ qua đêm tai Holiday Inn ở Mineapolis.
Khi hành khách đă lên máy bay hết rồi, tôi thấy máy bay rộng thênh thang, vắng vẻ bởi v́ nó có thể chứa 16 chỗ hạng nhất, 144 chỗ hạng thường, tổng cộng 160 chỗ, nhưng chuyến bay này chỉ có 13 hành khách với 6 tiếp viên, ngưuời ta bán vé phân bố ra, cứ một người ngồi một hàng ghế 6 cái ghế, bỏ hai hàng lại tới một người ngồi, cứ như vậy từ trước ra sau. Tôi hỏi một tiếp viên trưởng, nam giới, về chiếc phi cơ, anh ta cho biết:
- Đây là phi cơ Airbus 310, mới nhận chẳng bao lâu, sức chở hành khách trên 160 người, chuyến bay đầu tiên liên doanh với Nhật, ngoài anh ta ra c̣n có 5, 6 cô tiếp viên mặc đồng phục áo dài đỏ.
Trước khi phi cơ cất cánh, phi hành đoàn giới thiệu loại phi cơ, chuyến bay, lộ tŕnh bay ghé Đài Loan 1 tiếng đồng hồ và về tới Sàig̣n vào lúc 1 ǵờ 20 sáng ngày 18 tháng 11.
Có cô tiếp viên trong khi vui vẻ tṛ chuyện nói:
- Quư khách mua vé ngồi, nhưng chúng tôi đặc biệt dành cho quư khách ghế nằm trong suốt chuyến bay.
V́ chuyến bay cất cánh c̣n sớm, nên một hành khách trẻ từ mấy hàng ghế dưới đi lên ngồi gần tôi chuyện tṛ cho vui trong chuyến hành tŕnh dài 7 tiếng đồng hồ. Hỏi ra được biết anh ta tên là Đào Kim Dương, quê quán ở Phan Thiết, vượt biên được người Nhật nhận cho định cư dă trên 20 năm, đời sống ổn định.
Anh Dương kể cho tôi nghe về gia đ́nh anh ở Việt Nam, gia đ́nh bên vợ ở Úc, về sự huyền nhiệm từ người theo học đạo bùa chú với một ông thầy có 9 bà vợ, cho đến việc anh ta tự nhận xét đó là con đường tà đạo, ṛi anh ta vào một ngôi chùa ở Vũng Tàu, quỳ trước tượng Phật nguyện quay về chánh pháp, tránh tạo ác nghiệp, anh Dương cũng cho tôi biết người Nhật do Minh Trị Thiên Hoàng canh tân đưa nước Nhật tới phú cựng, họ bỏ âm lịch, có tinh thần dân tộc cao, ngoài sân bay và những cửa hàng lớn ở Tokyo, những nơi khác không dùng tiếng Anh, những gia đ́nh quư tộc, giàu có họ vẫn giữ nế sống phong kiến xưa, người chồng trong gia đ́nh là trên hết.
Anh Dưong và tôi đă tṛ chuyện suốt chuyến bay, anh cho biết phi cơ ghé Đài Loan lấy nhiên liệu v́ không đủ bay về Sàig̣n, đó là do người bán vé bạn của anh cho biết trước.
Phi cơ đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất nhẹ nhàng, êm ái, không thể không so sánh c̣n êm ái hơn cô nữ phi công Mỹ đáp xuống Chicago vào chuyến bay buổi sáng nay, nh́n đồng hồ tay chỉ đúng 1 giờ 20 phút, phi cơ đậu ở một băi xa, hành khách phải lên xe bus chạy vào nhà ga. Đến nơi nhà ga “cửa đóng then cài”, hành khách phải đứng ngoài lóng nhóng chờ đợi người phụ trách mở cửa.
Đă quá nửa dêm, sân ga vắng lặng, ánh đèn hiu hắt, đặt chân đầu tiên về tới quê nhà, cảnh ấy ḷng thấy buồn hơn vui, hành khách uể oải đợi chờ, ai cũng muốn ra về sớm, đợi lâu có người sốt ruột càu nhàu đă muốn văng tục, hơn mười phút sau mới có nhân viên uể oải tra khóa vào mở cửa.
Lúc tŕnh giấy tờ cho công an ở cửa khẩu của phi trường, tôi mới thấy hai phi công chắc là người Việt Nam, nhớ tới tôi đă đọc tin ở đâu đó, có chuyến bay Việt Nam tới Hàn quốc, phi công loạng quạng khi đáp xuống, nhân viên không lưu nghi ngờ yêu cầu phía Việt Nam kiểm tra, hóa ra phi công ấy người nước ngoài dùng giấy tờ giả mạo, mới bay có mấy giờ, anh ta bỏ trốn trước khi bị bắt. Đó là hảng máy bay Việt Nam, tôi quên tên nhưng không phải VietNam Airlines.
Khi lănh hành lư kư gửi, tôi cứ nghĩ hành lư của tôi đă đi theo máy bay United Airlines, một anh nhân viên ở đó đề nghị giúp lấy hành lư cho tôi, anh ta bảo cứ chờ xem có thể hành lư đă chuyển theo VietNam Airlines, tôi có dụng ư nhờ anh ta một là như ông bà ta nói “Có con nhờ con, có của nhờ của”, với 2 hành lư mỗi cái 50 pounds, không phải là nhẹ nhàng ở tuổi trên 70, hai là nhờ anh ta dùng điện thoại di động gọi về nhà báo tin tôi đă về tới, để con rể tôi rước hoặc đi taxi về. Nhờ vậy tôi liên lạc được với con gái tôi, được biết con rể tôi vẫn c̣n chờ bên ngoài phi trường, từ 10 giờ đêm cho đến gần 2 giờ sáng. Tôi nhận hai hành lư từ băng chuyền của chuyến VietNam Airlines.
Lúc c̣n trên phi cơ, không thấy tiếp viên đưa tờ khai Hải quan, tôi hỏi họ cho biết nếu có mang tiền 100 ngàn đô trở lên th́ khai, c̣n không th́ thôi.
Lúc đem hành lư đến Hải Quan để chạy qua máy khám xét, một nhân viên nhận Passport để ghi vào sổ sách, hỏi tôi:
- Bác có ǵ phải khai không?
Tôi tự nghĩ: “Có ǵ ?” là cái ǵ ? Người ta giảm chuyện giấy tờ, bỏ bớt chuyện phải kê khai có hợp lư không ? V́ có tờ khai mới cho người ta biết cái ǵ phải khai và cái ǵ khỏi khai, c̣n hỏi có cái ǵ phải khai không ? Làm tôi nhớ tới anh bạn tôi cho biết, khi anh ta tŕnh giấy tờ cho công an ở cửa khẩu này, anh công an ấy hỏi bạn tôi:
- Bác mới về lần đầu tiên hả bác ?
Bạn tôi trả lời:
- Cũng mấy lần rồi !
Tôi cười và giải đáp cho bạn:
- Anh ta hỏi “đầu tiên” có nghĩa là nhắc khéo anh “tiền đâu” đó mà !
Tôi trả lời nhân viên Hải quan:
- Tôi có mang về 2 cáp Laptops, một để tôi dùng và một cho thằng cháu ngoại.
Anh ta nói ngay:
- Vậy là bác dư một cái. Cho đi bác !
Mọi lần đi với nhà tôi, chuyện tŕnh giấy tờ cho Công an, Hải quan đều do nhà tôi làm lấy, tôi như khách nhàn du, lần này đi một ḿnh nhà tôi cẩn thận hướng dẫn tôi phải làm chi, khi qua công an và Hải quan, nên tôi trả lời:
- Trong passport đó!
Anh ta cầm Passport lên xem, rồi mở hộc tủ ra, tôi nh́n thấy trong đó ngổn ngang những tờ giấy xanh. Anh nhân viên phi trường từ nảy giờ giúp tôi, nói:
- Rồi! Đi đi bác!
Anh ta khiêng 2 hành lư và tôi bỏ 2 xách tay cho chạy qua băng tải khám xét, tôi đi qua đầu bên kia máy để đón nhận, thấy một người khách nói với nhân viên Hải quan ngồi xem máy khám xét:
- Cái đó hư rồi tôi đem về sửa!
Tôi không nghe nhân viên khám máy nói chi, hành lư của tôi vừa chạy qua, tôi lấy hành lư bỏ lên xe đẩy, thấy anh ta nh́n tôi định nói chi, anh nhân viên đă xem Passport của tôi bước tới máy nói chi đó, tôi lấy xong hành lư, vẩy tay chào cả hai rồi đẩy xe đi ra, tôi c̣n nghe tiếng nói của nhân viên khám máy ở sau lưng, tôi không hiểu nói với tôi hay là với anh chàng đem máy hư về sửa chữa!
Ra tới ngoài, gặp ngay con rể tôi c̣n chờ:
- Thưa cha mới về! Con vẫn đợi v́ biết cha bị trễ chuyến.
Vậy là tôi đă về tới Việt Nam, chuyến bay bị trễ, tôi đă được học hỏi thêm nhiều chuyện, nhớ lại lần đầu rời khỏi Việt Nam cũng đi VietNam Airlines bằng máy bay của Liên Xô, nay trở lại cũng VietNam Airlines nhưng là Airbus của hăng Hàng không Không gian Châu Âu chế tạo, cũng bị trễ chuyến như nhau.
Về tới nhà con gái, tôi phải đi ngủ ngay v́ ngày mai có hẹn với anh chàng Trần Đ́nh Hùng, tối dự tiệc với một số bạn, ngày mai đi Long Xuyên, ngày mốt trở lại Sàig̣n dự cuộc họp mặt với các em học sinh của tôi.
11-12-2011